Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z

Đo điện não đồ giúp bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp đối với từng loại bệnh lý khác nhau. KenShin sẽ gửi đến bạn hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ chi tiết nhất giúp bạn có thể tự đọc kết quả đo điện não đồ của mình chính xác nhất.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z

Điện não đồ là phương pháp ghi lại những hoạt động điện sinh học của não thông qua các điện cực đặt ở da đầu. Sự dao động điện thế được ghi dưới dạng sóng, mỗi bệnh lý thần kinh khác nhau sẽ có biểu hiện sóng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin và hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ chi tiết cũng như cách kiểm tra kết quả cụ thể nhất,

Cách kiểm tra thông số tiêu chuẩn trên bản ghi điện não đồ

Trước khi phân tích, bạn cần kiểm tra những thông số và chuẩn hóa máy đo. Điều này giúp đảm bảo quá trình thu nhận tín hiệu của mỗi kênh tại hệ thống ghi điện não cho kết quả chính xác. Những thông số cần được kiểm tra bao gồm:

  • Tiêu chuẩn điện thế ứng với tiêu chuẩn phản ánh bút ghi;
  • Hiệu chỉnh độ nhạy là 1 đường tiếp tuyến;
  • Tần số sóng đáp ứng cần phù hợp với sóng sẽ ghi trên lâm sàng;
  • Mức độ nhiễu trong giới hạn cho phép.

Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z

Điện não đồ ghi lại các hoạt động điện sinh học của não bộ

Sau khi có kết quả bản ghi, bạn cần đánh giá các tiêu chí:

  • Có thực hiện đầy đủ nghiệm pháp chức năng khi ghi điện não hay không, chẳng hạn như nghiệm pháp kích thích ánh sáng, mở – nhắm mắt, tăng thông khí.
  • Thời gian thực hiện nghiệm pháp đúng yêu cầu.
  • Điện cực có gắn đúng vùng trên não hay không, sóng alpha ưu thế thường xuất hiện tại vùng đỉnh chẩm.
  • Độ nhiễu của bản ghi do lỏng điện cực, chớp mắt, gắn vào mạch máu, đứt ngầm dây điện cực, điện cơ khi người bệnh nghiến răng…

Cách đo đạc các thông số nhịp sóng điện não

Trước khi đến với hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ, bạn cần biết các thông số thể hiện trên nhịp sóng điện não bao gồm:

Nhịp alpha (ký hiệu: α)

Nhịp alpha có tần số từ 8 đến 13Hz, giúp đo số lượng đỉnh sóng trong thời gian 1 giây với biên độ trung bình 50 microvon đo từ đỉnh cao nhất đến đỉnh thấp nhất của sóng. Sóng có dạng hình sin hoặc tạo thoi, xuất hiện chủ yếu tại vùng chẩm hai bên, đối xứng và đồng bộ. Sóng sẽ biến mất hoặc mờ nhạt khi người bệnh mở mắt.

Nhịp alpha có ý nghĩa là đo nhịp sinh lý khi tỉnh táo của người trưởng thành. Tính chất bệnh lý của nhịp alpha được thể hiện thông qua dấu hiệu nhịp mất đối xứng về tần số, mất phản ứng với kích thích từ bên ngoài, mất dạng thoi, biến dạng thoi.

Nhịp beta (ký hiệu: β)

Nhịp beta có tần số dao động từ 14 đến 35 Hz, biên độ từ 5 đến 20mcV với hình thái không đồng bộ và thường bị che bởi nhịp alpha. Nhịp beta thường xuất hiện tại vùng trán trung tâm hoặc trán thái dương. Nhịp Beta sẽ chiếm ưu thế nếu căng thẳng thần kinh, lo âu, hưng phấn và mờ nhạt khi kích thích xúc giác ở bên đối diện cơ thể hoặc khi cử động.

Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z

Nhịp beta chiếm ưu thế khi thần kinh người bệnh căng thẳng

Nhịp rolando (nhịp µ)

Nhịp rolando có tần số từ 9 đến 12 Hz, biên độ dưới 50 mcV với hình dạng không đối xứng. Nhịp rolando thường xuất hiện ở vùng trung tâm não, thường gặp ở người bệnh rối loạn tâm thần hoặc thanh niên khỏe mạnh. Đây được xem là nhịp bệnh lý nếu nó khu trú một bệnh, thường gặp trong trường hợp u não hoặc dị dạng não. Nhịp rolando xuất hiện ở dạng chớp sóng khi lo âu, cảm xúc mạnh, động kinh.

Nhịp theta (ký hiệu: θ)

Trong hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ, bạn cần nhận biết nhịp chậm theta. Nhịp theta có tần số 4 đến 7 Hz, biên độ dưới 20 mcV với hình thái đều đặn dạng hình sin hoặc móc. Nhịp theta xuất hiện ở vùng trán trung tâm và thái dương. Nếu nhịp theta tăng về chỉ số và biên độ thì người bệnh có sự tăng cường ức chế vỏ não. Nhịp theta xuất hiện khu trú sẽ chỉ ra ổ bệnh lý liên quan đến tổn thương vỏ não.

Nhịp delta (Δ)

Nhịp delta có tần số từ 1 đến 4 Hz, biện độ khoảng 20 mcV, xuất hiện ở vùng trán – đỉnh. Nhịp delta còn xuất hiện ở trẻ em và người lớn ở trạng thái gây mê, ngủ. Dấu hiệu tăng chỉ số và biên độ của nhịp delta cảnh báo não thiếu oxy liên quan đến vấn đề tổn thương thực thể của não do bệnh lý đột quỵ não, u não, áp xe não. Nếu nhịp delta kịch phát xuất hiện thành nhịp tại đồng bộ hai phía nghĩa là người bệnh gặp tổn thương các cấu trúc dưới vỏ.

Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và phân loại

Dựa theo kết quả của điện não đồ, các bác sĩ đã phân loại dựa theo phân loại của E.A.Zhirmunskaja như sau:

Kiểu I: Bình thường

Điện não đồ bình thường với đặc trưng là các điện thế sinh vật có mức đều đặn cao, hai nhịp sóng cơ bản là nhịp alpha và beta có mặt đầy đủ với giới hạn và biên độ bình thường. Các nhịp sóng cơ bản phân bố tại các vùng não nhất định:

  • Nhịp alpha có biên độ từ 8 đến 13 Hz, biên độ trung bình 55 mcV. Chỉ số của nhịp alpha vùng chẩm đạt trên 50%.
  • Nhịp beta có biên độ từ 4 đến 15 mcV, số lượng vừa phải.
  • Số lượng nhịp theta và delta ít hơn alpha từ 5 đến 10 lần, biên độ từ 5 đến 20 mcV.

Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của bệnh nhân rối loạn tích trữ

Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z
Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ giúp người bệnh tự đọc kết quả đo điện não đồ

Kiểu II: Trong giới hạn bình thường

Điện não đồ nằm trong giới hạn bình thường nếu như:

  • Nền nhịp alpha tương đối đều đặn.
  • Có xuất hiện một số vùng não với sóng bất thường, chẳng hạn như sóng chậm delta, theta có biên độ lên đến 30 mcV, đỉnh biên độ không lớn.
  • Sau khi thực hiện các nghiệm pháp chức năng thì không xuất hiện các sóng bệnh lý rõ rệt.

Kiểu III: Mất đồng bộ

Điện não đồ thuộc loại mất đồng bộ nếu như kết quả xuất hiện:

  • Số lượng nhịp alpha giảm mạnh ở mọi vùng não và có biên độ thấp, khoảng 30 đến 35 mcV. Nếu có sóng alpha thì biểu hiện không đều đặn, gồm các điện thế với tần số khác nhau.
  • Chỉ số nhịp beta tăng, xuất hiện không đều, bao gồm những dao động với tần số trung bình và cao, khoảng hơn 20 hoặc 30 Hz.
  • Sóng chậm theta và delta biên độ thấp có biên độ và chỉ số tăng nhẹ, từ 25 đến 35 mcV.

Kiểu IV: Tăng đồng bộ

Điện não đồ thuộc loại tăng đồng bộ nếu như:

  • Nhịp xuất hiện đều đặn nhưng biên độ cao hơn hẳn so với biên độ sóng điện não bình thường. Các nhịp ưu thế xuất hiện hầu hết các vùng của não.
  • Nhịp beta tần số thấp từ 14 đến 25 Hz chiếm ưu thế, biên độ nhịp beta cao từ 25 đến 30 mcV.
  • Nhịp beta tần số cao với biên độ hơn 35 mcV chiếm ưu thế.
  • Nhịp alpha mất dạng thoi với biên độ cao hơn 60 đến 100 mcV chiếm ưu thế.

Hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ và cách kiểm tra từ A đến Z

>>>>>Xem thêm: Siêu âm thai nhi mũi tẹt và mối liên hệ với hội chứng Down

Bệnh lý về não khiến các nhịp sóng điện não đồ tăng bất thường

Kiểu V: Bệnh lý

Điện não đồ thuộc loại bệnh lý nếu đạt các điều kiện:

  • Các nhịp sóng điện não mất rõ rệt.
  • Điện não có sóng chậm delta và theta biên độ cao chiếm ưu thế.
  • Có xuất hiện sóng nhọn, sóng kịch phát, các phức bộ sóng chậm – sóng nhọn.
  • Có thể gồm 2 loại là sóng nhọn bệnh lý khu trú hoặc chỉ tại 1 bán cầu hoặc sóng nhọn bệnh lý ở mọi vùng của não.

Từ các dạng trên, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát, thực hiện phân loại điện não đồ. Với loại điện não đồ mà kết quả đo đạc được, bác sĩ sẽ kết luận các bất thường và bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải.

Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn được hướng dẫn đọc kết quả điện não đồ một cách chi tiết nhất cũng như ý nghĩa y học và các kiến thức liên quan đến phương pháp này. Trong quá trình thực hiện đo điện não đồ, người bệnh hãy tuân thủ đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ để kết quả đo được chính xác nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *