Phẫu thuật áp lạnh là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong điều trị ung thư. Phương pháp này giúp tiêu diệt các khối u nằm ở vị trí không thể phẫu thuật loại bỏ triệt để được hoặc các khối u di căn.
Bạn đang đọc: Tổng quan về phẫu thuật áp lạnh và ứng dụng trong điều trị ung thư cổ tử cung
Phẫu thuật áp lạnh nhằm tiêu diệt các khối u được ứng dụng và đã góp phần tăng tỷ lệ thành công trong trong điều trị bệnh ung thư. Phẫu thuật áp lạnh không chỉ để tiêu diệt khối u trước phẫu thuật cắt bỏ mà còn giúp tránh được các nguy cơ phát tán tế bào ung thư sau phẫu thuật. Hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.
Contents
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư là gì?
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư là một phương pháp sử dụng nhiệt độ cực lạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được tiến hành bằng cách đưa trực tiếp khí lạnh vào khối ung thư thông qua một cây kim mỏng. Khi khí lạnh được đưa vào sẽ trực tiếp làm đông lạnh các mô, sau đó mô được phép rã đông. Quá trình làm đông lạnh và rã đông được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cùng một liệu trình điều trị.
Phẫu thuật áp lạnh cũng được áp dụng để làm giảm thiểu các cơn đau hoặc các triệu chứng khác do tình trạng ung thư di căn đến xương hoặc cơ quan khác.
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư cũng được gọi bằng những cái tên khác như phẫu thuật lạnh, liệu pháp áp lạnh hoặc phương pháp áp lạnh qua da.
Phương pháp phẫu thuật áp lạnh được áp dụng trong khi nào?
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư có thể được chỉ định khi bệnh nhân không thể áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác. Bên cạnh đó, liệu pháp áp lạnh đôi khi cũng được các bác sĩ lựa chọn sử dụng như một phương pháp điều trị chính cho một số loại ung thư như:
- Ung thư xương;
- Ung thư cổ tử cung;
- Ung thư gan;
- Ung thư thận;
- Ung thư mắt;
- Ung thư phổi;
- Ung thư tuyến tiền liệt.
Điều trị ung thư bằng phẫu thuật áp lạnh được các chuyên gia đánh giá cao và cho rằng đây là phương pháp mang lại nhiều lợi thế hơn so với xạ trị và phẫu thuật. Liệu pháp áp lạnh là một thủ thuật hiện đại và ít xâm lấn.
Ngoài ra, phẫu thuật áp lạnh còn có những ưu điểm khác có thể kể đến như:
- Bệnh nhân sẽ mất ít máu;
- Thời gian nằm viện sẽ ngắn hơn;
- Thời gian phục hồi ngắn hơn;
- Bệnh nhân ít bị sưng và đau hơn so với phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Thêm vào đó, phương pháp này có thể được áp dụng sau khi bệnh nhân ung thư đã thực hiện các phương pháp thông thường khác.
Hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc sâu hơn về việc áp dụng phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung. Mời bạn đọc theo dõi thêm phần tiếp theo của bài viết để hiểu rõ hơn nhé!
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung là một bộ phận nằm bên dưới tử cung và bên trên âm đạo, được bao bọc bởi một lớp mô mỏng tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung bắt đầu phát triển không kiểm kiểm soát. Các tế bào này phát triển một cách nhanh chóng và tạo thành khối u trong cổ tử cung.
Phẫu thuật áp lạnh sẽ sử dụng nitơ lỏng để phá huỷ các tế bào tiền ung thư ở tử cung. Khi các tế bào ung thư bị phá huỷ thì cơ thể sẽ sản sinh ra những tế bào mới khỏe mạnh để thay thế và nhờ đó ngăn ngừa được ung thư.
Phẫu thuật áp lạnh cổ tử cung được tiến hành khi bệnh nhân vẫn trong trạng thái tỉnh táo mà không cần gây mê toàn thân. Quy trình thực hiện áp lạnh cổ tử cung diễn ra rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10 phút là hoàn tất.
Quy trình thực hiện phẫu thuật áp lạnh điều trị ung thư cổ tử cung như sau:
Chuẩn bị bệnh nhân: Người bệnh được hướng dẫn cởi bỏ toàn bộ đồ ở phần thân dưới, sau đó nằm lên bàn khám phụ khoa trong tư thế đặt hai chân lên bàn đạp ở hai bên giống như khi làm xét nghiệm Pap.
Tiến hành phẫu thuật:
- Bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để đưa vào âm đạo người bệnh nhằm tách rộng thành âm đạo.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng máy soi cổ tử cung để kiểm tra cổ tử cung. Điều này giúp bác sĩ có thể quan sát rõ ràng hơn nhằm xác định được tất cả các tế bào bất thường.
- Sau đó, bác sĩ sẽ đưa thiết bị áp lạnh vào bên trong âm đạo và ấn lên cổ tử cung. Lúc này, khí nitơ ở nhiệt độ khoảng -50 độ C sẽ làm lạnh đầu kim loại của thiết bị áp lạnh, làm đông lạnh và tiêu diệt các tế bào ung thư. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhẹ và hơi lạnh ở phần bụng dưới.
- Bác sĩ sẽ giữ đầu của thiết bị áp lạnh trong khoảng 3 phút rồi lấy ra khoảng 5 phút và lặp lại quá trình này liên tục để đạt được hiệu quả cao nhất.
Tìm hiểu thêm: Có nên chữa sùi mào gà bằng thuốc Nam không?
Chăm sóc sau phẫu thuật áp lạnh cổ tử cung
Người bệnh sẽ được hẹn quay lại tái khám để làm xét nghiệm Pap sau 3 – 6 tháng kể từ khi thực hiện thủ thuật nhằm đảm bảo các tế bào bất thường (tế bào ung thư) đã bị phá huỷ hoàn toàn và không phát triển trở lại. Sau đó, người bệnh cần tái khám định kỳ hàng năm để theo dõi và kiểm soát sức khỏe.
Phẫu thuật áp lạnh trong điều trị ung thư cổ tử cung có tỷ lệ thành công từ khoảng 85 – 90%. Nếu sau 3 – 6 tháng vẫn còn tế bào bất thường thì có thể điều trị bằng phương pháp khác.
Nhìn chung, sau khi điều trị bằng phẫu thuật áp lạnh, người bệnh có thể sinh hoạt trở lại bình thường. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được thụt rửa, dùng tampon hoặc quan hệ tình dục theo đường âm đạo trong 2 – 3 tuần sau khi thực hiện liệu pháp áp lạnh để giúp cổ tử cung phục hồi hoàn toàn.
Bệnh nhân có thể tiếp tục uống thuốc tránh thai như bình thường nếu đang dùng.
Trong 1 – 2 tuần đầu tiên sau khi thực hiện liệu pháp áp lạnh cổ tử cung sẽ xảy ra hiện tượng dịch tiết âm đạo xuất ra nhiều hơn, lỏng và hơi ngả vàng hoặc lẫn máu. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi đây là cách mà cơ thể loại bỏ, đào thải các tế bào đã chết.
Những tác dụng không mong muốn
Trong quá trình thực hiện liệu pháp áp lạnh cổ tử cung, người bệnh sẽ có cảm giác hơi đau ở bụng dưới hoặc chóng mặt ngay sau khi thủ thuật được hoàn tất.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề hiếm gặp khi áp lạnh cổ tử cung, bao gồm:
- Ra nhiều máu;
- Nhiễm trùng;
- Ngất xỉu;
- Xuất hiện các triệu chứng viêm vùng chậu nếu mắc phải;
- Bỏng lạnh trong âm đạo.
Cần báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây như:
- Sốt cao;
- Cảm giác ớn lạnh người;
- Dịch tiết âm đạo có mùi khó chịu;
- Bụng đau dữ dội.
Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể hình thành sẹo ở cổ tử cung sau khi thực hiện liệu pháp áp lạnh. Điều này khiến cho cổ tử cung bị hẹp lại và dẫn đến khó thụ thai hoặc khó giữ được thai sau khi mang thai, phải sinh mổ. Đồng thời, hẹp cổ tử cung có thể gây đau bụng dữ dội hơn trong kỳ kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Ăn thịt rắn có bị liệt dương không? Cách phòng ngừa chứng liệt dương hiệu quả
Tóm lại, phẫu thuật áp lạnh là một phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư và cho hiệu quả tốt. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật áp lạnh trong điều trị bệnh ung thư cổ tử cung.