Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (trismus nascentium) là một dạng uốn ván toàn thân nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của các bé. Vì vậy, cha mẹ cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho bản thân và con trẻ.

Bạn đang đọc: Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là uốn ván sơ sinh, là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển. Hiện nay, theo một vài ước tính vào năm 2018, có đến khoảng 180.000 ca tử vong hàng năm.

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính do nha bào của trực khuẩn clostridium tetani gây ra. Nha bào có ở khắp mọi nơi trong môi trường, đặc biệt là trong đất, tro, đường ruột, phân của động vật và con người, trên bề mặt da và các dụng cụ rỉ sét như đinh, kim, dây thép gai,… Các nha bào này có thể tồn tại trong nhiều năm nhờ khả năng chống chọi rất tốt với nhiệt độ và hầu hết các loại thuốc sát trùng.

Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Nha bào của trực khuẩn clostridium tetani là tác nhân gây ra uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là một dạng uốn ván toàn thân xảy ra ở trẻ sơ sinh do phần rốn của bé bị nhiễm trực khuẩn gram dương kỵ khí hình thành nha bào clostridium tetani gây ra. Những bà mẹ chưa được tiêm vắc xin uốn ván đầy đủ sẽ không có đủ nồng độ chất kháng độc tố để có thể truyền kháng thể của mẹ qua nhau thai giúp bảo vệ thai nhi trong bụng, và khiến con mình có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Uốn ván sơ sinh hiện nay chủ yếu chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển.

Nguyên nhân gây uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh uốn ván, nhưng căn bệnh này đặc biệt phổ biến và nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai chưa được tiêm chủng đầy đủ vắc xin chứa giải độc tố uốn ván.

Nguyên nhân uốn ván rốn xảy ra là do phần cuống rốn chưa lành bị nhiễm trùng, đặc biệt là với những trường hợp cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh bằng dụng cụ chưa được vô trùng, dùng vật liệu bị ô nhiễm để che cuống rốn, chăm sóc sản phụ sau sinh kém hoặc sinh con ở những nơi có điều kiện mất vệ sinh.

Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

Nhiễm trùng cuống rốn là nguyên nhân dẫn đến uốn ván sơ sinh

Triệu chứng uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là tình trạng nguy hiểm và bất cứ ai cũng không mong nó sẽ xuất hiện ở con mình. Ở bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường xuất hiện từ 3 đến 24 ngày sau khi sinh.

Đầu tiên, các cơ của bé sẽ bị co cứng và kèm theo những cơn đau nhức. Sau hai ngày đầu bú mẹ, cơ nhai của bé bắt đầu cứng đơ khiến bé không thể bú mẹ bình thường được nữa, sau đó là đến cơ mặt và cơ gáy. Co cứng cơ sẽ đi cùng với những cơn đau nhức khiến trẻ khó chịu khóc liên tục không ngừng, kèm theo đó là có thể sốt và vã mồ hôi.

Tiếp theo, các cơn co giật, động kinh xuất hiện do các yếu tố âm thanh, ánh sáng hoặc sự đụng chạm từ bên ngoài. Sau cùng là co thắt uốn ván tổng quát, cứng khớp và cong vẹo toàn thân, cơ thể trẻ sẽ căng lên hoặc bị cong ngược về sau.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của vitamin và khoáng chất đối với sức khỏe tim mạch

Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?
Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh khiến cơ thể trẻ bị bị cong ngược về sau

Các biện pháp phòng tránh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Có 3 biện pháp chính để phòng ngừa và loại trừ uốn ván sơ sinh bao gồm tiêm chủng, sinh sạch và chăm sóc vệ sinh rốn.

Về biện pháp tiêm chủng, người mẹ được khuyến cáo tiêm đủ 3 liều vắc xin uốn ván, 1 liều giảm độc tố bạch hầu và ho gà (Tdap), 2 liều giải độc uốn ván khi đang trong thai kỳ (nếu trước khi mang thai chưa tiêm). Tiêm tối đa 5 liều được coi là đủ để bảo vệ bản thân và con trẻ suốt đời.

Ở trẻ sơ sinh, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm 6 liều (3 liều cơ bản và 3 liều tăng cường) vắc xin chứa độc tố uốn ván cho mỗi trẻ. 3 liều đầu tiên khi trẻ được 6 tuần tuổi và 3 liều nhắc lại cách nhau mỗi 4 tuần vào năm trẻ lên 2.

Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

WHO khuyến nghị nên tiêm đủ 6 mũi vắc xin chứa độc tố uốn ván cho mỗi trẻ

Phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh quan trọng đến thế nào?

Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm tấn công các dây thần kinh và cơ bắp của cơ thể gây đau đớn dữ dội và suy hô hấp. Với các bà mẹ và trẻ sơ sinh, căn bệnh này hoàn toàn có thể cướp tính mạng của cả hai mẹ con

Đặc biệt, điều khiến uốn ván được xem là 1 căn bệnh khủng khiếp là bởi trong suốt quá trình từ lúc khởi phát đến khi tiến triển mạnh, người bệnh vẫn sẽ hoàn toàn tỉnh táo và còn ý thức, kể cả có là trẻ sơ sinh. Do đó, việc phòng ngừa bệnh uốn ván sơ sinh cho mẹ và bé là cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp bảo vệ an toàn cho tính mạng và sức khỏe của 2 mẹ con mà còn giúp họ không phải trải qua những đau đớn, dằn vặt về thể xác lẫn tinh thần.

Khi con bạn có những dấu hiệu cho thấy khả năng bị uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thì hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được can thiệp và điều trị kịp thời. Lưu ý rằng, mọi liều vắc xin cần tiêm vào cơ thể đều có liều lượng và thời gian khuyến cáo tiêm cụ thể. Vui lòng, nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm.

Phòng ngừa uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh quan trọng như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Sau chọc hút trứng bao lâu thì có kinh?

Nếu có dấu hiệu bệnh hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được can thiệp và điều trị kịp thời

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để bảo vệ con em của mình!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *