Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn

Cảm xúc cùn mòn có lẽ là thuật ngữ còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại, chúng ta đang phải đối mắt với nhiều dạng cảm xúc không thể gọi tên và nếu sống cùng với xúc cảm tiêu cực lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý và thể chất.

Bạn đang đọc: Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn

Hiện nay sức khoẻ tâm lý đang được nhiều người quan tâm bởi đời sống và nhận thức của con người ngày càng được nâng cao. Đặc biệt khi phải đối diện với nhiều áp lực trong công việc, tình cảm, sẽ có rất nhiều cảm xúc tiêu cực xuất hiện với chúng ta hằng ngày. Cảm xúc cùn mòn là gì? Hiện tượng tâm lý này có gì bất ổn?

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì?

Emotional Blunting chính là hiện tượng tâm lý làm người bệnh tê liệt với cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Những ai đang “mắc kẹt” ở trạng thái này sẽ khiến họ không thể bày tỏ cảm xúc một cách bình thường. Họ sẽ “chai sạn” với cảm xúc như không thể cười với điều khiến bản thân vui cũng chẳng thể khóc với điều họ buồn.

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn

Cảm xúc cùn mòn là hiện tượng tâm lý đáng lo ngại

Cảm xúc cùn mòn có thể diễn ra tạm thời, kéo dài vài phút, vài giờ thậm chí vài năm tuỳ mức độ. Người bệnh sẽ khó khăn khi giao tiếp, khó bộc lộ cảm xúc thật của bản thân và ảnh hưởng rộng hơn đến nhận thức về thế giới, các mối quan hệ xung quanh. Những đối tượng đang bị cùn mòn cảm xúc sẽ trở nên lạnh lùng, thiếu khả năng đồng cảm, cứng nhắc và dần vô cảm.

Tại sao bạn gặp hiện tượng Emotional Blunting?

Thực tế cảm xúc cùng mòn không được gọi là bệnh, đây là một dạng triệu chứng của bệnh tự kỷ, trầm cảm, tâm thần phân liệt, tổn thương não hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh tâm lý. Một vài nguyên nhân gây ra sự cùn mòn về cảm xúc có thể kể đến như:

  • Chứng mất trí nhớ: Mất trí nhớ khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó nhớ lại ký ức cũ, cảm thấy mệt mỏi, mông lung. Từ đó người bệnh sẽ rất ngại để miêu tả cảm xúc thật của bản thân và dần gây ra “chai lì” về mặt cảm xúc.
  • Rối loạn tâm thần: Người bị tâm thần phân liệt, trầm cảm, tự kỷ, rối loạn nhân cách đều có biểu hiện của trạng thái cảm xúc cùn mòn. Những cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ hạn hẹp của chứng rối loạn tâm thần khiến người bệnh tự tách mình khỏi thế giới, mất đi khả năng tương tác, mất trải nghiệm.
  • Lạm dụng chất kích thích: Rượu, bia, chất gây nghiện đều ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Nếu lạm dụng chúng và nghiện trong thời gian dài thì cơ thể sẽ bị ức chế cảm xúc và dần trở nên rất thờ ơ với các tình huống xung quanh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng đến biểu hiện cảm xúc của người bệnh. Sự cùn mòn về cảm xúc là tác dụng phụ thường thấy khi bệnh nhân đang điều trị bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bổ sung vitamin A khi nào?

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn
Các sang chấn tâm lý có thể là nguyên nhân của sự cùn mòn cảm xúc

Có thể thấy có rất nhiều lý do để chúng ta mắc phải hiện tượng tâm lý này. Tuy nhiên như đã đề cập, đây không phải là bệnh, chỉ là dấu hiệu cho thấy bạn đang bất ổn về mặt tâm lý. Vậy nên hãy kịp thời nắm các dấu hiệu từ đó có cách can thiệp kịp thời. Người bị “đơ cứng” về mặt cảm xúc sẽ không cảm thấy vui vẻ hay đau buồn gì khi đối diện với tình huống bất ngờ. Ngoài ra họ thường hay thiếu năng lượng, luôn cảm thấy mệt, lơ đễnh với mọi vật xung quanh, có xu hướng hạn chế giao tiếp và tự cách ly chính mình.

Cách đối phó cảm xúc cùn mòn

Sự cùn mòn về mặt cảm xúc thực sự đáng sợ bởi chúng khiến ta “chưa thực sự sống”. Vậy phải đối phó với hiện tượng này như thế nào?

Cân nhắc trước khi dùng thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm là một trong những nguyên nhân dễ gây cùn mòn cảm xúc. Điều này xảy ra do cơ địa không phù hợp với thuốc, dùng sai liều lượng, sai thời gian sử dụng. Vậy nên khi được chỉ định sử dụng, hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ những dấu hiệu mình đang gặp phải để bác sĩ có phương pháp điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt thuốc chống trầm cảm không phải là loại thuốc bắt buộc phải sử dụng khi mắc bệnh, có thể dừng hay giảm liều lượng nếu bản thân bạn không có những hành vi hay cảm xúc quá khích.

Trị liệu tâm lý

Cảm xúc cùn mòn là dấu hiệu của người bị sang chấn tâm lý. Các liệu pháp trị liệu tâm lý được thực hiện bởi chuyên gia có thể giúp người mắc phải hiện tượng này nhận thức được vấn đề của bản thân cũng như dần thay đổi hành vi. Biết mình đang vướng mắc điều gì chính là dấu hiệu đầu tiên, quan trọng để bạn loại bỏ được cảm xúc thờ ơ và biết cảm nhận lại cuộc sống.

Cảm xúc cùn mòn (Emotional Blunting) là gì? Cách đối phó với cảm xúc cùn mòn

>>>>>Xem thêm: Sốc nhiễm khuẩn và mức độ nguy hiểm không phải ai cũng biết

Trị liệu tâm lý là cách đối diện và vượt qua cảm xúc cùn mòn hiệu quả

Tuy nhiên hầu hết với những ai đang mắc vấn đề về mặt tâm lý, cảm xúc thì rất khó để tự vượt qua một mình. Gia đình, người thân sẽ là những đối tượng dễ dàng giúp người bị cùn mòn cảm xúc dần phục hồi. Người thân xung quanh hãy kiên nhẫn và khuyến khích họ bộc lộc cảm xúc thật của mình, kích thích họ tham gia các hoạt động bổ ích như vẽ tranh, khiêu vũ, vận động ngoài trời. Đặc biệt việc duy trì lối sống lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ, không dùng chất kích thích thực sự tác động tích cực đến tâm lý.

Trên đây là những chia sẻ về cảm xúc cùn mòn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng tâm lý này cũng như nắm bắt các dấu hiệu và biết cách cân bằng cảm xúc bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *