Đa số chúng ta cho rằng các bệnh lý liên quan đến dạ dày đặc biệt bệnh đau dạ dày, đau bụng đều liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và chế độ ăn uống. Tuy nhiên ít ai nghĩ rằng stress cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày
Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thường xuyên ăn uống không điều độ, mất ngủ,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh dạ dày. Tuy nhiên, stress cũng là lý do khiến bạn mắc bệnh dạ dày. Vậy mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày như thế nào, cùng bài viết dưới đây làm rõ hơn nhé.
Contents
Tìm hiểu về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày
Não bộ và hệ tiêu hóa là hai cơ quan có mối liên hệ với nhau. Hệ tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thần kinh ruột, mà đây là hệ thần kinh giao tiếp với hệ thần kinh trung ương. Khi bạn gặp stress thì hệ tiêu hóa sẽ bị ngưng trệ do hệ thần kinh trung ương bị trì trệ do tắt lưu lượng máu, gây ảnh hưởng đến các cơn co thắt tiêu hóa, giảm tiết dịch nhầy nên dễ dẫn đến bệnh dạ dày, đặc biệt là nhiễm khuẩn HP.
Ngoài ra, khi bạn ở trong tình trạng thường xuyên stress quá mức sẽ khiến kích thích tăng tiết cortisol. Loại hormone này không chỉ làm ức chế phản ứng tự nhiễm bảo vệ dạ dày mà còn làm tăng nồng độ axit HCl và pepsin. Việc pepsin tăng cao đồng nghĩa tăng tính kích thích của trào ngược thông qua việc phá hủy lớp nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản. Từ đó tạo điều kiện để axit HCl tàn phá niêm mạc. Mặc dù không phải trong trường hợp stress nào cũng đều gây ra bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày hoặc viêm đại tràng nhưng stress có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn ngày càng tệ hơn.
Một số triệu chứng đau dạ dày do stress
Không phải ai cũng hiểu rõ mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày. Vì vậy, nhiều người dù xuất hiện các triệu chứng từ sớm nhưng vẫn ỷ y không điều trị đúng cách, lâu dần khiến bệnh tình càng nghiêm trọng. Một số triệu chứng đau dạ dày do stress bao gồm:
- Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua;
- Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường;
- Thường ăn không đúng giờ;
- Người bệnh không có cảm giác thèm ăn, cơ thể mệt mỏi do hệ tiêu hóa làm việc kém;
- Có thể xuất hiện triệu chứng táo bón hoặc tiêu chảy.
Bệnh đau dạ dày phát triển rất nhanh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Lâu ngày, những triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra thường xuyên hơn, thậm chí xuất hiện hiện tượng khó nuốt, nuốt đau sau xương ức, đau tức ngực và khàn giọng. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển gây những biến chứng nguy hiểm như sẹo hẹp thực quản hay ung thư thực quản. Khi bệnh tiến tới giai đoạn nặng hơn, khi đau dạ dày do stress người bệnh thường có những triệu chứng như:
- Đau vùng thượng vị;
- Đau vùng giữa bụng;
- Đau ở vùng bụng dưới bên trái;
- Buồn nôn;
- Xuất huyết dạ dày.
Tìm hiểu thêm: Uống Bảo Xuân bao lâu thì có tác dụng? Cách dùng hiệu quả
Cách xử lý và phòng ngừa bệnh dạ dày do stress
Sau khi tìm hiểu cụ thể về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày. Ắt hẳn chúng ta đã hiểu hơn về mối liên hệ mật thiết giữa các cơ quan trong cơ thể. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn về cách xử lý và phòng ngừa bệnh dạ dày do stress.
Cách xử lý khi xuất hiện bệnh dạ dày do stress
Khi xuất hiện các cơn đau dạ dày do stress, người bệnh nên dùng thuốc đã có chỉ định của bác sĩ để hạn chế cơn đau. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý không cúi gập người, không vận động mạnh hoặc nằm sau khi ăn, không ăn quá no, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua cay, không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… Hạn chế ăn những loại trái cây có lượng axit cao như cam, quýt, bưởi, xoài, cóc,… Không sử dụng các loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi, hành, bạc hà,… vì sẽ gây kích ứng dạ dày.
Đây chỉ là những cách xử lý ngay tức khắc khi xuất hiện bệnh dạ dày. Để điều trị bệnh lâu dài, người bệnh cần xây dựng cho mình một chế độ ăn phù hợp, cân đối công việc và cuộc sống thường ngày. Khi stress, mệt mỏi được hạn chế cùng với lối sống khoa học thì việc điều trị bệnh sẽ tiến triển tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Hội chứng Duncan là gì? Cách chẩn đoán và điều trị hội chứng Duncan
Một số cách phòng ngừa bệnh dạ dày do stress
Dù stress là một vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người, nhưng nếu bạn biết kiểm soát chúng tốt thì sẽ giảm tác động lên hệ tiêu hóa của mình. Một số mẹo để giúp bạn phòng ngừa mắc bệnh dạ dày do stress gây ra như:
- Giải lao sau vài giờ làm việc và hít thở: Sau khoảng vài giờ làm việc, bạn nên ngừng lại công việc một chút và thực hiện hít thở thật sâu, chậm và yên tĩnh trong vòng 1 phút. Bạn điều chỉnh hơi thở sao cho hơi thở chậm, tĩnh lặng và thực hiện thở bằng mũi.
- Tập thể dục thể thao hoặc tập yoga: Cách tuyệt vời để giảm stress là hoạt động thể chất. Khi hoạt động thể chất, cơ thể sẽ giải phóng các chất hóa học endorphin để tương tác với các thụ thể trong não và kích hoạt cảm giác tích cực của cơ thể. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn hãy dành ra 15 phút để tập thể dục thể thao nhé.
- Thăm khám cùng bác sĩ tâm lý: Việc tự mình đối phó với stress kinh niên là điều khá khó khăn. Thay vào đó, bạn hãy đến thăm khám và trò chuyện cùng bác sĩ tâm lý, họ sẽ biết vấn đề ở đâu và có những phương pháp trị liệu phù hợp với mức độ bệnh của bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mối liên hệ giữa stress và bệnh dạ dày. Dạ dày là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ sức khỏe của cơ thể. Việc bản thân suy nghĩ tiêu cực, đầu óc căng thẳng, stress khiến bệnh dạ dày thêm nghiêm trọng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thân của người bệnh. Vì vậy, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh dạ dày, người bệnh nên thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.