Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi (EUS) là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh có thể tiếp cận gần nhất với các mô ở vị trí cần kiểm tra. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi

Có thể nói, kỹ thuật siêu âm nội soi chính là một thành tựu y khoa nổi bật trong lĩnh vực nội soi đường tiêu hóa, giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn của các khối u. Bên cạnh đó, siêu âm nội soi còn an toàn, cho kết quả nhanh chóng.

Siêu âm nội soi là gì?

Siêu âm nội soi là phương pháp hiện đại, kết hợp giữa kỹ thuật nội soi và siêu âm. Bằng cách sử dụng dây nội soi có gắn đầu dò siêu âm, kỹ thuật này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời những tổn thương trong cơ quan tiêu hóa, mật, tụy cũng như những tổn thương tại niêm mạc và ngoài niêm mạc ống tiêu hóa.

Đáng chú ý, siêu âm nội soi còn đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm, (phát hiện khối u ở giai đoạn sớm giúp điều trị khỏi lên đến 98 – 100%) hay phát hiện những khối u nằm sâu trong ổ bụng với mức độ xâm lấn tối thiểu.

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác

Siêu âm nội soi hiện được đánh giá cao hơn so với phương pháp CT đa dãy hay MRI. Chưa kể, hình thức siêu âm nội soi kết hợp với chọc hút sinh thiết kim nhỏ còn cho phép bác sĩ chuyên khoa đánh giá được mối liên quan với các hạch lân cận so với các khối u, đồng thời cũng có thể phát hiện các khối u hiện xâm lấn ra các cơ quan xung quanh ra sao.

Về cơ bản, thông qua siêu âm nội soi có thể chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến thực quản, đánh giá giai đoạn sớm của ung thư thực quản cũng như sự xâm lấn của khối u tới các lớp của thực quản. Ngoài ra, siêu âm nội soi còn cho phép bác sĩ phát hiện tình trạng di căn hạch gần, di căn hạch trung thất.

Tương tự, đối với những bệnh lý dạ dày, phương pháp siêu âm nội soi có khả năng giúp chẩn đoán giai đoạn sớm của bệnh ung thư dạ dày, đánh giá tình trạng các u dưới niêm mạc dạ dày; đồng thời còn phát hiện di căn hạch gần lẫn hạch lân cận so với khối u, khối u hiện xâm lấn thế nào ra cơ quan xung quanh, di căn gan lách,…

Siêu âm nội soi có thể chẩn đoán bệnh gì?

Ưu điểm của phương pháp siêu âm nội soi là có thể cung cấp rất nhiều hình ảnh có giá trị thông tin hơn cho bác sĩ so với hình ảnh từ các xét nghiệm khác.

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi

Siêu âm nội soi giúp xác định giai đoạn của bệnh ung thư

Dựa trên những hình ảnh từ siêu âm nội soi, bác sĩ có thể chẩn đoán được các bệnh lý sau đây:

  • Xác định ung thư đang ở giai đoạn nào, mức độ lan rộng ra sao,… của các bệnh lý như ung thư dạ dày, tuyến tụy, thực quản, trực tràng, ung thư phổi,… Từ các thông tin về khối u, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn điều trị cho bệnh nhân phù hợp với tình trạng bệnh;
  • Xác định nguyên nhân gây tình trạng sụt cân, đau bụng kéo dài hoặc chẩn đoán nguyên nhân gây ra tình trạng đại tiện không tự chủ;
  • Đánh giá bệnh lý có tác động đến tụy, điển hình như u nang tuyến tụy, viêm tụy mạn tính,…;
  • Siêu âm nội soi có thể hỗ trợ bác sĩ thực hiện dẫn lưu nang giả/các tụ dịch bất thường hiện diện trong ổ bụng;
  • Giúp bác sĩ phân phối thuốc có mục tiêu vào tuyến tụy, gan cũng như một số cơ quan khác;
  • Khảo sát, đánh giá tình trạng sỏi mật, u gan; đồng thời kiểm tra tình trạng tăng sinh bất thường khác trong ống mật;
  • Đánh giá tình trạng khối u lẫn những tổn thương đã được phát hiện trong nội soi trước đó;
  • Đánh giá các hình ảnh có được bằng phương pháp chụp CT, xét nghiệm X-quang,…;
  • Đánh giá độ dày niêm mạc dạ dày, giai đoạn bóng vater.

Rủi ro khi thực hiện siêu âm nội soi

Bên trên chúng ta đã đề cập nhiều đến ưu điểm của phương pháp siêu âm nội soi. Vậy phương pháp này có rủi ro nào hay không?

Trên thực tế, siêu âm nội soi là một kỹ thuật nội soi hiện đại, an toàn nếu quá trình này được thực hiện tại cơ sở y tế với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Bác sĩ luôn luôn trao đổi với bệnh nhân về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nội soi trước khi tiến hành, bao gồm một số rủi ro có thể xảy ra sau đây:

  • Rủi ro bị chảy máu tại vị trí sinh thiết;
  • Rủi ro nhiễm trùng;
  • Bệnh nhân có thể bị đau nhức cổ họng trong một ngày, có khi lâu hơn;
  • Rủi ro bị rách thành ruột, cổ họng;
  • Viêm tụy (trường hợp dùng kim nhỏ tuyến tụy);
  • Phản ứng với thuốc an thần.

Tìm hiểu thêm: Kem hăm Sudocrem của nước nào? Có hiệu quả ra sao?

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi
Trước khi nội soi, nên tư vấn bác sĩ

Bệnh nhân cần lưu ý, nếu sau quá trình phẫu thuật cơ thể có các biểu hiện bao gồm sốt, tức ngực, thở hụt hơi, đại tiện ra phân sẫm màu/đen, đau bụng dữ dội kéo dài,… thì phải nhanh chóng gọi cho bác sĩ để trao đổi về tình trạng hiện tại hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán bệnh.

Những trường hợp chống chỉ định siêu âm nội soi (EUS)

Siêu âm nội soi tuy là phương pháp an toàn, hữu ích trong chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện kỹ thuật này. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định thực hiện siêu âm nội soi bạn cần lưu ý:

  • Những ai mắc bệnh lý tại thực quản có nguy cơ làm thủng thực quản (do hóa chất, thuốc gây hẹp thực quản,…);
  • Những người bị suy tim, nhồi máu cơ tim cấp, thường xuyên tăng huyết áp, suy hô hấp,…;
  • Người lớn tuổi, tình trạng cơ thể suy nhược, sức khỏe kém;
  • Người bệnh tâm thần khó hợp tác cùng nhân viên y tế trong việc thực hiện thủ thuật siêu âm nội soi;
  • Người mắc chứng vẹo cột sống, ho nhiều,…

Những lưu ý khi thực hiện siêu âm nội soi đường tiêu hóa

Để giúp quá trình siêu âm nội soi đường tiêu hóa diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, cho kết quả chính xác nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Nên nhịn ăn trong vòng 6 giờ trước khi tiến hành siêu âm nội soi;
  • Tuân thủ hướng dẫn làm sạch đường tiêu hóa (có thể dùng thuốc tan bọt dạ dày, thuốc nhuận tràng) để đảm bảo hiệu quả chẩn đoán và an toàn khi thực hiện thủ thuật.

Những điều cần biết về phương pháp siêu âm nội soi

>>>>>Xem thêm: Hiểu rõ về hạt chia bị mốc và tác động đến sức khỏe

Nên nhịn ăn 6 tiếng trước khi siêu âm nội soi

Sau quá trình siêu âm nội soi, thường bệnh nhân sẽ cảm giác khó chịu ở cổ họng, có người sẽ bị chướng bụng. Tuy nhiên, triệu chứng này không kéo dài lâu cũng như không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe nên bệnh nhân không cần phải lo lắng. Nhưng trường hợp phát hiện cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường, chẳng hạn như đau quặn bụng, đi ngoài ra máu,… thì phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn.

Tóm lại, siêu âm nội soi là phương pháp có ý nghĩa quan trọng giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý (đặc biệt là tiêu hóa), cũng như giai đoạn của các khối u. Hiện siêu âm nội soi đang bổ sung những hạn chế của các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác để giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh chính xác và kịp thời hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *