Khi mắt xuất hiện một khối u hạt, người bệnh đến bệnh viện thăm khám và được chẩn đoán là chắp mắt. KenShin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chích chắp mắt có để lại sẹo không và biện pháp phòng tránh để không mắc phải những sai lầm trong điều trị bệnh.
Bạn đang đọc: Chích chắp mắt có để lại sẹo không? Cách điều trị và phòng ngừa chắp mắt
Chắp mắt và lẹo mắt là hai căn bệnh phổ biến có liên quan đến mắt với đặc điểm chung là gây đau nhức, phù nề mí mắt. Người bệnh chẳng những khó chịu mà cuộc sống sinh hoạt, lao động hàng ngày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chích chắp mắt là một trong những biện pháp điều trị chắp mắt. Vậy chích chắp mắt có để lại sẹo không? Bài viết này sẽ gửi đến bạn câu trả lời cũng như thông tin thêm về mức độ nguy hiểm của bệnh.
Contents
Tổng quan về bệnh chắp mắt
Chắp mắt là tình trạng mí mắt xuất hiện khối u hạt với kích thước nhỏ. Nguyên nhân của chắp mắt là do ống tuyến nhờn tại mi mắt bị tắc nghẽn, chất bã ứ đọng, xâm nhập vào các mô lân cận gây nên tình trạng viêm hạt. Bệnh có thể diễn tiến âm ỉ hoặc khởi phát cấp tính.
Chắp mắt có thể là dạng nốt đỏ ngoài mí mắt, bên trong mí mắt hoặc nhiều chắp khác nhau trên cùng một mi hay cả hai mi mắt. Ban đầu, chắp mụn chỉ hơi sưng đỏ, mềm, kích thước nhỏ, tương tự như mụt lẹo. Điểm khác biệt giữa chắp mắt và mụt lẹo là chắp mắt sẽ cứng lại sau vài ngày, không gây đau, nằm xa mép mí hơn so với khi bị mụt lẹo.
Những triệu chứng khi mắt có chắp bao gồm:
- Mí mắt bị sưng nhưng không đau;
- Mắt bị cộm và khó chịu;
- Chắp có thể xuất hiện bên ngoài hoặc bên trong mí mắt;
- Mắt nhìn mờ hoặc nhìn thấy hình ảnh bị méo mó;
- Trong mí mắt xuất hiện vùng màu xám hoặc màu đỏ;
- Chắp vỡ có thể gây tổn thương da mí và để lại sẹo.
Bệnh chắp mắt thường xảy ra ở mi trên nhiều hơn mi dưới. Đối tượng người lớn bị chắp mắt nhiều hơn so với trẻ em. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị chắp mắt là:
- Tiền sử từng bị lẹo mắt hoặc chắp mắt;
- Viêm bờ mi mắt;
- Các vấn đề về da như viêm da tiết bã hay mụn trứng cá…
Khi bị chắp mắt, bệnh nhân sẽ đến bệnh viện thăm khám và được chẩn đoán nhờ vào quan sát mí mắt. Đôi khi, bác sĩ còn căn cứ vào những thông tin như cảm giác ở mắt, thời gian xuất hiện triệu chứng, thời gian mắc bệnh kéo dài bao lâu. Trong trường hợp tự điều trị tại nhà từ 2 đến 8 tuần không khỏi, bệnh nhân cần đi khám tại cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng mắt và có phương án xử lý phù hợp, tránh gặp phải biến chứng.
Bệnh chắp mắt có nguy hiểm không? Có cần mổ không?
Đa phần những trường hợp bị chắp mắt hoặc lẹo mắt đều có thể tự khỏi mà không để lại hậu quả hệ trọng. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp hiếm gặp, cục u bị nhiễm trùng và lan ra xung quanh mắt khiến cho mí mắt sưng to, tấy đỏ. Người bệnh thậm chí không mở mắt được, bị sốt và thấy đau nhức dữ dội.
Tình trạng này được gọi là biến chứng viêm mô tế bào hốc mắt. Nếu mắt xuất hiện những dấu hiệu kể trên, bệnh nhân hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị viêm bằng thuốc kháng sinh, tùy thuộc vào tình trạng của mắt và mức độ mắc bệnh.
Bệnh chắp mắt có cần mổ không cũng là một thắc mắc của không ít người, bên cạnh câu hỏi chích chắp mắt có để lại sẹo không. Đối với trường hợp nhẹ, chắp mắt có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu chắp mắt to, sưng nhiều thì người bệnh cần can thiệp thêm các biện pháp điều trị khác. Sau vài ngày, chắp sẽ xẹp xuống, tạo nên khối trong trên mi mắt, không gây đau.
Chắp mắt thường tái đi tái lại nhiều lần gây khó chịu. Vì thế, bạn tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp và hướng dẫn cách chăm sóc mắt sao cho đúng. Nhằm thúc đẩy bệnh nhanh lành bệnh, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như:
- Chườm khăn ấm mỗi ngày 3 đến 5 lần lên mí mắt, mỗi lần duy trì từ 10 đến 15 phút. Nhiệt độ ấm từ khăn có tác dụng làm nở tuyến nhờn, dịch sẽ thoát ra ngoài, giảm bớt tắc nghẽn.
- Không được dùng tay gãi, nặn hay ấn vào vùng nổi cục trên mi mắt.
- Vệ sinh tay và mắt sạch sẽ, hạn chế dụi mắt.
- Không nên trang điểm mắt hay đeo kính áp tròng cho đến khi chắp mắt khỏi hẳn.
Giải đáp: Chích chắp mắt có để lại sẹo không?
Thông thường, bệnh chắp mắt có thể tự khỏi sau một tháng mà không cần điều trị. Tuy vậy, bệnh nhân hãy đi khám nếu nghi ngờ bị chắp mắt do bệnh có thể khiến thị lực bị cản trở. Đối với những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiến hành rạch hoặc chích vết chắp mắt nếu cần thiết. Thủ thuật này sẽ được thực hiện trong điều kiện vô khuẩn. Sau khi chích chắp mắt, mắt sẽ được băng lại trong vài giờ. Cuối cùng, bác sĩ kê thêm một số loại thuốc để bệnh nhân sử dụng tại nhà giúp mắt nhanh khỏi.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt giữa viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày
Rạch hoặc chích chắp mắt có tác dụng loại bỏ dịch mủ và chất nhầy hiệu quả. Thủ thuật chích chắp mắt giúp nạo hết phần nhân bên trong chắp, thúc đẩy mắt nhanh cải thiện, giảm thiểu khả năng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Bạn tuyệt đối không được tự ý dùng tay để nặn chắp mắt tại nhà vì đây là hành động nguy hiểm và khiến bạn đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng cao.
Đối với thắc mắc chích chắp mắt có để lại sẹo không thì câu trả lời là có. Bất kỳ vết tổn thương nào trên da nào cũng có nguy cơ để lại sẹo, tùy thuộc vào đặc điểm vết thương và cơ địa mỗi người mà sự ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ sẽ khác nhau. Nếu vết chắp mắt nhỏ thì sẽ không để lại sẹo. Người bệnh vẫn cần giữ cho vết chích chắp mắt luôn khô thoáng, sạch sẽ, bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để vết thương chóng lành và không bị sẹo.
Biện pháp phòng tránh chắp mắt
Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất giúp ngăn ngừa chắp mắt xuất hiện chính là giữ vệ sinh thật tốt cho mắt. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:
- Vệ sinh tay sạch sẽ, đúng cách, nhất là trước khi dùng tay chạm lên mắt.
- Làm sạch kính áp tròng trước khi đeo vào mắt.
- Tẩy trang, rửa mặt sạch sẽ trước khi đi ngủ, đặc biệt là những người thường trang điểm.
- Không dùng chung đồ trang điểm với người khác, chọn mỹ phẩm có chất lượng tốt, không dùng mỹ phẩm hết hạn sử dụng.
- Tránh dùng chung các đồ dùng cá nhân với người khác, ví dụ như khăn mặt để tránh lây lan chắp mắt.
- Đeo kính khi ra đường để bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm, khói bụi.
>>>>>Xem thêm: Có nên tiêm vắc xin uốn ván bạch hầu hấp phụ Td?
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể cho thắc mắc chích chắp mắt có để lại sẹo không. Ngay khi bị chắp mắt, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị đúng cách. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh lành và không để lại sẹo mất thẩm mỹ nhé!