Răng hàm dưới số 7 ở hàm trên và dưới đều có vai trò quan trọng, đảm nhận nhiều nhiệm vụ trong hàm răng. Vậy, nếu bị mất răng số 7 hàm dưới thì có sao không? Sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu mất đi chiếc răng này?
Bạn đang đọc: Bị mất răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Trước tiên, mất răng số 7 hàm dưới sẽ làm cho việc ăn uống sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thức ăn khó bị nghiền nát trước khi đi xuống dạ dày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về răng hàm dưới số 7 và cách để khắc phục nếu bị mất răng.
Contents
Răng hàm dưới số 7 có chức năng gì?
Trong cung hàm, răng hàm số 6, 7 và 8 là 3 chiếc răng có kích thước lớn nhất. Trước răng số 8 là răng số 7. Trong trường hợp nếu hàm răng của bạn không mọc đủ răng số 8 thì răng số 7 sẽ chính là chiếc răng nằm phía trong cùng.
Răng hàm số 7 bao gồm 4 chiếc, 2 chiếc ở hàm trên đối xứng với 2 chiếc ở hàm dưới. Mỗi người chỉ mọc răng số 7 duy nhất 1 lần trong đời, chiếc răng này không trải qua quá trình thay răng sữa giống như những chiếc răng khác, do đó, nếu như lỡ mất thì răng sẽ không thể mọc trở lại. Những chiếc răng hàm số 7 hàm dưới có đặc điểm là có 2 chân răng, trong khi đó, những chiếc hàm trên lại có 3 chân.
Răng số 7 và răng số 6 kết hợp sẽ giúp nhai và nghiền nát thức ăn để dễ tiêu hóa trước khi đưa xuống dạ dày. Khả năng nghiền nát thức ăn của răng số 7 được đánh giá cao hơn so với răng số 6 và răng số 8.
Kích thước của răng số 7 lớn và có cấu tạo khá phức tạp. Do thường xuyên phải tiếp xúc với thức ăn lại nằm sâu bên trong khiến cho việc vệ sinh khó khăn hơn những chiếc răng khác nên rất dễ gặp các tổn thương như sâu răng, viêm nướu chân răng,… Khi răng số 7 gặp phải các bệnh lý này thì việc điều trị bảo tồn sẽ được ưu tiên. Nếu trong trường hợp không được ưu tiên thì bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân trồng lại răng số 7.
Bị mất răng số 7 có nguy hiểm không?
Do răng số 7 có cấu tạo phức tạp lại chỉ mọc một lần duy nhất nên việc giữ cho răng số 7 luôn khỏe mạnh rất quan trọng. Nếu không may bị mất răng số 7 do tai nạn, chấn thương hoặc do bệnh lý nào đó mà để lâu không can thiệp thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng như sau:
- Lực nhai bị yếu đi, khả năng ăn uống gặp nhiều khó khăn, gây ra tâm lý chán ăn, hạn chế ăn uống. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng cho thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, thức ăn chưa được nghiền nát kỹ đi xuống dạ dày sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn, có thể gây ra tình trạng quá tải, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
- Mất răng số 7 để lâu theo thời gian sẽ gây ra tình trạng tiêu xương hàm, khiến cho lợi bị tụt, móm răng.
- Những người bị mất răng số 7 thường có đặc điểm là má hóp, lâu ngày vùng da bị hóp này có thể bị chảy xệ và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Do đó, người bệnh thường có ngoại hình già hơn so với tuổi.
- Răng số 7 mất đi để lại trong cung hàm một khoảng trống lớn. Các răng trong cung hàm sẽ có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống đó gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng tới khả năng nhai và có thể khiến mặt bị méo.
- Người bệnh cũng có thể bị những cơn đau đầu và đau cơ hàm quấy rầy do răng số 7 hàm dưới bị mất đi và răng số 7 hàm trên không còn sự nâng đỡ, áp lực đè lên quai hàm tăng lên.
Khoảng trống trong răng cũng sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh lý về răng miệng phức tạp khác. Do đó, hãy điều trị tình trạng bị mất răng càng sớm càng tốt, tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu những thông tin bạn cần biết về thoái hóa và hoại tử tế bào
Bị mất răng số 7 hàm dưới phải khắc phục như thế nào?
Răng số 7 bị mất thì không còn cách nào khác là phải thực hiện trồng răng. Hiện nay, một số phương pháp trồng răng phổ biến, được nhiều người tin tưởng lựa chọn gồm:
- Hàm giả có thể tháo lắp: Phương pháp này phù hợp với đối tượng là người cao tuổi hoặc người bị mất nhiều vị trí răng. Đây là hàm răng giả có thể tháo lắp dễ dàng, tiện lợi. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ mang một số nhược điểm như khả năng nhai yếu và không giải quyết được vấn đề tiêu xương hàm.
- Làm cầu răng sứ: Để thực hiện phương pháp này, trước tiên, 2 răng kế cận răng bị mất phải thật chắc khỏe, rồi sau đó bác sĩ sẽ mài 2 chiếc răng này và phục hình cầu răng lên cả 3 răng. Trong nhiều trường hợp, đây không phải là phương pháp phù hợp vì một số người không mọc đủ răng số 8 và mài răng số 6 cận kề sẽ khiến cho chất lượng răng bị suy yếu.
- Trồng răng Implant: Có thể nói, đây là phương pháp tối ưu nhất. Trồng răng Implant có cấu trúc tương tự như răng thật nhờ trụ Implant, do đó khả năng nhai không bị hạn chế, giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm và độ bền cao lên tới 20 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu chăm sóc răng miệng cẩn thận.
>>>>>Xem thêm: Viêm bàng quang ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chẩn đoán
Dựa vào thể trạng của mỗi cá nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trồng răng phù hợp. Qua bài viết chúng ta có thể thấy, bị mất răng số 7 hàm dưới không can thiệp sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, nếu rơi vào tình trạng bị mất răng, bạn hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Phương pháp trồng răng Implant có thể là một phương pháp phù hợp dành cho nhiều người, tuy nhiên, nếu đang mắc các bệnh lý phức tạp như cao huyết áp hoặc đang trong thời gian xạ trị, hóa trị, có cấu trúc xương không bình thường thì không nên thực hiện phương pháp này.