Test Kohler là gì? Tất tần tần những thông tin hữu ích về test Kohler

Test Kohler là gì? Loại xét nghiệm này thực hiện ra sao? Khi tiến hành test Kohler cần lưu ý những gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin trên một cách chi tiết nhất, hãy cùng theo dõi nhé!

Bạn đang đọc: Test Kohler là gì? Tất tần tần những thông tin hữu ích về test Kohler

Test Kohler hay nghiệm pháp Kohler là một phương pháp xét nghiệm phổ biến trong y học, thường được dùng để đánh giá chức năng của nội tạng, nhất là đánh giá chức năng gan và tắc mật. Kết quả test Kohler sẽ giúp bác sĩ có những chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng bệnh của bệnh nhân. Để từ đó đưa ra các phương án điều trị phù hợp, hiệu quả theo từng người bệnh.

Test Kohler là xét nghiệm gì?

Test Kohler được biết đến là loại xét nghiệm kiểm tra chức năng gan được thực hiện bằng cách rất đặc biệt. Đó là tiêm trực tiếp vitamin K vào trong cơ thể, sau đó sẽ tiến hành đo tỷ lệ Prothrombin ở trong máu sau khi đủ 24 giờ. Việc này sẽ giúp xác định được lý do lượng Prothrombin bị giảm xuất phát từ nguyên nhân tắc mật hay suy giảm chức năng gan.

Test Kohler là gì? Tất tần tần những thông tin hữu ích về test Kohler

Nghiệm pháp Kohler được biết đến là giúp hỗ trợ kiểm tra chức năng của gan

Test Kohler hoạt động dựa trên nguyên lý truyền vitamin K vào cơ thể, từ đó hỗ trợ sản xuất các protein đông máu, giúp việc đánh giá chức năng gan dễ dàng hơn.

Quy trình test Kohler được thực hiện ra sao?

Nghiệm pháp Kohler khá đặc biệt, vậy nên quy trình thực hiện của nó cũng sẽ có chút khác nhau ở từng loại xét nghiệm, cũng có thể tùy vào từng vấn đề và nơi làm xét nghiệm sẽ có quy trình riêng. Tuy nhiên, có thể tham khảo quy trình chung phổ biến tại các bệnh viện theo 4 bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị vitamin K, thường thì cần chuẩn bị vitamin K có nồng độ 10mg/l.
  • Bước 2: Tiến hành tiêm vitamin K vào cơ thể, bác sĩ có thể tiêm vào tĩnh mạch hoặc bắp tùy vào từng trường hợp khác nhau. Liều lượng vitamin K cần tiêm là 30mg, hãy lưu ý đừng tiêm quá liều lượng để tránh tác dụng phụ hoặc những ảnh hưởng không mong muốn đến kết quả.
  • Bước 3: Chờ đợi 24 tiếng tính từ thời điểm tiêm vitamin K.
  • Bước 4: Sau khi chờ đủ 24 giờ đồng hồ thì cần tiến hành đo tỷ lệ Prothrombin ở trong máu, kiểm tra nồng độ Prothrombin tăng hay giảm. Nếu tỷ lệ Prothrombin trong máu người bệnh có xu hướng gia tăng thì có nghĩa chức năng gan của bệnh nhân bình thường. Còn nếu tỷ lệ Prothrombin có xu hướng giảm đi thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân mắc bệnh lý tắc mật hoặc gan có vấn đề.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Ăn đậu phộng có nổi mụn không?

Test Kohler là gì? Tất tần tần những thông tin hữu ích về test Kohler
Vitamin K sẽ được tiêm vào cơ thể giúp đo tỷ lệ Prothrombin ở trong máu

Test Kohler là phương pháp test chức năng gan và túi mật hiệu quả, nhanh chóng, an toàn, có độ chính xác cao. Vậy nên, nó được ứng dụng rất rộng rãi trong việc chẩn đoán bệnh lý về gan.

Cần lưu ý những gì khi tiến hành test Kohler?

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chức năng gan, phòng ngừa những yếu tố chủ quan ảnh hưởng quá trình xét nghiệm, đồng thời tránh những vấn đề không mong muốn xảy ra, thì khi được chỉ định test Kohler, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Bệnh nhân nên nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ đồng hồ trước khi xét nghiệm để giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm, tránh việc sai sót. Bởi nếu ăn uống, thức ăn sẽ chuyển hóa thành đường Glucose và được ruột hấp thu, việc này khiến lượng đường và mỡ máu tăng cao, khiến kết quả test không chuẩn xác.
  • Không được sử dụng chất kích thích, uống rượu bia trước khi xét nghiệm, tối thiểu cần kiêng 24 giờ. Rượu, bia, thuốc lá, cafe, trà, nước tăng lực,… sẽ khiến cơ thể bị kích thích, gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra tỷ lệ Prothrombin của cơ thể.
  • Nếu bạn đang sử dụng thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng,…, hãy thông báo chi tiết và đầy đủ đến bác sĩ để bác sĩ có thể loại trừ các yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm, từ đó điều chỉnh thời gian xét nghiệm hợp lý hơn.
  • Bạn cũng không nên nhai kẹo cao su hay tập thể dục trước khi xét nghiệm chức năng gan, test Kohler. Tốt nhất hãy cố gắng giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm là vào buổi sáng, bởi lúc này các chỉ số cơ thể sẽ ở mức ổn định nhất, nên tốt nhất bạn hãy đi đến bệnh viện và làm xét nghiệm vào buổi sáng.
  • Trong trường hợp, bạn chẳng may quên mất việc nhịn ăn thì hãy thông báo đến bác sĩ để bác sĩ đổi lịch xét nghiệm cho bạn.

Thực tế thì có rất nhiều loại xét nghiệm chức năng gan khác nhau. Và để đánh giá gan một cách toàn diện nhất, đôi khi các bác sĩ sẽ phải tiến hành đến 3 nhóm xét nghiệm gồm xét nghiệm chức năng khử độc, bài tiết; xét nghiệm để đánh giá tình trạng gan hoại tử; xét nghiệm chức năng gan tổng hợp. Đồng thời, thực hiện những kiểm tra liên quan khác gồm đo độ thanh lọc antipyrine, BSP, indocyanine green, caffeine, đo khả năng thải Galactose, test hơi thở aminopyrine. Đặc biệt, mỗi nhóm sẽ có nhiều xét nghiệm nhỏ liên quan khác nhau. Vậy nên điều mà bạn cần làm là lắng nghe tư vấn, hướng dẫn từ bác sĩ và tuân thủ các yêu cầu để có kết quả chính xác nhất.

Test Kohler là gì? Tất tần tần những thông tin hữu ích về test Kohler

>>>>>Xem thêm: Khối u là gì? Những dấu hiệu khi xuất hiện khối u

Hiện nay có rất nhiều loại xét nghiệm khác nhau giúp kiểm tra chức năng gan

Test Kohler là một loại xét nghiệm đòi hỏi kỹ thuật, tay nghề cao, vậy nên bạn hãy lựa chọn một cơ sở y tế uy tín khi tiến hành xét nghiệm. Đặc biệt hãy tuân thủ đúng những chỉ định mà bác sĩ đưa ra trước, trong và sau khi test Kohler để bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Hy vọng những thông tin trên đây về xét nghiệm Kohler sẽ hữu ích với bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *