Răng số 7 bị lung lay đau nhức gây ra nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp hằng ngày. Trở thành vấn đề “đau đầu” của rất nhiều người. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do đâu? Cách điều trị như thế nào?
Bạn đang đọc: Răng số 7 bị lung lay đau nhức phải làm sao?
Răng số 7 góp phần quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Chính vì vậy, khi răng này bị lung lay đau nhức đã trở thành nỗi lo của mọi người. Tình trạng lung lay và đau nhức ở răng số 7 xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Contents
Các nguyên nhân dẫn đến răng số 7 bị lung lay đau nhức
Răng số 7 là răng cối lớn thứ hai, nó nằm ở phía trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng số 7 bị đau nhức và lung lay:
Viêm nha chu
Viêm nha chu là một trường hợp nặng của bệnh lý răng miệng. Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này là do việc tích tụ mảng bám và cao răng trên răng quá lâu, quá nhiều. Những mảng bám, cao răng này thường có chứa vi khuẩn, do đó nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì có thể gây ra viêm nướu (viêm lợi). Viêm nướu nếu không được điều trị thì khả năng cao sẽ tiếp tục dẫn đến tình trạng viêm nha chu.
Đây là một bệnh lý về răng miệng có thể gây phá hủy mô nướu và xương hàm. Từ đó khiến răng số 7 bị lung lay, đau nhức và rụng. Bên cạnh đó, còn có thể dẫn đến một số triệu chứng khác như: Sưng nướu, đỏ và đau nướu, chân răng chảy máu, tụt nướu,…
Chấn thương
Nếu như bạn bị va đập, ngã, tai nạn gây chấn thương răng miệng thì cũng có thể gây tổn thương đến chân răng, khiến răng số 7 bị lung lay, đau nhức hoặc thậm chí là mẻ, rụng.
Nghiến răng
Nghiến răng là thói quen của rất nhiều người khi ngủ hoặc ngay cả khi căng thẳng. Điều này có thể làm mòn men răng, mòn mô khiến răng bị lung lay.
Mắc các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác có thể kể đến như như loãng xương cũng có khả năng làm suy yếu xương hàm. Từ đó khiến răng bị lung lay và dễ gãy hơn.
Mọc răng khôn
Việc răng khôn mọc lên nhưng lại mọc lệch cũng có thể khiến răng số 7 bị lung lay đau nhức. Bởi răng khôn (răng số 8) nằm kề cận răng số 7. Khi nó mọc lệch sẽ gây ra chèn ép và có khả năng làm tiêu phần chân răng hoặc phần thân của răng số 7. Nếu không khám sức khỏe răng miệng định kỳ thì rất khó để phát hiện ra tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của vaccine HPV
Thay đổi nội tiết tố thai kỳ
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi. Nồng độ Estrogen và Progesterone tăng lên có thể gây ảnh hưởng đến răng miệng. Có nguy cơ khiến răng bị lung lay hoặc đau nhức.
Răng số 7 bị lung lay đau nhức phải làm sao?
Cách khắc phục răng số 7 bị lung lay đau nhức tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để biết rõ là do đâu và được tư vấn cách điều trị phù hợp, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc phòng khám kha khoa uy tín.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể có thể được chỉ định theo từng nguyên nhân:
Đối với nguyên nhân do viêm nha chu
- Cạo vôi răng để giúp loại bỏ mảng bám và cao răng.
- Nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Tư vấn về cách vệ sinh răng miệng và thói quen ăn uống hằng ngày để giúp đẩy mạnh hiệu quả điều trị cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh nướu răng.
Đối với nguyên nhân do chấn thương
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp. Trong trường hợp nhẹ sẽ cố định lại răng bằng khay cố định, từ đó giúp định hình lại đúng vị trí cho răng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được chỉ định cách nhai đúng cách để giúp bảo vệ răng đang bị lung lay.
Nếu tổn thương nặng, gây ra mẻ răng hoặc sứt răng, có thể sẽ cần thực hiện trám, bọc răng sứ hoặc phẫu thuật để sửa chữa và thay thế răng.
Trường hợp do răng số 8, bệnh lý về loãng xương, mang thai
Đối với những nguyên nhân này, tùy theo từng cơ địa và tình trạng cụ thể mà sẽ được chỉ định các phương án khắc phục phù hợp. Do đó, để đảm bảo nhất thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám và nhận tư vấn nhé!
Ngoài ra, với những ai bị ảnh hưởng đến răng số 7 do việc nghiến răng khi ngủ thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn thay đổi thói quen khi ngủ. Kết hợp với đó là sử dụng các dụng cụ bảo vệ răng miệng vào ban đêm.
Các lưu ý giúp giảm đau nhức răng số 7
Để giúp giảm đau nhức và giữ cho răng số 7 không bị lung lay nặng nề hơn, bạn có thể áp dụng một số lưu ý sau:
- Hạn chế ăn những loại thực phẩm cứng và dai.
- Nếu được hãy cắt nhỏ thức ăn hoặc xay nhuyễn ra để hỗ trợ cho việc dễ nhai hơn.
- Chườm đá lên má bằng túi chườm khi bị đau trong vòng 10 – 15 phút để giúp cải thiện tình trạng này.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày.
>>>>>Xem thêm: Dị ứng táo và những thông tin quan trọng cần biết
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng răng số 7 bị lung lay đau nhức. Từ đó thăm khám và có cách khắc phục tối ưu. Đồng thời cũng nắm được cách chăm sóc răng miệng hiệu quả.
Xem thêm các bài viết sau:
- Nguyên nhân và cách xử lý răng số 7 bị sâu vỡ
- Chữa tủy răng số 7: Quy trình điều trị chi tiết
- Áp xe răng số 7 có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách trị