Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Những bệnh lý liên quan đến thần kinh đều khá nguy hiểm và ảnh hưởng đến nhiều chức năng trong cơ thể. KenShin sẽ gửi đến bạn những kiến thức về bệnh lý thần kinh tự trị bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng bệnh.

Bạn đang đọc: Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Thuộc nhóm những tình trạng tổn thương dây thần kinh tự trị do nhiều nguyên nhân, bệnh lý thần kinh tự trị được gây ra do nhiều nguyên nhân, cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại dây thần kinh tổn thương. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về triệu chứng, biểu hiện bệnh, phương pháp điều trị cũng như cách phòng bệnh.

Triệu chứng khi mắc bệnh thần kinh tự trị

Bệnh thần kinh tự trị là nhóm những rối loạn do dây thần kinh kiểm soát các chức năng tự động của cơ thể bị tổn thương. Các dây thần kinh này thuộc một phần của hệ thần kinh tự chủ, đóng vai trò kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể như huyết áp, thân nhiệt, tiêu hóa, nhịp tim, nhu động ruột, tiểu tiện. Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tín hiệu giữa cơ quan và não bộ bị ảnh hưởng gây xảy ra nhiều triệu chứng.

Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Bệnh thần kinh tự trị do dây thần kinh bị tổn thương do nhiều nguyên nhân

Các dấu hiệu và triệu chứng khi mắc bệnh lý thần kinh tự trị còn phụ thuộc vào loại dây thần kinh bị ảnh hưởng là dây nào. Một số biểu hiện có thể kể đến là:

  • Bị chóng mặt và ngất xỉu khi đứng lên do giảm huyết áp đột ngột.
  • Các bệnh lý về đường tiết niệu như tiểu không tự chủ, tiểu rắt tiểu khó, khó cảm nhận đầy bàng quang, không tiểu hết nước trong bàng quang. Bệnh có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Gặp khó khăn về tình dục như rối loạn cương dương hoặc vấn đề xuất tinh ở nam giới, giảm ham muốn, khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở nữ giới.
  • Tiêu hóa thức ăn khó, chán ăn, no nhanh, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, ợ nóng, khó nuốt.
  • Bệnh nhân không nhận ra giảm lượng đường trong máu vì cơ thể không có dấu hiệu cảnh báo, chẳng hạn như đói bụng hay run rẩy tay chân.
  • Đổ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều khiến khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể bị ảnh hưởng.
  • Khả năng tập thể dục của cơ thể bị suy giảm, nhịp tim không thể thay đổi tăng giảm theo mức độ hoạt động mà vẫn giữ nguyên.

Nguyên nhân gây bệnh lý thần kinh tự trị

Bệnh lý thần kinh tự trị có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó là do tác dụng phụ của phương pháp điều trị của các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân phổ biến khác bao gồm:

  • Protein tích tụ bất thường trong các cơ quan gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các cơ quan.
  • Bệnh tự miễn dịch khiến hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công làm hỏng các bộ phận của cơ thể và dây thần kinh, chẳng hạn như bệnh lupus đỏ ban đỏ hệ thống cấp tính, hội chứng Sjogren, hội chứng Guillain-Barre, viêm khớp dạng thấp, celiac.
  • Hội chứng cận ung thư (paraneoplastic syndrome).
  • Bệnh nhân bị tiểu đường, nhất là khi người bệnh có khả năng kiểm soát glucose kém.
  • Các loại thuốc được dùng trong hóa trị ung thư.
  • Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, bệnh Lyme, ngộ độc, HIV.
  • Các bệnh rối loạn di truyền.

Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh

Thuốc hóa trị ung thư có nguy cơ gây bệnh lý thần kinh tự trị

Phương pháp điều trị bệnh thần kinh tự trị

Các bác sĩ sẽ điều trị những nguyên nhân khiến dây thần kinh bị tổn thương nhằm điều trị bệnh lý thần kinh tự trị. Trong trường hợp người bệnh bị tiểu đường thì bác sĩ sẽ điều trị bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu luôn ổn định. Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc, song song đó cần kết hợp chế độ ăn uống điều độ, vận động thể dục thể thao khoa học. Nếu bệnh lý thần kinh tự trị do những bệnh tự miễn thì người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giúp kiểm soát hệ miễn dịch trong cơ thể và giảm bớt tình trạng viêm của người bệnh.

Trong lúc điều trị nguyên nhân, bác sĩ còn kết hợp điều trị các triệu chứng nhằm giúp chất lượng sống của người bệnh được cải thiện. Ví dụ như:

  • Điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa: Tư vấn cho người bệnh thay đổi chế độ ăn uống thích hợp, chia nhỏ những bữa ăn trong ngày, ăn nhiều chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón, không ăn quá no. Bệnh nhân còn được bác sĩ kê thuốc nhuận tràng nếu cần thiết. Khi ngủ, người bệnh cần lưu ý kê cao đầu để phòng ngừa tình trạng ợ nóng.
  • Điều trị vấn đề về đường tiết niệu: Bệnh nhân có thể lên thời gian biểu cụ thể về thời gian uống nước và tiểu tiện. Đồng thời, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tình trạng bàng quang co bóp liên tục cùng một số loại thuốc kích thích người bệnh đi tiểu dễ dàng hơn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được đặt ống sonde tiểu giúp làm trống bàng quang.
  • Cải thiện những vấn đề về đổ mồ hôi bất thường bằng các loại thuốc đặc trị với công dụng hạn chế tiết mồ hôi.
  • Điều trị những biểu hiện về huyết áp và tim mạch thông qua việc sử dụng các loại thuốc làm tăng huyết áp và kiểm soát nhịp tim…
  • Cải thiện triệu chứng về những rối loạn trong sinh hoạt tình dục: Bệnh nhân được kê đơn nhằm cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam. Đối với nữ, người bệnh có thể uống thuốc giảm tình trạng âm đạo khô, ngăn ngừa nguy cơ đau rát âm đạo trong khi quan hệ.

Tìm hiểu thêm: Người bị huyết áp cao có ăn được trứng vịt lộn không?

Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh
Xây dựng thời gian biểu để uống nước và đi tiểu đúng giờ giúp điều trị bệnh

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Tuy rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh lý thần kinh tự trị do một số bệnh di truyền và đây là điều không thể ngăn ngừa được nhưng bạn có thể làm chậm quá trình khởi phát hoặc tiến triển của bệnh. Để làm được điều này, bạn nên chăm sóc sức khỏe tổng thể, kiểm soát tốt những bệnh lý đang mắc phải.

Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ để có lối sống lành mạnh nhằm quản lý bệnh, chúng bao gồm:

  • Kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích, không được hút thuốc lá.
  • Tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh tự miễn.
  • Chủ động thực hiện những biện pháp giúp ngăn ngừa hoặc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp.
  • Duy trì mức cân nặng phù hợp và ổn định.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao bằng những bài tập với cường độ vừa phải, không cố gắng thực hiện quá giới hạn của mình để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bệnh lý thần kinh tự trị do nguyên nhân gì? Cách điều trị và phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Nhảy dây có giảm mỡ bắp tay không? Giải đáp chính xác nhất

Cần có chế độ ăn uống khoa học để phòng bệnh

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có được lời giải đáp cụ thể cho vấn đề bệnh lý thần kinh tự trị. Bệnh càng được phát hiện sớm thì sẽ càng được kiểm soát kịp thời, nguy cơ bệnh nhân mắc biến chứng nguy hiểm càng thấp. Do đó, nếu có những biểu hiện nghi ngờ, người bệnh hãy đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *