Những ai không nên ăn rau cải cúc và vì sao thực phẩm này lại trở thành “khắc tinh” đối với họ? Nếu đây cũng là mối quan tâm của bạn thì hãy tham khảo ngay bài viết sau của KenShin.
Bạn đang đọc: Những ai không nên ăn rau cải cúc?
Nhờ sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúc đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro nếu bạn sử dụng không đúng cách. Vậy những ai không nên ăn rau cải cúc? Hãy cùng KenShin đi tìm lời giải đáp.
Contents
Tổng quan về rau cải cúc
Rau cải cúc còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Cúc tần ô, rau cúc, đồng hao,… Loài thực vật này có tên khoa học là Chrysanthemum coronarium và là một trong những đại diện thường gặp của họ Cúc.
Cây cải cúc có phần thân khá mọng nước, tròn mẩy và thường mọc thẳng, chiều cao khi trưởng thành dao động từ 0,5 – 0,8m. Chúng có phần lá xẻ thùy mạnh tạo thành hình lưỡi mác đặc trưng nhưng phần đầu mở rộng và có đường viền răng cưa.
Hoa cải cúc khá nhỏ, phía ngoài có màu vàng nhạt và chuyển sang sắc đậm khi đi vào trung tâm. Cải cúc thường được trồng và thu hoạch vào mùa đông xuân ở miền Bắc còn ở phía Nam, loại rau này được gieo trồng từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.
Cải cúc thường được dùng để làm rau, chúng có vị giòn ngọt xen chút đắng nhẹ và mùi từa tựa như mùi thuốc Bắc. Bạn có thể nấu canh cải cúc với chút thịt băm hoặc dùng để xào, làm salad hay nấu lẩu đều rất phù hợp.
Những tác dụng tích cực của cải cúc
Rau cải cúc không phải là thực phẩm đơn thuần, chúng tích hợp rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Điển hình nhất là những lợi ích dưới đây:
- An thần, cho giấc ngủ ngon: Đối với những người thường xuyên căng thẳng, hay trằn trọc, mất ngủ thì cải cúc chính là lựa chọn “cứu cánh”. Loại rau này hàm chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Ngoài ra chúng cũng cực giàu các axit amin thiết yếu. Và cả hai thành phần này đều rất có lợi cho chức năng của hệ thần kinh, giúp bạn xả stress, ổn định về tâm lý, bảo vệ các nơron và phòng ngừa bệnh đãng trí.
- Lợi tiểu, tiêu sưng: Khả năng điều hòa trao đổi chất của cải cúc có được là nhờ thành phần axit amin, chất béo, protein, Na, K,… cực dồi dào. Và khi hoạt động chuyển hóa diễn ra suôn sẻ thì quá trình bài tiết qua đường tiểu cũng dễ dàng hơn, từ đó giúp tiêu sưng do viêm nhiễm, giảm phù nề do ứ nước.
- Hỗ trợ điều trị cao huyết áp: Tinh dầu và các axit amin trong thực vật này được chứng minh là có tác dụng hạ huyết áp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, cải cúc còn làm tiêu mỡ xấu, nhờ vậy giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch, một trong những căn nguyên chủ yếu khiến huyết áp tăng cao.
- Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Các vi chất trong cải cúc đem đến 2 tác dụng lớn, đó là bổ sung dưỡng chất cho cơ tim và giúp gia tăng sức bền, cải thiện chức năng co bóp của cơ quan này. Vậy nên nếu bạn thường xuyên ăn cải cúc thì sẽ ngăn ngừa được nguy cơ suy giảm chức năng tim.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Mùi hương rất đặc biệt của rau cải cúc đem đến cảm giác kích thích vị giác, gia tăng sự bài xuất nước bọt nói riêng và dịch tiêu hóa nói chung, từ đó mang lại cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Chưa hết, hàm lượng chất xơ cao trong loại rau này sẽ tạo ra lực ma sát nhẹ, giúp kích thích nhu động ruột và đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải bã cũng như độc tố ra khỏi cơ quan tiêu hóa.
- Chữa ho hen: Vitamin A trong rau cải cúc là thành phần chống nhiễm khuẩn hô hấp cực hữu hiệu. Ngoài ra chúng còn giúp làm sạch đường thở, tăng cường chức năng phổi, giảm thiểu các triệu chứng ho hen.
- Làm đẹp da: Các thành phần khoáng chất, vitamin trong cải cúc giúp kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin ở tầng bì. Bên cạnh đó chúng còn thúc đẩy tái tạo tế bào mới ở lớp biểu bì. Kết quả là da sẽ ngày một săn chắc, căng bóng và sáng màu hơn.
- Kích sữa về: Lợi ích này cũng đến từ khả năng kích hoạt trao đổi chất của cải cúc. Khi quá trình chuyển hóa vật chất được tăng cường, thân nhiệt được duy trì ổn định thì quá trình tạo sữa sẽ diễn ra dễ dàng hơn và chất lượng sữa cũng có nhiều cải thiện. Điều này giải thích vì sao các mẹ sau sinh lại thường truyền tai nhau cách nấu cải cúc với thịt nạc để “gọi” sữa về.
Tìm hiểu thêm: Vắc-xin phế cầu Prevenar 13 cần tiêm mấy mũi là đủ?
Những ai không nên ăn rau cải cúc?
Rau cải cúc rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng vẫn là yếu tố nguy cơ trong một số trường hợp. Vậy những ai không nên ăn rau cải cúc?
Người bị tiêu chảy, lạnh bụng
Theo Đông y, cải cúc có tính mát nên nếu đang bị tiêu chảy, lạnh bụng mà ăn thực phẩm này thì bệnh tình sẽ càng nặng thêm. Do đó, một là chúng ta loại trừ cải cúc ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày trong thời gian bị đi ngoài, hai là dùng chúng với một lượng hạn chế và luôn nấu kèm các gia vị có tính ấm như tiêu, gừng để cân bằng lại tính hàn của cải cúc.
Người bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên tụt huyết áp
Như đã nhắc đến ở trên, cải cúc là thực phẩm được dùng để hỗ trợ điều trị huyết áp cao. Điều này cũng có nghĩa là với những ai đang bị huyết áp thấp hoặc thường xuyên tụt huyết áp thì đây là lựa chọn tối kỵ. Không những vậy, thực tế còn cho thấy với những người có huyết áp bình thường thì hiện tượng tụt huyết áp nhẹ vẫn có thể xảy ra khi họ ăn rau cải cúc với lượng quá nhiều hoặc quá thường xuyên.
Trẻ dưới 1 tuổi
Rau cải cúc có chứa một số thành phần khó tiêu và không có lợi cho chức năng tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Vậy nên các chuyên gia y tế khuyến cáo đây không phải là lựa chọn phù hợp dành cho đối tượng này. Một số bà mẹ khi nhìn thấy tác dụng trị ho của cải cúc thì rất muốn áp dụng cho bé con của mình. Tuy nhiên nếu trẻ chưa tròn 12 tháng thì bạn nên đặc biệt cân nhắc về điều này.
>>>>>Xem thêm: U bã đậu có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị và phòng ngừa u bã đậu
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bây giờ thì bạn đã biết những ai không nên ăn rau cải cúc rồi chứ?
Một số lưu ý khi chế biến cải cúc
Khi chế biến cải cúc, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và giữ trọn được nguồn dưỡng chất vốn có của loại rau này, bạn cần lưu ý đến một số điểm đặc biệt sau:
- Sơ chế đúng cách và cẩn thận. Sau khi nhặt sạch bạn nên rửa qua 2 lượt nước. Tiếp đến ngâm rau trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và các yếu tố nguy cơ bám dính trên bề mặt. Cuối cùng rửa lại một lần nữa trên vòi nước chảy.
- Như đã nhắc qua ở phần trên của bài viết, để giảm thiểu tính hàn của cải cúc, bạn nên chế biến chúng cùng các loại gia vị cay nóng như tiêu, gừng, tỏi.
- Lên lửa vừa độ, không nấu sôi quá lâu vì như vậy sẽ làm mất đi các dưỡng chất có lợi trong rau.
- Ăn với lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 lạng mỗi lần và không quá 2 lần mỗi tuần để ngăn ngừa các tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Trên đây là những phân tích của KenShin xoay quanh nghi vấn: “Những ai không nên ăn rau cải cúc?”. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin đắt giá về loại thực vật này để sử dụng chúng sao cho thật an toàn và hiệu quả. Trân trọng!