Sỏi cholesterol có tỷ lệ cao nhất trong những bệnh nhân có sỏi trong túi mật. Nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có nguy cơ cao phải tiến hành cắt bỏ túi mật. Hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về quá trình hình thành sỏi cholesterol, phương pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng này hiệu quả qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sỏi cholesterol trong túi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả
Có tới hơn 30% trường hợp sỏi túi mật trong bệnh lý sỏi mật nói chung. Trong đó có 10% là tình trạng sỏi cholesterol. Vậy thật sự sỏi cholesterol là gì, có nguy hiểm không và biện pháp nào để phòng tránh loại sỏi này?
Contents
Sỏi cholesterol trong túi mật là gì?
Theo chu trình tiêu hóa trong cơ thể, chất béo được gan chuyển hóa, sản sinh ra cholesterol, sau đó được cholesterol được chuyển đến dịch mật và được đào thải ra ngoài. Trong dịch mật, cần có acid mật và lecithin để hòa tan hiệu quả cholesterol.
Vì sao sỏi cholesterol được hình thành?
Sỏi cholesterol chủ yếu là do cholesterol tích tụ quá nhiều trong cơ thể, tụ lại thành sỏi trong túi mật. Những trường hợp dẫn đến hình thành sỏi cholesterol bao gồm:
- Cholesterol quá nhiều, dịch mật không đủ, không hòa tan được cholesterol nên cholesterol tích tụ lại trong túi mật. Lượng cholesterol quá nhiều và tồn đọng trong dịch mật, kết hợp với chất nhầy tiết ra trong túi mật, tạo ra bùn mật, là tiền đề hình thành sỏi mật. Từ đó hình thành sỏi cholesterol trong tương lai.
- Khả năng co bóp của túi mật suy giảm, dịch mật tồn đọng lâu hơn trong túi mật, kết hợp với lượng cholesterol nhiều hơn bình thường sẽ kết tụ thành sỏi cholesterol.
Dựa theo quá trình hình thành thì sỏi cholesterol trong túi mật có thể chia thành 2 loại:
- Sỏi nguyên chất: Thường cứng, kích thước lớn, hình cầu, có màu vàng, có cấu trúc tinh thể nhưng tỷ lệ có sỏi cholesterol nguyên chất không cao.
- Sỏi hỗn hợp: Là loại sỏi trong thành phần có cholesterol, canxi và muối bilirubin. Sỏi hỗn hợp thường nhỏ nhưng số lượng rất nhiều.
Biểu hiện có sỏi cholesterol trong túi mật
Khi hình thành sỏi cholesterol trong túi mật, nếu sỏi cholesterol nhỏ hay có ít sỏi trong túi mật, người bệnh thường không có triệu chứng gì, vì khi đó quá trình lưu thông mật vẫn ổn định. Người bệnh sẽ nhận ra những biểu hiện khác biệt trên cơ thể khi sỏi lớn đã gây tắc nghẽn dịch mật. Các triệu chứng bao gồm:
- Cơn đau bên phải bụng, trung tâm bụng thường xuất hiện đột ngột và tăng nhanh.
- Đau lưng giữa, đau ở vai phải.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Vàng da, tròng mắt trắng.
- Sốt cao, lạnh người.
Những triệu chứng vàng da, sốt cao cần được nhập viện và điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Đối tượng dễ có nguy cơ mắc sỏi cholesterol
Đối tượng có khả năng cao mắc phải sỏi cholesterol cần có những biên pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Những đối tượng này bao gồm:
- Giới tính: Phái nữ có nguy cơ có sỏi cholesterol hơn phái nam. Đặc biệt là nữ giới đang trong thời kỳ mang thai.
- Tuổi tác: Từ 60 – 70 tuổi là nhóm tuổi có nguy cơ có sỏi cholesterol cao nhất.
- Tiền sử gia đình: Trong gia đình, đã có thành viên có sỏi mật thì nguy cơ có sỏi cũng tăng cao.
- Lối sống không lành mạnh: Ít vận động, thừa cân, béo phì, thường xuyên nhịn ăn, dùng thuốc tránh thai thường xuyên,…
- Các bệnh lý khác: Bệnh hồng cầu liềm, suy gan, tăng huyết áp, tiểu đường, nhiễm sán lá gan, nhiễm ký sinh trùng mật, chít hẹp đường mật,…
Điều trị sỏi cholesterol
Các trường hợp sỏi cholesterol nhỏ, chưa có triệu chứng, người bệnh vô tình phát hiện nhờ đi khám tổng quát thì chưa cần thực hiện các phương pháp điều trị tại bệnh viện. Lúc này, người bệnh cần cải thiện chế độ ăn uống, thói quen sống là chủ yếu. Trong trường hợp người bệnh có sỏi cholesterol lớn, kèm theo các triệu chứng đau nặng, cần được điều trị nhanh chóng bằng phương pháp phù hợp.
Các phương pháp điều trị sỏi cholesterol bác sĩ có thể đề xuất cho người bệnh bao gồm:
- Phương pháp nội khoa: Là phương pháp người bệnh dùng thuốc để ngăn cản sự tăng kích thước của sỏi. Đồng thời hòa tan sỏi theo thời gian. Vì vậy nên thời gian điều trị thường dài, nhưng hiệu quả đạt được còn cần nhiều yếu tố khác. Vậy nên điều trị dùng thuốc chỉ được dùng khi bệnh nhân không thực hiện phẫu thuật được.
- Phương pháp ngoại khoa: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt túi mật cho người bệnh để ngăn ngừa tái phát. Hình thức phẫu thuật được bác sĩ cân nhắc tùy theo tình trạng bệnh lý. Sau khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể trở về sinh hoạt bình thường, nhưng nên ít ăn các thực phẩm chứa chất béo và cholesterol.
- Phương pháp khác như: Tán sỏi qua da, nội soi tụy mật ngược dòng, chụp đường mật qua da,… Những phương pháp này được bác sĩ đề xuất tùy theo tình trạng bệnh và khả năng kinh tế của người bệnh.
- Cải thiện chế độ ăn: Quá trình điều trị cần kết hợp với chế độ ăn phù hợp. Người bệnh hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, giảm cân nếu cần thiết, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Tập thể dục vừa sức và điều độ cũng giúp người bệnh cải thiện tình trạng sỏi cholesterol.
Tìm hiểu thêm: Tất tần tật những điều cần biết về bạch biến dương vật
Các cách phòng ngừa sỏi cholesterol
Cải thiện chế độ ăn là cách phòng ngừa bệnh lý sỏi cholesterol trong túi mật nói riêng và toàn bộ sức khỏe nói chung. Vì nguyên nhân chủ yếu hình thành sỏi cholesterol là lượng cholesterol dư thừa. Vậy chế độ ăn hợp lý là vấn đề chủ yếu. Một chế độ ăn khoa học mà các đối tượng có nguy cơ cao có sỏi có thể thực hiện như sau:
- Giảm lượng mỡ trong bữa ăn: Khi ăn nhiều mỡ, túi mật co bóp mạnh để tiêu hóa bớt lượng mỡ trong bữa ăn. Vậy nên cần giảm lượng mỡ trong bữa ăn, những thực phẩm chứa nhiều cholesterol cần cắt giảm bao gồm: Lòng đỏ trứng gà, nội tạng động vật,…
- Tăng đạm trong bữa ăn: Để hỗ trợ sự tái tạo của các tế bào gan, ngăn ngừa sự thoái hóa mỡ tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ.
- Bữa ăn giàu đường bột và chất xơ: Đường bột khá dễ tiêu nhưng không ảnh hưởng tới hoạt động của mật kết hợp với chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B và vitamin C đặc biệt là các loại hoa quả tươi.
- Bổ sung các thức ăn lợi mật như nghệ và lá chanh trong bữa ăn. Có thể bổ sung kèm 1 ít chất béo có lợi như: Bơ, dầu thảo mộc sống.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh alpha Thalassemia và cách phòng ngừa hiệu quả
Sỏi cholesterol chủ yếu đến từ chế độ ăn uống không lành mạnh hàng ngày. Vì vậy, việc kiểm soát bữa ăn đối với người có nguy có cao có sỏi mật hay người bệnh đang trong quá trình điều trị là cực kỳ cần thiết. Và khi người bệnh có các triệu chứng nguy hiểm của sỏi cholesterol cần đến khám tại cơ sở y tế trong thời gian sớm nhất.