Chụp cộng hưởng từ gan là một thủ thuật tạo ra hình ảnh chi tiết về gan của người bệnh. Nó được sử dụng để xác định nhiều tình trạng bệnh, một số bệnh phổ biến nhất bao gồm viêm gan, u gan nguyên phát và bệnh gan nhiễm mỡ.
Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ gan và những điều cần biết
Gan là một cơ quan phức tạp được tạo thành từ các mạch máu, tiểu thùy và các cấu trúc mô mềm khác, chuyên gia y tế thường sử dụng chụp cộng hưởng từ gan để phát hiện và chẩn đoán các tình trạng và vấn đề gây bệnh. Vậy chụp cộng hưởng từ gan là gì?
Contents
Chụp cộng hưởng từ gan là gì?
Chụp cộng hưởng từ gan hay còn gọi là MRI gan là phương pháp chẩn đoán hình ảnh mô phỏng lại hình ảnh của gan thông qua việc sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính. Phương pháp chụp cộng hưởng từ gan kết hợp với sử dụng thuốc tương phản trên người bệnh đem lại hình ảnh rõ nét hơn giúp cải thiện khả năng đánh giá tổn thương gan.
MRI hay chụp cộng hưởng từ quét tạo ra hình ảnh chi tiết hơn nhiều so với chụp X-quang truyền thống. Tia X được sử dụng để quan sát các bộ phận dày đặc của cơ thể như xương, trong khi MRI cũng có thể hiển thị các chất mềm như sụn, gân, dây chằng, cơ và bao gồm cả mạch máu.
Khi nào cần chụp cộng hưởng từ gan?
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp cộng hưởng từ gan vì nhiều lý do. Chuyên gia y tế có thể sử dụng xét nghiệm này để theo dõi tình trạng bệnh tiến triển như thế nào và đáp ứng của cơ thể với việc điều trị. Chụp MRI gan cũng có thể sử dụng để giúp chẩn đoán các tình trạng như:
- Ung thư gan;
- Khối u gan lành tính;
- Xơ gan;
- Bệnh gan nhiễm mỡ;
- Viêm gan.
Ngoài ra, nếu bạn có yếu tố nguy cơ – chẳng hạn như di truyền, lạm dụng rượu, tiểu đường – mắc các rối loạn sức khỏe liên quan đến gan, bác sĩ có thể chọn MRI làm công cụ chẩn đoán có độ chính xác cao và ít xâm lấn hơn.
Các triệu chứng có thể báo hiệu rối loạn gan bao gồm:
- Cổ trướng;
- Sưng ở chân;
- Dễ bầm tím;
- Nước tiểu sậm màu;
- Vàng da, vàng mắt;
- Ăn mất ngon;
- Mệt mỏi, buồn nôn.
Quy trình chụp cộng hưởng từ gan
Trước khi bạn chụp MRI gan, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và bất kỳ dị ứng nào bạn có thể mắc phải – đặc biệt là dị ứng với thuốc tương phản. Người bệnh có thể bị chống chỉ định với chụp MRI nếu có các thiết bị cấy ghép có thể bị di chuyển bởi nam châm trong máy MRI.
Tiếp theo, người bệnh sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo và thay áo choàng khi đến chụp MRI. Sau khi mặc quần áo, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm trên bàn. Kỹ thuật viên có thể sẽ điều chỉnh cơ thể của bệnh nhân sao cho có góc chính xác để chụp được hình ảnh cần thiết. Người bệnh cũng sẽ được trang bị tai nghe giúp loại bỏ tiếng ồn lớn phát ra trong quá trình quét.
Máy MRI rất hẹp và tối, vì vậy nếu bạn mắc chứng sợ bị vây kín, người bệnh nên nói với kỹ thuật viên để có thể xem xét dùng thuốc an thần để hỗ trợ.
Sau đó, người bệnh sẽ từ từ trượt vào bên trong máy có gắn thiết bị gửi và nhận xung tần số vô tuyến để thu nhận tín hiệu tạo ra hình ảnh. Khi ở bên trong, người bệnh phải giữ thật yên vì ngay cả chuyển động nhỏ nhất cũng có thể làm mờ hình ảnh.
Trong quá trình chụp, kỹ thuật viên sẽ thao tác chụp và kiểm tra hình ảnh với một trạm máy tính bên ngoài phòng MRI để đảm bảo hình ảnh rõ ràng.
Khi quá trình chụp hoàn tất, người bệnh có thể được yêu cầu đợi trong khi bác sĩ kiểm tra lại các hình ảnh chụp xem có đạt yêu cầu không. Toàn bộ quá trình có thể mất khoảng 30 – 45 phút.
Tìm hiểu thêm: Chụp CT đầu có phát hiện ung thư não không? Chỉ định và chống chỉ định của chụp CT đầu
Ưu và nhược điểm của chụp cộng hưởng từ gan
Ưu điểm
Chụp MRI gan có thể cho thấy cấu trúc của gan cũng như sự phát triển không điển hình. Hình ảnh chụp MRI cũng sẽ có thể cho thấy lưu lượng máu trong gan, điều này có thể cung cấp thông tin có giá trị về các bệnh mạch máu có thể ảnh hưởng đến cơ quan này.
MRI gan có thể được thực hiện ngay cả khi có hoặc không có thuốc nhuộm tương phản. Thuốc nhuộm tương phản thường tạo ra hình ảnh sáng hơn, rõ hơn so với quét mà không sử dụng thuốc tương phản.
Chụp MRI gan tạo ra hình ảnh có độ chi tiết cao mang lại cho các chuyên gia mức độ chính xác cao trong chẩn đoán một số tình trạng về gan.
Trong hai nghiên cứu riêng biệt năm 2018 và năm 2019, MRI cho phép các chuyên gia y tế chẩn đoán chính xác bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan ở hơn 75% số người đã thực hiện chụp MRI gan.
Chụp MRI được coi là xét nghiệm được lựa chọn để chẩn đoán cả ung thư gan và khối u lành tính trên gan.
MRI thường được ưu tiên hơn chụp CT vì quét MRI không tiếp xúc với bức xạ và độ chính xác của hình ảnh không phụ thuộc vào kỹ năng của kỹ thuật viên thực hiện quét. Hơn nữa, MRI có thể được sử dụng để xác định chính xác khu vực cần sinh thiết, nếu cần để xác nhận chẩn đoán.
Nhược điểm
- Chi phí cao, không phải bệnh viện nào được trang bị máy chụp MRI.
- Thời gian chụp lâu hơn so với chụp cắt lớp vi tính.
- Chống chỉ định với người có thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong người hoặc bệnh nặng có thiết bị hồi sức bên người.
Lưu ý trước khi chụp cộng hưởng từ gan
Đối với hầu hết các lần chụp MRI, người bệnh không cần phải chuẩn bị đặc biệt và có thể ăn uống theo ý muốn trước khi chụp. Tuy nhiên, điều này hơi khác đối với MRI gan. Vì gan được nối với thực quản nên nhiều bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ít nhất bốn giờ trước đó. Tuy nhiên những yêu cầu này có thể thay đổi giữa các bác sĩ, vì vậy tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ của mình về những yêu cầu.
Tất cả các lần quét MRI đều yêu cầu bệnh nhân loại bỏ các vật kim loại khỏi cơ thể. Điều này bao gồm những thứ như đồ trang sức, kẹp tóc và khuyên tai. Để giúp tăng tốc quá trình quét, bạn nên thực hiện việc này trước khi rời khỏi nhà. Nếu bạn có một thiết bị y tế cấy ghép bằng kim loại, chẳng hạn như máy điều hòa nhịp tim hoặc ghim và ốc vít từ xương gãy, bạn nên cho kỹ thuật viên biết trước khi quá trình quét bắt đầu.
>>>>>Xem thêm: Giảm triệu chứng viêm họng cấp hiệu quả với Otosan Spray Forte
Như vậy, chụp cộng hưởng từ gan để kiểm tra cấu trúc và chức năng của gan, MRI có độ chính xác cao và không sử dụng bức xạ. Tuy nhiên, chúng có thể đắt tiền và không phải ai cũng phù hợp với kiểu quét hình ảnh này. Trên đây là thông tin về những triệu chứng và tình trạng nào có thể cần chụp MRI gan, những gì kết quả quét có thể phát hiện và những gì sẽ xảy ra nếu bạn lên lịch chụp MRI gan.