Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?

Trong Y học cổ truyền, lục phủ ngũ tạng có những vùng tương ứng ở chân. Vì vậy, ngâm chân đúng cách cũng là cách để giải tỏa căng thẳng, tăng cường lưu thông máu và cải thiện sức khỏe. Vậy có nên ngâm chân hàng ngày không và cách ngâm thế nào?

Bạn đang đọc: Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?

Hầu hết chúng ta đều biết tác dụng của ngâm chân là giúp giảm nhức mỏi, ngủ ngon hơn, lưu thông khí huyết, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ngâm chân thế nào là đúng cách? Chúng ta có nên ngâm chân hàng ngày hay không? Những thắc mắc liên quan đến việc ngâm chân sẽ được KenShin giải đáp ngay trong bài viết này.

Lợi ích từ việc ngâm chân đúng cách hàng ngày

Từ xa xưa, ngâm chân đã được coi là một phương pháp chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh. Theo Đông y, bàn chân giống như một “trái tim thứ hai” của cơ thể. Kinh lạc ở bàn chân giúp lưu thông khí huyết và có liên quan đến sự phát triển của nhiều căn bệnh. Vì vậy, ngâm chân đúng cách mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như:

  • Ngâm chân là một cách để thư giãn tinh thần, xua tan mệt mỏi cực hiệu quả. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ngâm chân thảo dược giúp tăng khả năng tập trung, tăng cảm giác hài lòng và giảm sự lo lâu.
  • Ngâm chân giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh huyết áp, tốt cho người có huyết áp không ổn định.
  • Một trong số những cách thải độc cơ thể, loại bỏ hàn khí ra khỏi cơ thể là ngâm chân với nước ấm hoặc các loại nước thảo mộc.
  • Bằng cách ngâm chân, nhiều vấn đề về xương khớp như viêm xương khớp, nhức mỏi xương khớp cũng sẽ được cải thiện.
  • Những người mất ngủ, ngủ không sâu giấc ngâm chân kết hợp massage nhẹ nhàng các huyệt ở lòng bàn chân sẽ giúp ngủ ngon và sâu hơn.
  • Ngâm chân với nước muối hay các loại nước thảo dược cũng là cách để loại bỏ mùi hôi chân, dễ dàng tẩy tế bào da chết ở chân.
  • Một số bệnh ngoài da như nấm kẽ chân, hắc lào ở chân, viêm da ở chân,… cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?

Ngâm chân đúng cách mang đến nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ

Cách ngâm chân chăm sóc sức khỏe dễ áp dụng

Bạn có thể tham khảo công thức ngâm chân thải độc với các nguyên liệu như gừng, muối, ngải cứu, vỏ bưởi, tinh dầu. Một số công thức ngâm chân mang lại nhiều công dụng như:

Ngâm chân với muối

Muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, khử mùi. Ngâm chân bằng nước muối là cách cực hiệu quả để loại bỏ mùi hôi chân, tẩy tế bào da chết, điều trị bệnh ngoài da và giảm đau các khớp chân. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là hòa muối vào nước ấm vừa 50 – 60 độ C và ngâm chân hàng ngày.

Ngâm chân với quế khử mùi hôi chân

Trong khi một số người còn băn khoăn có nên ngâm chân hàng ngày, đã có không ít người áp dụng cách ngâm chân với quế hàng ngày. Quế có tinh dầu thơm với tác dụng khử mùi hôi cực hiệu quả. Ngoài ra, quế cũng có vị cay, tính ấm như gừng nên giúp tăng cường lưu thông khí huyết, đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể. Cách nấu nước quế ngâm chân tương tự như nấu nước gừng. Bạn có thể dùng quế thanh hoặc bột quế đều được.

Ngâm chân với gừng tươi hoặc bột gừng

Ngâm chân nước gừng cũng là cách đang được nhiều người áp dụng. Gừng có tính nóng nên khi dùng gừng tươi hay bột gừng ngâm chân bạn nên dùng với lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều sẽ dễ gây bỏng rát da chân. Gừng có tính ấm, vị cay, bổ dương và giúp loại bỏ hàn khí. Để có nước ngâm chân, bạn cần đun sôi nước gừng trong khoảng 5 phút để tinh dầu gừng tiết ra nước. Nước nấu xong bạn để nguội bớt rồi mới ngâm chân.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể và cách ngăn ngừa

Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?
Nhiều người muốn biết có nên ngâm chân hàng ngày

Nước hoa hồng ngâm chân

Đây là công thức dưỡng da chân và trị nhức mỏi chân được phái đẹp cực yêu thích. Bạn có thể dùng cánh hoa hồng tươi hoặc nụ hoa hồng sấy khô nấu nước ngâm chân. Khi nấu nước, bạn có thể cho thêm chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn, khử mùi. Hương hoa hồng sẽ giúp bạn cảm thấy vô cùng thư giãn khi ngâm chân.

Nấu nước sả ngâm chân

Đây cũng là công thức nước ngâm chân vừa giúp tinh thần thư thái, vừa giúp khử mùi hôi chân lại vừa kích thích lưu thông máu ở bàn chân. Bạn có thể dùng sả tươi đập dập hay bột sả để nấu nước ngâm chân.

Ngâm chân với các loại tinh dầu

Nếu quá bận bịu không có nhiều thời gian, bạn có thể thay thế các nguyên liệu thiên nhiên bằng tinh dầu. Với tinh dầu, bạn chỉ cần lấy nước ấm vừa, nhỏ vài giọt tinh dầu vào là có thể tận hưởng những phút giây thư giãn.

Ngoài các công thức trên, bạn cũng có thể tìm mua các loại thảo dược ngâm chân như: Hương nhu, bạch chỉ, bạc hà, quế chi, thương truật, hồng hoa,… Đây đều là những vị thuốc trong Đông y nên khi ngâm chân an toàn tuyệt đối, không tác dụng phụ. Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm muối ngâm chân chuyên dụng có thể hỗ trợ điều trị đau xương khớp.

Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?

>>>>>Xem thêm: Chích xơ suy giãn tĩnh mạch bao nhiêu tiền? Quy trình chích xơ suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thể mua các chậu sục ngâm chân chuyên dụng để có thêm tính năng massage chân

Lưu ý gì để ngâm chân hiệu quả?

Có nên ngâm chân hàng ngày hay không bạn đã biết. Ngâm chân theo công thức nào bạn cũng đã có gợi ý. Vậy khi ngâm chân cần lưu ý gì để mang lại hiệu quả tốt nhất?

  • Trước khi ngâm chân, bạn nên vệ sinh chân sạch sẽ. Việc tẩy da chết ở bàn chân định kỳ cũng rất cần thiết.
  • Khi ngâm chân dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào bạn cũng cần ngâm chân bằng nước nóng.
  • Mực nước ngâm chân tốt nhất nên ngập mắt cá chân. Thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 – 20 phút không nên ngâm quá lâu.
  • Một số trường hợp không nên ngâm chân như: Người bị xơ cứng tắc nghẽn động mạch, bệnh nhân tiểu đường, người bị xuất huyết, viêm khớp dạng thấp, suy giãn tĩnh mạch,…
  • Có vết thương hở ở chân chưa lành cũng không nên ngâm chân để tránh làm vết thương chậm phục hồi hay gây nhiễm trùng.
  • Khi ngâm chân bằng nước nóng, nếu bạn bị ra nhiều mồ hôi, hãy lau khô mồ hôi và nghỉ ngơi ở nơi kín gió.
  • Người bị chóng mặt thường xuyên, bị bệnh huyết áp hay tim mạch chỉ nên dùng nước hơi ấm để ngâm chân.

Qua bài viết trên đây, bạn đã giải đáp được thắc mắc có nên ngâm chân hàng ngày không. Ngâm chân mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn cần ngâm chân đúng cách. Nếu đang mắc bệnh lý hoặc các vấn đề về sức khỏe, bạn có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hoặc bác sĩ trước khi quyết định ngâm chân để trị liệu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *