Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý

Niêm mạc mũi là lớp lót bên trong khoang mũi, có vai trò vô cùng quan trọng. Niêm mạc bị tổn thương có thể gây chảy máu. Vậy nguyên nhân và cách xử lý khi niêm mạc mũi bị chảy máu là gì?

Bạn đang đọc: Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý

Niêm mạc mũi bị chảy máu có thể xảy ra với bất kỳ ai trong chúng ta. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trong đó có cả những nguyên nhân gây bệnh lý. Lớp niêm mạc lót bên trong mũi tuy mỏng manh nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi chảy máu niêm mạc mũi rất quan trọng.

Niêm mạc mũi và tình trạng niêm mạc mũi bị chảy máu

Niêm mạc mũi là lớp niêm mạc mỏng, lót bên trong khoang mũi và xoang. Niêm mạc có các tuyến niêm mạc, mạch máu và tổ chức bạch huyết. Chức năng chính của niêm mạc mũi là tiết ra các chất nhầy tự nhiên và chất kháng khuẩn để “bắt giữ” các vi khuẩn, virus gây hại cũng như bụi bẩn, dị vật không cho chúng xâm nhập, tấn công cơ thể. Ngoài ra, lớp niêm mạc này cũng có tác dụng sưởi ấm không khí khi đi qua mũi trước khi đi vào phổi.

Tình trạng niêm mạc mũi bị chảy máu có thể xuất phát từ các vị trí khác nhau như:

  • Chảy máu ở vị trí vách ngăn hai lỗ mũi, còn gọi là chảy máu mũi trước. Vị trí này có hệ thống mạng lưới mạch máu khá dày và dễ vỡ. Nếu chảy máu mũi trước, lượng máu chảy ra sẽ ít nhưng có thể kéo dài.
  • Chảy máu ở các phần sâu bên trong mũi, còn gọi là chảy máu mũi sau: Tình trạng này thường gặp ở người bị cao huyết áp, người bị chấn thương ở vùng đầu mặt, người lớn tuổi. Trong trường hợp này, máu thường chảy ra khá nhiều, có thể chảy xuống cổ họng. Chảy máu mũi sau nguy hiểm và khó xử lý hơn chảy máu mũi trước.

Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý

Niêm mạc mũi chảy máu ở các vị trí khác nhau

Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu

Niêm mạc mũi bị chảy máu không phải một bệnh mà là một triệu chứng cho nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó. Có thể kể những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng này như:

  • Do thói quen ngoáy mũi vô tình khiến móng tay tác động làm trầy xước lớp niêm mạc mỏng gây chảy máu.
  • Các chấn thương mũi do sự tác động lực làm rách niêm mạc mũi gây chảy máu. Chấn thương có thể do té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ẩu đả,…
  • Một số phụ nữ bị chảy máu niêm mạc mũi thường xuyên vào giai đoạn thay đổi nội tiết tố.
  • Thời tiết khô hanh ở những vùng khí hậu lạnh hay vào mùa hanh khô khiến các mao mạch bị co lại và dễ vỡ. Mạch máu vỡ sẽ gây chảy máu.
  • Người bị dị hình hốc mũi cũng dễ bị chảy máu ở lớp niêm mạc mũi hơn những người khác.
  • Nếu trong mũi mắc dị vật, chúng ta không những có cảm giác vướng khó chịu, đau trong mũi mà dị vật còn làm tổn thương mạch máu gây chảy máu.
  • Mũi bị viêm làm ảnh hưởng đến lớp dịch nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc mũi. Viêm mũi cũng dễ làm tổn thương đến các mạch máu ở lớp niêm mạc nên làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên thành mạch máu ở mũi có thể dẫn đến chảy máu mũi. Nứt vỡ ở các thành mạch khác còn có thể gây xuất huyết não, xuất huyết đáy mắt, suy tim,…
  • Người bị chảy máu cam thường xuyên rất có khả năng đang bị thiếu vitamin C. Ngoài chảy máu mũi, người này còn có các triệu chứng như chảy máu lợi, da khô, dễ bị bầm da khi va chạm nhẹ, vết thương lâu lành.
  • Ngoài ra còn những nguyên nhân khác gây chảy máu ở niêm mạc mũi sẽ được bác sĩ chuyên khoa phát hiện khi trực tiếp khám bệnh.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt răng khôn mọc lệch, mọc thẳng và mọc ngầm

Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý
Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể gặp tình trạng niêm mạc mũi bị chảy máu

Cách xử lý khi niêm mạc mũi bị chảy máu

Chảy máu mũi xảy ra khá bất ngờ nên mỗi chúng ta đều cần biết cách xử lý để hạn chế lượng máu bị chảy và tránh những mối nguy hiểm tiềm ẩn khác. Dưới đây là những bước trong quy trình sơ cứu khi chảy máu cam:

  • Sai lầm thường gặp nhất của mọi người khi chảy máu cam là ngửa đầu về sau. Điều này vô tình làm máu chảy vào cổ họng và dạ dày nếu lượng máu nhiều. Các bác sĩ gợi ý tư thế đúng là hơi nghiêng đầu về trước nhưng không nên cúi hẳn đầu xuống.
  • Bạn có thể ngồi xuống, dùng một chút bông y tế, vo tròn, thấm ít nước cho ẩm rồi nhét vào trong lỗ mũi. Tiếp theo, bạn dùng ngón tay cái ấn chặt 2 cánh mũi và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 phút. Bạn cũng có thể dùng viên đá nhỏ, bọc trong chiếc khăn mỏng rồi đặt ở bên gốc mũi. Việc này giúp mạch máu co lại và giúp máu ngừng chảy.
  • Khi máu ngừng chảy, cục máu đông sẽ hình thành tại vị trí niêm mạc bị tổn thương. Bạn không nên lấy tay cạy ra để tránh làm niêm mạc mũi bị chảy máu lại.
  • Nếu máu không ngừng chảy sau 15 phút làm những việc trên, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để có sự hỗ trợ của bác sĩ.

Nguyên nhân niêm mạc mũi bị chảy máu và cách xử lý

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Hạ kali máu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Làm đúng các bước trên máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy

Niêm mạc mũi bị chảy máu có đáng lo không?

Tình trạng chảy máu ở niêm mạc mũi có thể chỉ xảy ra một lần duy nhất, lâu lâu mới lặp lại một lần, tái diễn liên tục hoặc chảy máu liên tiếp trong nhiều ngày. Nếu niêm mạc mũi bị chảy máu trong hơn 2 tuần hoặc lặp lại thường xuyên với tần suất ngày càng tăng, người bệnh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường hợp, chảy máu mũi đi kèm các biểu hiện khác như sụt cân không rõ nguyên nhân, cơ thể nổi hạch trong một thời gian dài và không tự biến mất,… đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó thậm chí là bệnh ung thư. Việc đi khám sớm là điều vô cùng cần thiết vì phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao.

Trong trường hợp xác định được nguyên nhân chảy máu như do thời tiết, do chấn thương và tình trạng chảy máu không thường xuyên xảy ra, bạn không cần quá lo lắng. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn nguy cơ chảy máu, nhưng chúng ta có thể phòng ngừa bằng nhiều cách khác nhau. Hàng ngày, bạn hãy chú trọng việc ăn uống đủ chất, duy trì độ ẩm không khí trong phòng vừa đủ, từ bỏ thói quen ngoáy mũi,… Niêm mạc mũi bị chảy máu thường không phải bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi bị chảy máu, bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe để đi khám khi cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *