Số lượng răng vĩnh viễn trong hàm răng ở một người trưởng thành là 32 chiếc. Trong đó, răng số 8 được coi như là chiếc răng cuối cùng trong cung hàm. Vậy răng số 9 này sẽ mọc ở đâu? Sự xuất hiện của chiếc răng này gây ra ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
Bạn đang đọc: Răng số 9 là răng nào? Nhổ đi có nguy hiểm gì không?
Răng số 9 có lẽ là chiếc răng nhiều bạn lần đầu được nghe nhắc đến. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin nha khoa răng số 9 là răng nào và giúp bạn trả lời câu hỏi nhổ răng số 9 đi có nguy hiểm gì không.
Contents
Tìm hiểu về chiếc răng số 9
Rất nhiều người ngạc nhiên khi nghe nha sĩ nói có chiếc răng số 9 mọc trong hàm. Thật ra, răng số 9 hay còn gọi là răng khôn thứ 3, rất hiếm gặp, nằm ngay cạnh răng số 8 và có nguồn gốc từ thời nguyên thủy.
Thời cổ đại, cấu trúc giải phẫu cơ thể người khác so với con người hiện nay. Răng khôn thứ 3 là chiếc răng xuất hiện ở hầu hết mọi người trong xã hội nguyên thủy. Răng mọc ở phía trong cùng bên trên cung hàm, tham gia vào quá trình ăn giúp nhai thức ăn cứng, sống, chưa qua các phương pháp nấu chín.
Theo quá trình phát triển của loài người, con người học được cách tạo ra lửa, từ đó thức ăn được nấu chín nên cũng trở nên mềm hơn. Khi lực nhai cần thiết giảm dần, cung hàm răng sẽ giảm kích thước và số lượng răng. Do đó, răng số 9 hiện nay rất hiếm thấy sự xuất hiện trên cung hàm.
Chiếc răng số 9 này, ở một số người chỉ được phát hiện bằng kỹ thuật chụp X-quang. Răng số 9 tác động khá nhiều đến sức khỏe răng miệng nói chung. Do đó, các nha sĩ khi phát hiện thường chỉ định tiến hành loại bỏ chiếc răng này.
Mọc răng số 9 gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng?
Ở thời kỳ hiện đại, cấu trúc khung hàm của con người thường chỉ đủ cho 28 đến 32 chiếc răng. Do đó, các răng khôn nói chung và răng số 9 nói riêng, nếu muốn xuất hiện sẽ phải mọc lệch đi hoặc mọc ẩn ngầm bên dưới nướu.
Bạn thường sẽ xuất hiện cơn sốt, cảm thấy đau nhức hàm khi gặp phải hiện tượng răng mọc lệch này. Cũng ghi nhận được nhiều trường hợp răng mọc nghiêng, đẩy về phía chân răng số 8 khiến cung hàm bị xô lệch.
Bên cạnh đó, vì nằm bên trong cùng trên cung hàm, nên việc vệ sinh cho răng này tương đối khó khăn. Khi bàn chải đánh răng không thể làm sạch thức ăn sót lại trên răng, vi khuẩn sẽ có cơ hội tập trung tại vị trí này. Theo đó, bạn sẽ tăng nguy cơ gặp phải các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,… Nếu không được điều trị dứt điểm kịp thời, sẽ làm suy giảm sức khỏe răng miệng.
Hơn nữa, khi răng số 9 không mọc lên hẳn, mà chỉ nhú lên một phần phía trên lợi, nướu sẽ tạo ra vết nứt. Ở các vị trí này, vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nướu, nguy cơ bị lợi trùm ở chân răng cao. Không chỉ gây đau nhức, mà còn có thể gây cảm giác cộm cộm khi nhai. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chung của bạn.
Tìm hiểu thêm: Nhận biết dấu hiệu đục thủy tinh thể
Răng số 9 xuất hiện phải làm sao?
Răng số 9 khi mọc ẩn bên trong hàm, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hơn cả khi bạn mọc các răng khôn khác. Chính vì vậy, việc nhổ bỏ để loại trừ nguy cơ là cực kỳ cần thiết.
Giống như răng số 8 (răng khôn thứ 2), chiếc răng khôn thứ 3 này không hỗ trợ việc nhai làm mềm thức ăn, cũng như không mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ. Do đó, việc loại bỏ răng số 9 sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ hàm. Hơn nữa, khi được xử lý sớm, giúp phòng ngừa tình trạng lợi bị viêm nhiễm và các bệnh lý răng miệng.
Thế nhưng, vì là chiếc răng hiếm khi xuất hiện trên cung hàm, nên nhiều người không biết quá trình loại bỏ răng có đau hay không. Cùng KenShin giải đáp thắc mắc này và tìm hiểu về quy trình nhổ răng số 9 ngay dưới đây nhé!
Nhổ răng thừa số 9 có nguy hiểm gì không?
Nhiều người lo lắng không biết nhổ răng số 9 có đau không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Răng khôn nói chung là nhóm răng nằm sâu phía trong cùng cung hàm, nên tương đối khá khó tiếp cận, nếu sử dụng những dụng cụ y tế thông thường. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của thiết bị máy móc hiện đại, các nha sĩ hoàn toàn có thể loại bỏ chiếc răng số 9 thừa này một cách đơn giản.
Bạn nên tìm hiểu và chọn các trung tâm chăm sóc nha khoa có chất lượng và uy tín, nhằm đảm bảo việc nhổ răng khôn an toàn và mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là các bước để loại bỏ răng số 9 theo quy chuẩn của Bộ Y tế:
- Bước 1: Tiến hành thăm khám, thực hiện chụp X-quang để xác định tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bạn.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng.
- Bước 3: Gây tê.
- Bước 4: Thực hiện tiểu phẫu loại bỏ răng khôn trong phòng vô trùng.
- Bước 5: Nha sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai nhi mũi tẹt và mối liên hệ với hội chứng Down
Vậy là bạn đã biết được răng số 9 là răng nào và các thông tin liên quan. Răng số 9 khá hiếm gặp, từng là chiếc răng hàm chính của con người nhằm hỗ trợ ăn nhai thức ăn sống, thức ăn thô ở thời nguyên thủy. Việc thực hiện nhổ bỏ răng số 9 giúp đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng, phòng ngừa các nguy cơ viêm và nhiễm trùng.