Chụp X quang cột sống cổ giúp chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Chụp X quang cột sống cổ là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh hiệu quả, giúp bác sĩ quan sát một cách rõ ràng, cụ thể các tổn thương ở bộ cổ. Vậy kỹ thuật này giúp chẩn đoán bệnh gì và được thực hiện ra sao?

Bạn đang đọc: Chụp X quang cột sống cổ giúp chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Cột sống cổ khi bị tổn thương thường khiến người bệnh rất khó chịu, khó cúi hoặc ngoái đầu sang hai bên. Lúc này, bác sĩ thường chỉ định chụp X quang cột sống cổ để chẩn đoán bệnh và đánh giá mức độ tổn thương. Bài viết dưới đây KenShin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thực hiện kỹ thuật này, quy trình và lợi ích mà nó mang lại.

Chụp X quang cột sống cổ là gì?

Chụp X quang cột sống cổ là kỹ thuật thường được bác sĩ sử dụng nhằm phát hiện các triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý hoặc tổn thương tại vùng cột sống cổ. Bác sĩ sẽ sử dụng các chùm tia X phát ra từ thiết bị X quang và chiếu qua vùng cổ, từ đó quan sát hình ảnh trên phim chụp. Những vùng có cấu trúc dày đặc như xương do hấp thụ ít tia X nên trên phim sẽ có màu trắng, còn các mô mềm như da, mạch máu, mỡ hấp thụ nhiều tia bức xạ hơn nên sẽ có màu xám đen.

Khi thực hiện phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ sẽ chụp 7 đốt sống đầu tiên của cột sống. Hình ảnh X quang sẽ thấy rõ cấu trúc các đốt sống cổ, mô mềm xung quanh và các khu vực lân cận như dây thanh quản, amidan, vòm họng, khí quản, nắp thanh quản… Những bất thường sẽ hiện lên phim chụp giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán bệnh, từ đó chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Chụp X quang cột sống cổ giúp chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Chụp X quang cột sống cổ là phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Chụp X quang cột sống cổ chẩn đoán bệnh gì?

Vậy chụp X quang cột sống cổ có thể chẩn đoán bệnh gì? Theo bác sĩ, các trường hợp sau đây sẽ được chỉ định thực hiện kỹ thuật này:

  • Chẩn đoán mức độ tổn thương ở vùng cổ như gãy xương cổ, trật khớp cổ…
  • Bệnh nhân nghi ngờ bị viêm, thoái hóa cột sống cổ, loãng xương, có khối u ở cổ hoặc dị vật bám ở đường thở, cổ họng.
  • Cột sống cổ có dấu hiệu bị biến dạng, xương vùng cổ phát triển bất thường.

Cột sống cổ là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể người, nếu bị chấn thương hoặc thoái hóa sẽ có nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng nứt gãy, khiến tủy sống bị tổn thương, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi vùng cơ thể này bị chấn thương, đau nhức khó chịu lâu ngày không khỏi hoặc có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện chụp X quang, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Chụp X quang cột sống cổ được thực hiện ra sao?

Dưới đây là quy trình chụp X quang cột sống cổ thường được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa:

Chuẩn bị trước khi chụp X quang cột sống cổ

Trước khi bắt đầu thực hiện kỹ thuật này, người bệnh sẽ được yêu cầu tháo vòng cổ và các đồ dùng kim loại như kính mắt, máy trợ thính, dụng cụ thiết bị nha khoa, khuyên tai, khuyên mũi… ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, phụ nữ mang thai và một số người đang điều trị bệnh lý ở mức độ nặng được khuyến cáo không nên chụp X quang. Do đó bạn cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang để được tư vấn hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ nhằm làm giảm lượng tia bức xạ hấp thụ vào cơ thể.

Tìm hiểu thêm: Trẻ 2 tháng tuổi nên tiêm những mũi vắc xin nào để bảo vệ sức khỏe?

Chụp X quang cột sống cổ giúp chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện ra sao?
Khi thấy vùng cột sống cổ đau nhức kéo dài, bạn nên thực hiện chụp X quang

Thực hiện chụp X quang cột sống cổ

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sẽ cân đối máy chụp đúng vị trí, đồng thời điều chỉnh lượng tia X cần sử dụng sao cho phù hợp với nguyên lý chụp X quang và đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tư thế chụp phù hợp nhất, trong đó phổ biến nhất là chụp X quang trước sau (chụp thẳng) và chụp X quang nghiêng.

  • Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp thẳng: Người bệnh ngồi hoặc đứng trước giá phim, 2 cánh tay buông dọc theo cơ thể, gáy đặt sát vào tấm phim, cằm hơi ngửa ra. Bác sĩ sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc, bóng tia bức xạ X chiếu chếch lên đầu một góc khoảng 20 độ.
  • Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng: Người bệnh ngồi hoặc đứng trước giá phim, hướng ngồi chếch về phía bóng, 2 cánh tay buông dọc theo cơ thể, 1 tay nắm cổ tay còn lại, phần gáy đặt sát phim chụp, cằm hơi ngửa ra. Bác sĩ sẽ điều chỉnh mặt phẳng chính diện sao cho vuông góc với trục cột sống cổ vào giữa phim chụp theo chiều dọc.

Ngoài 2 tư thế chụp X quang cột sống cổ thẳng nghiêng như trên, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp X quang cột sống cổ ở tư thế gập người hoặc ưỡn người tối đa.

Chụp X quang cột sống cổ giúp chẩn đoán bệnh gì? Quy trình thực hiện ra sao?

>>>>>Xem thêm: Chu vi vòng bụng thai nhi là gì? Làm sao để tính chu vi vòng bụng thai nhi?

Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp dựa trên phim chụp X quang

Nhận kết quả chụp X quang cột sống cổ

Sau khi chụp X quang cột sống cổ, người bệnh sẽ nhận được kết quả sau khoảng 30 phút. Dựa vào phim chụp, bác sĩ sẽ xác định những bất thường ở vùng cột sống cổ (nếu có) và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Nếu cột sống cổ bình thường, hình ảnh chụp X quang sẽ thể hiện không thấy dị vật, không bị trật khớp hay gãy xương, các mô mềm xung quanh cột sống cổ không có bất thường, các đốt sống cổ sắp xếp đều đặn, không bị biến dạng. Ngược lại, cột sống cổ có vấn đề thì trên phim sẽ thấy các biểu hiện như cột sống cổ có độ cong bất thường, đứt gãy, trật khớp hoặc xuất hiện dị vật, khoảng cách giữa 2 đốt sống hẹp bất thường, đốt sống cổ bị xẹp…

Với các thông tin trên đây, KenShin đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chụp X quang cột sống cổ, các căn bệnh có thể chẩn đoán qua kỹ thuật này cũng như quy trình thực hiện. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý nên đến các cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, tránh việc chụp X quang không chuẩn xác và đưa ra kết quả chẩn đoán sai lệch nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *