Liệu pháp insulin tích cực là gì? Lợi ích của liệu pháp insulin tích cực? Cùng khám phá chi tiết vấn đề đó qua bài viết sau đây của KenShin nhé!
Bạn đang đọc: Liệu pháp insulin tích cực là gì? Những điều cần biết về liệu pháp này
Hiện nay trên thị trường có nhiều phương pháp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, tiêm insulin vẫn là phương pháp điều trị được nhiều người ưa chuộng. Vậy liệu pháp insulin tích cực là gì mà được áp dụng rộng rãi trong y học? Cùng tìm hiểu chi tiết điều đó qua bài viết sau đây.
Contents
Khái niệm về liệu pháp insulin tích cực
Liệu pháp insulin tích cực là phương thức điều trị bệnh được tạo ra nhằm kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể của bệnh nhân. Phương pháp điều trị này đòi hỏi bệnh nhân phải tiêm nhiều mũi insulin và kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể hằng ngày.
Về mục tiêu, người bệnh sử dụng liệu pháp insulin tích cực nhằm kiểm soát lượng đường huyết trong mức lý tưởng là khoảng từ 90 – 130 mg/dL trước bữa ăn; nhỏ hơn 180 mg/dL sau bữa ăn khoảng 2 giờ và chỉ số đánh giá lượng đường huyết trong vòng 3 – 4 tháng hemoglobin A1C phải dưới 6,5%.
Điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực có những lợi ích gì?
Khi sử dụng liệu pháp insulin tích cực, bệnh nhân có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển biến chứng mạn tính của căn bệnh tiểu đường, đặc biệt là các biến chứng về thận, mắt, bệnh tim mạch,… Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, phương pháp này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng ở mắt khoảng 75%, làm giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng ở thần kinh khoảng 60% và ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của các biến chứng ở thận khoảng 50%.
Không những thế, nó còn mang đến nhiều lợi ích khác. Có thể kể đến như kiểm soát tốt lượng đường huyết, cơ thể khỏe mạnh hơn, cân nặng tăng lên và khả năng hoạt động thể lực, làm việc tăng lên,…
Điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực có khó không?
Nếu bệnh nhân muốn kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả bằng liệu pháp insulin tích cực thì bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ sau:
Tiến hành tiêm nhiều mũi insulin
Người bệnh phải tiến hành tiêm 3 mũi insulin trước các bữa ăn và 1 mũi insulin trước khi đi ngủ. Tùy theo điều kiện của mỗi người mà bệnh nhân có thể dùng một insulin pump. Nó cho phép giải phóng insulin vào cơ thể thông qua một cây kim được gắn ở phía dưới phần da bụng. Bơm này sẽ cung cấp liên tục insulin vào cơ thể trước các bữa ăn khi đường huyết có xu hướng tăng lên. Phần lớn người bệnh khi áp dụng phương pháp điều trị này phải ngừng uống các loại thuốc hạ đường huyết.
Tìm hiểu thêm: Nước mũi có mùi hôi ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?
Đo đường huyết hằng ngày
Theo định kỳ người bệnh phải đo đường huyết trung bình khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày. Điều quan trọng là bạn phải thông báo kết quả đường huyết đã đo cho bác sĩ để có hướng điều chỉnh liều insulin thường xuyên và phù hợp.
Tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp
Các bệnh nhân cần tuân thủ theo chế độ ăn và tập luyện do các bác sĩ đề ra. Bạn nên nhớ mọi thức ăn tiêu thụ và mức hoạt động thể lực của bạn đều ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Do đó bạn cần phải ghi nhật ký chi tiết về những gì mình ăn trong ngày và mức độ hoạt động thể lực thế nào để bác sĩ có thể kiểm soát và đưa ra hướng điều trị thích hợp cho mỗi giai đoạn bệnh.
Đối tượng nào có thể sử dụng phương pháp insulin tích cực?
Liệu pháp insulin tích cực đa số được sử dụng cho các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và vài bệnh nhân thuộc tuýp 2. Đối với các bệnh nhân thường bị hạ đường huyết hoặc người bệnh có cơn hạ đường huyết nặng sẽ phải chuyển sang hướng điều trị khác, có thể là điều trị thường quy bằng cách tiêm 2 mũi insulin mỗi ngày.
Phương pháp này cũng không an toàn và không nên áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường là trẻ em, người già, người có bệnh nền về tim mạch hoặc bệnh nhân có nhiều biến chứng nặng. Thực tế việc điều trị liệu pháp insulin tích cực sẽ dựa trên ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sau khi đã khám và đánh giá kỹ tình trạng của người bệnh và đã có sự thảo luận với họ.
>>>>>Xem thêm: Cúm A là bệnh gì? Cách nhận biết dấu hiệu cúm A
Điều trị bằng phương pháp tiêm insulin có rủi ro không?
Điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực có thể gặp một số nguy cơ nhất định:
- Hạ đường huyết quá thấp: Khi người bệnh kiểm soát chặt về lượng đường huyết trong cơ thể thì bất cứ hành động thay đổi nào trong chế độ ăn, chế độ tập luyện,… đều có thể gây hạ đường huyết. Do đó bệnh nhân cần lưu ý các dấu hiệu của hạ đường huyết như mệt mỏi, run tay, đói,… để có biện pháp kịp thời. Các bạn nên đem theo đồ ăn có đường trong túi để sử dụng trong trường hợp này.
- Tăng cân: Khi điều trị bằng cách tiêm insulin để hạ thấp lượng đường trong máu thì đường sẽ chui vào các tế bào xung quanh thay vì thải ra nước tiểu. Lúc này, cơ thể của người bệnh sẽ chuyển glucose trong tế bào không sử dụng hết thành chất béo dự trữ khiến họ tăng cân nhanh chóng. Để hạn chế hiện tượng này, bạn cần có chế độ thể thao thường xuyên và hạn chế ăn uống nhiều.
- Ngoài các nguy cơ trên thì theo nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân đái tháo đường thuộc tuýp 2 khi điều trị bằng liệu pháp insulin tích cực lại có thêm nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, điều này có thể là do những bệnh nhân ở tuýp 2 có huyết áp, cholesterol máu và chất béo cao hơn bình thường.
Liệu pháp insulin tích cực là cách thức kiểm soát đường huyết hữu hiệu. Hy vọng với các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách thức điều trị bệnh đái tháo đường này nhé.