Đạm là một chất rất cần thiết cho sức khỏe của cơ bắp, hệ da, cơ xương khớp và sản sinh hormone ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không? Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này nhé!
Bạn đang đọc: Hiện tượng thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Nhiều bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng cung cấp nhiều chất đạm sẽ giúp trẻ phát triển tốt và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện tượng thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không? Trên thực tế thì việc hấp thụ quá nhiều chất đạm không giúp cơ phát triển hơn, ngược lại còn khiến cho gan và thận phải làm việc nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mất nước và gây ra nhiều bệnh lý khác ở trẻ.
Contents
Vai trò của chất đạm
Chất đạm hay còn được gọi là protein cùng với chất béo và tinh bột là ba thành phần dinh dưỡng chính được chuyển hoá để sản sinh ra năng lượng cung cấp cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cho cơ thể như:
- Hình thành cấu trúc của các tế bào trong cơ thể người;
- Có vai trò chức năng hoạt động như enzyme;
- Chất mang và hormone.
Protein là một trong những thành phần chính trong cấu trúc của cơ thể, là thành phần chính hình thành cơ bắp, vận chuyển chất dinh dưỡng và sản xuất ra hormone. Đây chính là yếu tố đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, không phải cứ cung cấp nhiều protein cho trẻ mỗi ngày là tốt.
Trên thực tế, lượng chất đạm cần cung cấp cho trẻ mỗi ngày sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ, cụ thể:
- Giai đoạn từ 4 – 9 tuổi: Trẻ cần khoảng 19g protein/ngày;
- Giai đoạn từ 9 – 13 tuổi: Trẻ cần khoảng 39g protein/ngày;
- Giai đoạn từ 14 – 18 tuổi: Cần khoảng 46 – 52g protein/ngày.
Việc tiêu thụ quá nhiều chất đạm có thể mang đến nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vậy tình trạng thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Protein là chất dinh dưỡng không thể thiết cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều chất đạm mang lại những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.
Vậy hiện tượng thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không? Theo một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy được mối mối liên quan của tình trạng vừa đạm với một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh suy thận, đái tháo đường và ung thư tuyến tiền liệt.
Việc bổ sung quá nhiều protein dẫn đến tình trạng thừa đạm ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là dấu hiệu và hậu quả của việc trẻ bị thừa đạm mà cha mẹ nên biết, cụ thể là:
Trẻ đi tiểu thường xuyên
Nếu trẻ có biểu hiện đi tiểu thường xuyên hơn thì đây có thể là một
dấu hiệu trẻ thừa đạm mà ba mẹ cần lưu ý. Thận chỉ có thể phân giải và đào thải protein ở một giới hạn nhất định. Do đó, lượng protein dư thừa sẽ tích tụ lại và tạo ra môi trường có tính axit thận dẫn đến tình trạng trẻ đi tiểu nhiều hơn.
Tác dụng ban đầu là trẻ bị mất nước nhẹ, tuy nhiên lâu dần có thể hình thành sỏi thận.
Lo lắng và cáu gắt
Điều này thường xảy ra ở những trẻ ăn quá nhiều chất đạm và ít tinh bột, bởi tinh bột đóng một vai trò quan trọng trong quá trình kích thích cơ thể giải phóng ra chất serotonin – một loại hormone có tác dụng giúp tinh thần được thả lỏng và lạc quan.
Khó tiêu
Chế độ ăn quá nhiều chất đạm nhưng ít chất xơ, đặc biệt khi nguồn protein được cung cấp từ động vật. Điều này sẽ tàn phá hệ tiêu hoá còn non yếu của trẻ, gây ra tình trạng khó tiêu.
Luôn ở trạng thái mệt mỏi
Trẻ thường xuyên trong trạng thái uể oải và mệt mỏi dù đã ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do trẻ tiêu thụ quá nhiều chất đạm khiến cho gan và thận phải tăng cường hoạt động, làm việc quá mức.
Bên cạnh đó, việc ăn quá nhiều protein và ít tinh bột sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, khiến trẻ kém nhạy bén, khó tập chung hơn. Bởi tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho não. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ tăng cường tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây để trẻ có trạng thái sức khoẻ tốt nhất.
Hơi thở có mùi
Tiêu thụ quá nhiều chất đạm khiến hơi thở nặng mùi khó chịu. Đây cũng chính là một dấu hiệu để giúp cha mẹ nhận biết trẻ thừa đạm để điều chỉnh lại chế độ ăn uống của con.
Thừa cân béo phì
Tình trạng dư thừa đạm đồng nghĩa với việc dư thừa lượng calo cung cấp cho cơ thể. Nếu trẻ lười vận động, không thể đốt cháy lượng calo dư thừa thì chúng sẽ được tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ khiến trẻ thừa cân, béo phì. Điều này đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch ở trẻ.
Tổn thương nội tạng
Hàm lượng protein trong cơ thể tăng cao khiến thận phải làm việc liên tục để lọc bỏ các chất thải và dễ dẫn đến bệnh sỏi thận. Đồng thời, hiện tượng dư thừa chất đạm còn làm tăng nồng độ nitơ trong cơ thể khiến cho cơ chế xử lý chất thải bị ảnh hưởng, từ đó tác động không tốt đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng
Nhiều loại protein có chứa các chất gây tổn hại cho hệ miễn dịch của trẻ, nghiêm trọng nhất là làm suy giảm hệ miễn dịch.
Cần bổ sung chất đạm cho trẻ khi nào?
Thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nếu không được bổ sung đầy đủ lượng protein hàng ngày cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ nên bổ sung thêm chất đạm cho trẻ trong các trường hợp dưới đây, cụ thể là:
Thiếu cân: Trẻ bị thiếu cân thường xảy ra do cơ thể không được nhận đủ hàm lượng protein cần thiết để tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển cấu trúc cơ thể.
Kén ăn: Ở những trẻ kén ăn thường có xu hướng không thích ăn thịt cũng như các loại thực phẩm giàu protein. Điều này khiến cơ thể trẻ bị thiếu hụt lượng chất đạm cần thiết.
Trẻ ăn chay: Trong khẩu phần ăn của những trẻ ăn chay thường không có thịt. Do đó, trẻ cần được bổ sung thêm khoảng từ 10 – 15% lượng protein để đảm bảo đủ lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Cha mẹ có bổ sung chất đạm cho trẻ từ những thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu protein như ngô, rau bina, đậu Hà Lan…
Tìm hiểu thêm: Say bột ngọt uống gì? Những cách xử lý tình trạng say bột ngọt hiệu quả
Cách chăm sóc cho trẻ bị thừa chất đạm
Khi trẻ bị thừa chất đạm, cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho con để cân bằng lại các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hạn chế những nguy cơ xấu cho sức khỏe. Lúc này, phụ huynh cần:
- Tập cho trẻ ăn nhiều rau củ và hoa quả.
- Cung cấp các loại chất đạm tốt có trong tôm, cua, cá, các loại đậu…
- Xây dựng thực đơn ăn uống cụ thể cho trẻ để kiểm soát được hàm lượng các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.
- Giảm lượng protein theo sự phát triển của trẻ để không gây mất cảm giác ngon miệng của bé.
- Rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thường xuyên, tốt nhất là cha mẹ nên tập luyện cùng với con.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Có nên ngâm chân hàng ngày không? Cách ngâm chân thế nào?
Tóm lại, hiện tượng thừa đạm trong cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì… Vì vậy, cha mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi thừa đạm ở trẻ em có nguy hiểm không.