Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Hội chứng cơ quả lê còn được gọi là hội chứng cơ tháp, là một dạng rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp. Có không ít người lầm tưởng rằng hội chứng này gây ra chứng đau dây thần kinh tọa. Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ chia sẻ với bạn đọc những thông tin hữu ích về hội chứng cơ quả lê.

Bạn đang đọc: Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Hội chứng cơ quả lê là tình trạng rối loạn hệ thần kinh – cơ và gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu nhận biết sớm các triệu chứng cũng như điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện hội chứng này hiệu quả. Vậy triệu chứng của hội chứng cơ quả lê là gì? Phương pháp điều trị cơ tháp như thế nào?

Hội chứng cơ quả lê là gì?

Cơ quả lê còn được nhiều người gọi là cơ dẹt có hình quả lê hoặc hình tháp và được xếp vào nhóm cơ mông. Lớp cơ quả lê nằm sâu bên trong cơ mông lớn, ngay cạnh bờ trên khớp háng.

Cơ quả lê thực hiện chức năng rất quan trọng. Hầu hết các hoạt động thể thao liên quan đến chân đều cần có sự góp mặt của loại cơ này. Những vai trò chính của cơ quả lê bao gồm:

  • Đảm bảo khớp háng luôn được cố định chắc chắn.
  • Hỗ trợ nâng và xoay đùi ra phía bên ngoài một cách đơn giản, nhanh chóng.
  • Giúp việc di chuyển giữ được cân bằng và vững vàng.
  • Hỗ trợ nâng trọng lượng cơ thể khi thực hiện động tác đổi chân.

Hội chứng cơ quả lê là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra khi loại cơ này bị co thắt lại và sưng lên. Đây là một hội chứng khá hiếm gặp trên lâm sàng.

Nhiều người cho rằng, hội chứng cơ quả lê chính là nguyên nhân nguyên nhân dẫn đến chứng đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, các chuyên gia đã giải thích rằng: Hệ dây thần kinh tọa sẽ đi dọc theo bờ dưới của cơ quả lê. Vì thế, khi nhóm cơ này co thắt lại sẽ chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và cơn đau thần kinh tọa cho người bệnh.

Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Hội chứng cơ quả lê là một dạng rối loạn thần kinh cơ khá hiếm gặp

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng cơ quả lê?

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng cơ quả lê rất đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân được cho là phổ biến nhất, bao gồm:

  • Hẹp lỗ bịt.
  • Xuất hiện cơ quả lê phụ.
  • Phì đại hoặc co thắt cơ tháp.
  • Một số dị tật ở phần cột sống làm cho thắt lưng bị cong về phía trước và dễ dàng dẫn đến hội chứng cơ quả lê.
  • Bệnh bại não.
  • Viêm bao hoạt dịch.
  • Cơ quả lê bị viêm.
  • Lao động quá sức hoặc tập luyện ở cường độ cao, đặc biệt là những công việc và động tác đòi hỏi chân phải lặp đi lặp lại liên tục nhiều động tác.
  • Cơ quả lê bị tổn thương do vấp ngã hoặc va đập.
  • Thường xuyên mang vác các đồ vật nặng.
  • Thường xuyên leo cầu thang bộ.
  • Làm việc ở tư thế ngồi trong thời gian dài.
  • Tăng cân, béo phì một cách nhanh chóng do mang thai dẫn đến hiện tượng tăng cơ cũng là nguyên nhân gây ra hội chứng đặc biệt này.
  • Gặp một số vấn đề xảy ra ở khớp cùng chậu.
  • Xoay hông một cách đột ngột.
  • Chấn thương do tai nạn gây tác động mạnh tới vùng cơ quả lê.

Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Ngồi làm việc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng cơ quả lê

Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng cơ quả lê

Dưới đây là một số dấu hiệu cũng như triệu chứng thường gặp của hội chứng cơ quả lê, cụ thể là:

  • Người bệnh thấy xuất hiện tình trạng đau, ngứa ran hoặc tê bì ở vùng mông. Triệu chứng này có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và có thể lan dần xuống vùng đùi sau, rồi xuống phần bắp chân và cả bàn chân.
  • Những cơn đau nhức, tê bì tăng dần và trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh cảm thấy rất khó chịu trong nhiều tư thế cũng như hoạt động khác nhau như khi đứng lên hay ngồi xuống, leo cầu thang và cả khi đi bộ hay chạy bộ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
  • Khi có một ngoại lực nào đó tác động trực tiếp đến vùng cơ quả lê hoặc người bệnh phải ngồi làm việc quá lâu hoặc khi lái xe đường dài thì các cơn đau sẽ bị kích thích và biểu hiện rõ rệt hơn.

Tìm hiểu thêm: Người bị sốt xuất huyết có kiêng gió không?

Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa
Đau nhức và tê bì vùng mông là triệu chứng phổ biến của hội chứng cơ quả lê

Chẩn đoán hội chứng cơ quả lê

Để có thể đưa ra được chẩn đoán chính xác hội chứng cơ quả lê, bác sĩ cần tiến hành thăm khám lâm sàng và thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm tra sự giãn ra hoặc co thắt lại của cơ quả lê. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Điện sinh lý: Đây là một phương pháp có thể giúp bác sĩ đo lường được tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh tọa khi bị cơ quả lê chèn ép lên.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cho thấy những hình ảnh chi tiết và rõ nét về cơ quả lê cũng như một số dây thần kinh khác. Dựa vào đó, bác sĩ có thể quan sát và đưa ra chẩn đoán được tình trạng viêm, chấn thương…

Điều trị hội chứng cơ quả lê như thế nào?

Điều trị hiệu quả hội chứng cơ quả lê cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Kiểm soát cơn đau: Trước tiên người bệnh cần hạn chế các kích thích gây ra cơn đau bằng cách tránh những tư thế ngồi, đứng hay hoạt động làm ảnh hưởng hoặc tác động lên cơ quả lê. Ngoài ra, người bệnh cần chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm đau khi xuất hiện cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: Người bệnh có thể thực hiện một số bài tập đơn giản và nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ hay chuyên viên vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, có thể cải thiện triệu chứng của hội chứng cơ quả lê bằng cách điều trị bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện di hoặc điện xung.
  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay thuốc giãn cơ theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Ngoài thuốc uống, người bệnh có thể dùng thuốc dưới dạng tiêm như tiêm Corticoid hay Botox – là những loại thuốc có tác dụng giảm căng cơ và hạn chế tình trạng đè ép dây thần kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có thể áp dụng biện pháp nắn xương để giảm đau và cải thiện khả năng vận động cho cơ tháp.
  • Sử dụng dùng điện nhẹ iontophoresis để giảm đau.
  • Nếu những phương pháp trên không cải thiện được tình trạng bệnh thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị.

Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

>>>>>Xem thêm: Nguyên lý chụp X-quang và một số điều cần biết

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị hội chứng cơ quả lê

Cách phòng ngừa hội chứng quả lê

Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa hiệu quả hội chứng cơ quả lê như:

  • Cố gắng sinh hoạt và lao động đúng tư thế.
  • Cần khởi động, giãn cơ kỹ càng trước khi tập thể dục hay chơi thể thao.
  • Không nên tập luyện quá đột ngột hoặc quá sức. Hãy nâng cao dần dần cường độ luyện tập để giúp cơ thể dễ dàng thích nghi và hạn chế được các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình tập luyện.
  • Nếu xuất hiện cơn đau trong quá trình luyện tập, bạn cần dừng lại và nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
  • Đối với những trường hợp mắc phải hội chứng cơ quả lê thì cần tập vật lý trị liệu thường xuyên, đều đặn nhằm hạn chế nguy cơ tái phát bệnh.
  • Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng cơ quả lê thì nên tìm hiểu và thăm khám ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa hội chứng cơ quả lê. Hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát, phòng ngừa và phát hiện sớm vấn đề sức khỏe đang gặp phải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *