So với các phương pháp siêu âm đang được ứng dụng hiện nay, siêu âm 5D là công nghệ mới xuất hiện, được nhiều thai phụ quan tâm. “Vậy ưu điểm của siêu âm 5D là gì? Cách thực hiện ra sao? Siêu âm 5D khác gì 4D?” là những thắc mắc thường gặp của mẹ bầu khi đang lựa chọn phương pháp siêu âm phù hợp.
Bạn đang đọc: Siêu âm 5D khác gì 4D? Những câu hỏi thường gặp về siêu âm 5D
Tuy là công nghệ mới nhất nhưng siêu âm 5D có thật sự vượt trội so với công nghệ trước đó là siêu âm 4D? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu mọi thông tin về siêu âm 5D cũng như so sánh siêu âm 5D khác gì 4D để mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp siêu âm phù hợp.
Contents
Siêu âm 4D, 5D là gì?
Nhiều mẹ bầu thắc mắc siêu âm 5D khác gì 4D khi cần lựa chọn một phương pháp siêu âm phù hợp. Trong khi phương pháp siêu âm 3D, 4D quan sát được hình thái bên ngoài của thai nhi, thì siêu âm 5D cho phép nhìn rõ cấu trúc bên trong của thai nhi.
Về cơ bản, siêu âm 4D hay siêu âm bốn chiều tương tự như siêu âm 3D nhưng có điểm khác biệt là có thể cung cấp video thai nhi chuyển động trong thời gian thực. Giống như siêu âm 3D, siêu âm 4D cũng cho phép bác sĩ theo dõi các vấn đề sức khỏe của thai nhi dựa trên hình ảnh siêu âm rõ nét hơn so với hình ảnh siêu âm 2D. Có thể nói siêu âm 4D là siêu âm 3D chuyển động.
Để nhận ra sự khác nhau giữa siêu âm 4D và 5D, bạn cần tìm hiểu siêu âm 5D là gì, có điểm gì khác biệt siêu âm 4D. Siêu âm 5D là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm để quan sát chuyển động của thai nhi trong tử cung của mẹ. Phương pháp này cho phép mẹ bầu có thể quan sát một cách rõ nét, chân thực hình thái, cử chỉ, biểu cảm của thai nhi trong bụng mẹ giống như đang xem video trực tiếp, cũng như giúp bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh của thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Siêu âm 5D khác gì 4D?
Để so sánh siêu âm 5D khác gì 4D cũng như so sánh với các công nghệ siêu âm trước đây, mẹ có thể dựa vào các yếu tố sau:
Công nghệ siêu âm
Nếu mẹ muốn tìm hiểu siêu âm 4D hay 5D tốt hơn, bạn nên xét yếu tố công nghệ. Qua hình ảnh không gian 3 chiều trong cùng một chiều thời gian, siêu âm 4D thể hiện được cấu trúc bên ngoài cơ thể và nội soi cấu tạo bên trong của thai nhi. Do đó, kỹ thuật này có thể tái hiện lại hoạt động của thai nhi qua hình ảnh động hoặc video ngắn.
Siêu âm 5D phát triển dựa theo công nghệ của siêu âm 4D nhưng được kết hợp thêm 1 chiều chẩn đoán tự động.
Hình ảnh siêu âm
Tất cả công nghệ siêu âm 3D, 4D, 5D đều cho phép theo dõi được bức ảnh tổng thể cũng như chi tiết các cơ quan của thai nhi. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh của siêu âm 3D, 4D, 5D sẽ rõ ràng và sắc nét hơn siêu âm 2D gấp nhiều lần. Thậm chí siêu âm 4D, 5D còn thể hiện được cử động của thai nhi rõ ràng, chân thật qua các bức ảnh động.
Video siêu âm
Trong khi siêu âm 2D và 3D chỉ tái tạo hình ảnh đa chiều của thai nhi thì siêu âm 4D và 5D có thể tạo ra hiệu ứng cho phép quan sát cử động của bé qua video trực tiếp và lưu lại kỉ niệm đẹp của con. Siêu âm 4D, 5D còn phản ánh được một số cử chỉ nhỏ hay biểu cảm sống động của thai nhi như chu môi, cười, ngáp ngủ..
Màu siêu âm
Siêu âm 2D chỉ cung cấp được hình ảnh với 2 màu đen và trắng trong khi siêu âm 3D, 4D, 5D mang đến hình ảnh hoặc video màu. Công nghệ siêu âm càng hiện đại thì sự phản ánh về màu sắc sẽ càng trở nên sống động và sắc nét.
Phát hiện bất thường
Qua hình ảnh siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D, bác sĩ có thể phân tích, chẩn đoán từ đó nhận biết được các bất thường của thai nhi và cả mẹ cũng như tìm ra được các nguyên nhân gây ra như: Mẹ tiết dịch âm đạo bất thường, tay chân và mặt bị phù nề, chảy máu khi mang thai; em bé ít vận động, thai nằm ở vị trí dễ sảy thai hoặc thai nằm ngoài tử cung, nguy cơ vỡ ối sớm, tiền sản giật,…
Phát hiện dị tật
Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D không chỉ phát hiện các bất thường mà còn giúp bác sĩ chẩn đoán được các dị tật bẩm sinh của thai nhi như sứt môi hở hàm ếch, thiếu ngón tay chân, hội chứng Down thai nhi, bệnh tim bẩm sinh, não úng thủy,… từ đó tìm ra phương án kịp thời giải quyết.
An toàn với mẹ và thai nhi
Siêu âm 2D, 3D, 4D, 5D đều sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại được hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Đây là kỹ thuật chẩn đoán không xâm lấn nên khiến mẹ dễ chịu và bác sĩ tiến hành các bước siêu âm thuận tiện. Mức độ an toàn của siêu âm cao và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
Yêu cầu tư thế khi siêu âm
Khi siêu âm 2D, mẹ có thể nằm ở mọi tư thế để bác sĩ có thể tiến hành siêu âm trong khi siêu âm 3D, 4D, 5D yêu cầu mẹ nằm ngửa và đảm bảo có đủ nước ối để đạt kết quả siêu âm cao nhất.
Thời điểm siêu âm phù hợp
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, siêu âm 2D có thể được thực hiện ở mọi tháng tuổi của thai. Để có được hiệu quả cao cũng như tiết kiệm chi phí khi siêu âm 3D, 4D, 5D, mẹ nên siêu âm lúc thai nhi đã đủ lớn, khoảng tuần thứ 11 đến 33 của thai kỳ. Nếu siêu âm 4D, 5D trong khoảng thời gian sau tuần thai thứ 34 sẽ gây khó khăn cho bác sĩ siêu âm vì lúc này khoang ối đã chật và cũng không còn cần siêu âm nữa.
Tìm hiểu thêm: Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Vì sao?
Chi phí siêu âm
Nếu bạn thắc mắc siêu âm 4D và 5D khác nhau như thế nào thì giá cả của hai loại siêu âm này là điều đáng lưu ý. Kỹ thuật siêu âm thai 4D có chi phí dao động trong khoảng từ 350 nghìn đến hơn 500 nghìn đồng/lần.
Trong các loại siêu âm hiện nay, siêu âm 5D có giá đắt nhất, thông thường chi phí tiến hành siêu âm 5D là 400 nghìn đến hơn 650 nghìn đồng/lần.
Phương pháp siêu âm 5D có thể ứng dụng vào lĩnh vực nào?
Nếu xét khía cạnh siêu âm 5D khác gì 4D thì siêu âm 5D được ứng dụng thêm nhiều mục đích khác. Phương pháp siêu âm 5D được ứng dụng để kiểm tra, chẩn đoán về: Tim thai, hệ thần kinh trung ương, hệ xương dài, đo độ mờ da gáy, trong khảo sát nang noãn (5D Follicle).
Siêu âm 5D đo tim thai giúp trình bày cùng lúc 9 mặt cắt cơ bản trong khảo sát tim và quan sát sinh động về hình thể, các cử động các lá van, tự động đánh dấu các buồng tim, các mạch máu lớn.
Siêu âm 5D hệ thần kinh trung ương giúp trình bày 3 mặt cắt cơ bản cùng lúc qua não thai nhi và hiển thị 6 thông số thường quy nhanh chóng gồm: BPD, OFD, HC, tiểu não, não thất bên.
Ngoài tác dụng khảo sát thai, siêu âm 5D còn tự động phát hiện, đo đạc thể tích và kích thước từng nang noãn giúp khảo sát được nang noãn buồng trứng, tiết kiệm thời gian hữu ích trong thụ tinh ống nghiệm.
Những lưu ý khi siêu âm 5D
Hiện nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng mình siêu âm 5D gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, siêu âm 5D còn giúp các bác sĩ sàng lọc trước khi sinh và phát hiện dị tật bẩm sinh nếu có. Để siêu âm 5D đạt kết quả tốt nhất, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Để tiến hành siêu âm 5D cho mẹ và bé an toàn, mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và thiết bị y tế.
- Một số trường hợp siêu âm yêu cầu mẹ nhịn tiểu, uống nhiều nước để việc siêu âm thuận tiện hơn.
- Mẹ cần đi khám thai đúng các mốc thời gian do bác sĩ chỉ định để đạt kết quả siêu âm tốt. Đặc biệt, mẹ không nên siêu âm trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì lúc này là thời điểm hình thành các cơ quan quan trọng của thai nhi.
>>>>>Xem thêm: Chức năng của tủy sống và những điều cần biết
Qua bài viết “Siêu âm 5D khác gì 4D”, ta có thể thấy mỗi công nghệ siêu âm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, tùy vào yêu cầu và khả năng tài chính của mỗi gia đình mà có thể chọn lựa những phương pháp siêu âm phù hợp và đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.