Sỏi tuyến nước bọt là bệnh lý không hiếm nhưng ít người biết, đây không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên khi sỏi sưng phồng lên sẽ gây nhiều biến chứng khôn lường. Cùng xem nguyên nhân và cách phòng, điều trị bệnh này.
Bạn đang đọc: Sỏi tuyến nước bọt: Những thông tin quan trọng bạn cần biết
Đã bao giờ bạn cảm thấy đau nhức ở vùng dưới lưỡi, sưng phồng ở vùng tuyến nước bọt? Đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi tuyến nước bọt. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Triệu chứng và điều trị như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Contents
Sỏi tuyến nước bọt là gì? Ai là người dễ mắc phải?
Sỏi tuyến nước bọt là một cấu trúc bị vôi hoá và hình thành bên trong ống dẫn tuyến nước bọt, dẫn tới là hiện tượng lắng đọng và tích tụ các thành phần vô cơ và hữu cơ trong tuyến nước bọt hoặc trong các ống dẫn tuyến nước bọt. Sự tắc nghẽn này hình này lên các cục sỏi, làm cản trở dòng chảy của nước bọt. Sỏi tuyến nước bọt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới viêm tuyến nước bọt.
Khoảng 92 – 95% lượng nước bọt được sản xuất bởi 3 tuyến nước bọt chính. Phần còn lại được tạo ra bởi khoảng 600 – 1000 tuyến nước bọt nhỏ. Các tuyến nước bọt chính bao gồm ở mang tai, dưới hàm và dưới lưỡi. Khoảng 3/4 trường hợp bệnh sỏi tuyến nước bọt xảy ra ở tuyến dưới hàm, chúng cũng có thể ảnh hưởng tới tuyến mang tai. Người bị sỏi tuyến nước bọt đều có thể bị sỏi tái phát lại.
Sỏi tuyến nước bọt có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Nhưng hầu hết trường hợp thường gặp ở tuổi trung niên, nam giới mắc nhiều hơn nữ giới. Trẻ em hiếm khi có sỏi tuyến nước bọt.
Nguyên nhân, dấu hiệu của sỏi tuyến nước bọt?
Nguyên nhân
Sỏi tuyến nước bọt không lây nhiễm hay di truyền, nguyên nhân chính gây ra bệnh này vẫn chưa được làm rõ nhưng hầu hết là do sự hình thành và lắng đọng của các chất trong tuyến nước bọt (chủ yếu là canxi), tích tụ lại ở các tuyến nước bọt. Khi nước bọt không thể thoát ra khỏi một ống dẫn bị tắc sẽ chảy ngược vào trong gây ra sỏi.
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác có thể dẫn tới sỏi tuyến nước bọt như:
- Đã từng xạ trị cổ hoặc vùng đầu;
- Tiền sử đối với chấn thương miệng;
- Dùng thuốc ảnh hưởng đến việc sản xuất nước bọt như thuốc chống dị ứng, thuốc kháng cholinergic, thuốc huyết áp, thuốc kiểm soát bàng quang, thuốc tâm thần,…
- Đã từng bị hội chứng Sjogren hoặc gút;
- Vấn đề với thận;
- Uống nước không đủ.
Dấu hiệu và triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt
Bệnh này ít gây ra triệu chứng khi đang hình thành, khi kích thước các cục sỏi đủ to sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Một số các dấu hiệu phổ biến thường gặp như:
- Vướng ở vùng miệng dưới lưỡi hoặc sưng ở bên má vùng răng số 6,7;
- Sưng phồng tuyến nước bọt ở vùng mang tai hoặc dưới hàm;
- Khi tuyến nước bọt hoạt động nhiều (trong bữa ăn), cục sưng sẽ càng hiện rõ hơn và giảm dần khi nước bọt được lưu thông;
- Bệnh nhân cảm thấy đau nhức vùng tuyến và ống tuyến (mang tai, dưới hàm);
- Thường xuyên thấy khô miệng, đau ở mặt hoặc miệng;
- Sỏi nước bọt đôi khi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng trong hoặc xung quanh tuyến bị ảnh hưởng, dẫn tới sốt, thậm chí hình thành mủ xung quanh sỏi.
Chẩn đoán bị sỏi tuyến nước bọt
Sỏi tuyến nước bọt được phân làm 3 loại dựa theo kích thước phổ biến của nó.
- Sỏi nhỏ: ≤4 mm;
- Sỏi trung bình: 5 – 6mm;
- Sỏi lớn: ≥6mm.
Một số trường hợp bị bệnh có thể phát hiện bằng mắt thường, sờ nắn cũng có thể thấy sỏi. Tuy nhiên có những trường hợp sỏi ở sâu hơn thì cần phải siêu âm, chụp X-quang để có thể phát hiện vị trí sỏi.
Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Sỏi tuyến nước bọt là một bệnh không quá khó gặp, chúng không nguy hiểm tới tính mạng, có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên biến chứng của sỏi tuyến nước bọt khá nguy hiểm, hệ luỵ là người bệnh có thể mắc phải những bệnh sau.
- Nguy cơ viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi;
- Giảm hoạt động tiết nước bọt hoặc thậm chí không tiết nước bọt;
- Teo tuyến nước bọt;
- Mất chức năng bài tiết;
- Xơ hóa;
- Nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng Goodpasture: Triệu chứng, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Vì những hậu quả nghiêm trọng đó, mà khi có dấu hiệu của bệnh sỏi tuyến nước bọt, chúng ta cần thăm khám và điều trị ngay tránh để những hệ lụy nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị sỏi tuyến nước bọt
Để điều trị sỏi tuyến nước bọt có 2 cách: Điều trị không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.
Đối với phương pháp điều trị không phẫu thuật
Trong thời gian đầu mới phát bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng cách điều trị không phẫu thuật như sau:
- Điều trị bằng thuốc: Có thể sử dụng thuốc chống co thắt giúp nước bọt dễ thoát ra hơn. Kháng sinh phổ rộng để chống nhiễm trùng và đề phòng bội nhiễm. Thuốc kháng viêm và giảm đau.
- Tán sỏi tuyến nước bọt ngoài cơ thể: Dùng dụng cụ vi phẫu phát sóng xung kích điện từ để tán vỡ sỏi mà không gây tổn thương đến mô tuyến.
- Sử dụng các chất lợi nước bọt: Bệnh nhân bị bệnh này được khuyến khích ngậm chanh hoặc kẹo chua 2 – 3 giờ một lần.
- Bên cạnh đó nếu sỏi ngay tại lỗ ống dẫn nước bọt có thể dùng các ngón tay để nặn viên sỏi ra ngoài.
Đối với phương pháp phẫu thuật:
- Với trường hợp viên sỏi kích thước lớn (5mm), cần phải phẫu thuật. Tuỳ từng vị trí của sỏi và tính nghiêm trọng mà có thể sẽ cần kết hợp cả phẫu thuật và nội soi để loại bỏ chúng.
- Sỏi ở mang tai có thể được phá vỡ bằng tia laser để tán sỏi.
- Phẫu thuật robot: Công nghệ robot giúp bác sĩ có hình ảnh rõ ràng hơn về khu vực cần lấy sỏi trong không gian chật hẹp.
>>>>>Xem thêm: Bé 15 tháng chưa biết nói có phải bất thường không?
Sau phẫu thuật, người bệnh có thể bị đau vết mổ và khoảng 2 tuần sau mới hồi phục. Với những bệnh nhân mới điều trị sỏi tuyến nước bọt bằng phương pháp phẫu thuật, cần ăn thức ăn mềm và uống thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình phục hồi.
Cách phòng ngừa bệnh sỏi tuyến nước bọt
Vẫn chưa có báo cáo nào chính xác về nguyên nhân chính gây ra sỏi tuyến nước bọt, tuy nhiên có nhiều giả thuyết về nhiễm trùng, lắng đọng cơ chất hoá học và ứ đọng nước bọt trong thời gian dài làm tạo điều kiện hình thành sỏi. Tuy nhiên, vì là bộ phận của vùng tai mũi họng, các bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên giữ khoang miệng sạch sẽ, uống đủ nước để tạo điều kiện cho sự dẫn lưu thông nước bọt tốt, giảm tình trạng nhiễm khuẩn thì phần nào sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh này xuất hiện.
Bên cạnh đó, nên thăm khám sức khỏe định kỳ đặc biệt khoa Tai Mũi Họng mỗi năm 2 lần cũng là cách phòng ngừa bệnh tật nói chung và phát hiện bệnh sỏi tuyến nước bọt sớm.
Kết luận lại, việc điều trị loại bỏ sỏi tuyến nước bọt không khó khăn và phức tạp, tuy nhiên dễ bị tâm lý chủ quan nên thường bỏ qua dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nên các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi có những triệu chứng bất thường ở các vị trí hai bên tai, dưới hàm hoặc sàn miệng, hãy sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.