Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?

Thai nhi 9 tuần tuổi là giai đoạn quan trọng, đánh dấu một bước ngoặt phát triển mới của thai nhi. Do đó, khi đánh giá chính xác những chỉ số sức khỏe của thai nhi, các mẹ rất quan tâm đến việc bác sĩ sẽ chỉ định khám thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò, phương pháp siêu âm nào là tối ưu?

Bạn đang đọc: Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?

Nhiều mẹ bầu khi đi khám thai thường thắc mắc thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò. Khi siêu âm thai tuần thứ 9, bác sĩ thường chọn phương pháp siêu âm đầu dò để quan sát rõ hơn các cơ quan bên trong nhằm phát hiện các bệnh lý mà trên siêu âm thành bụng khó thấy. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 12 trở đi, bác sĩ sẽ chuyển sang siêu âm thành bụng cho mẹ. Vậy hai phương pháp này khác nhau như thế nào?

Mẹ và bé phát triển thế nào trong tuần thứ 9?

Thời điểm tuần thứ 9 của thai kỳ đánh dấu một giai đoạn phát triển mới vì em bé không còn là phôi thai mà là một thai nhi. Trong giai đoạn này, cả mẹ và bé đều có sự phát triển mới, cụ thể như:

Sự thay đổi ở bé

Kích thước của bé khoảng 3cm và trọng lượng gần 7g. Ngón tay, ngón chân của bé đang hình thành thay thế cho màng, lông tơ mọc ra ở lớp da mềm mại của bé.

Bào thai, các mô và cá cơ quan quan trọng như thận, ruột, não và gan phát triển nhanh chóng suốt thai kỳ.

Tay và chân của thai nhi có thể uốn cong, cổ tay có thể co gập lại, đôi chân có thể gập lại trước bụng.

Qua là da mỏng, hình dáng cột sống của bé hiện rõ, dây thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra, trán tạm thời phình ra và não đang phát triển.

Lúc này, nhịp tim của thai nhi đã đủ mạnh để mẹ có thể cảm nhận được khi siêu âm thai.

Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?

Thai 9 tuần là giai đoạn bào thai và các mô cùng cơ quan quan trọng phát triển nhanh chóng

Sự thay đổi ở mẹ

Khi mang thai 9 tuần, mẹ chạm vào bụng sẽ thấy bụng dưới hơi săn chắc, đó là tử cung.

Nếu mẹ bị ốm nghén thì có thể vẫn tiếp tục bị ốm nghén ở tuần thứ 9 hoặc tình trạng này trở nên nặng nề hơn.

Ở thời điểm thai 9 tuần, đôi khi trọng lượng của mẹ bầu không thay đổi, nhưng có thể bị sụt cân nếu mẹ ốm nghén nặng. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần quá lo lắng, vì qua thời kỳ ốm nghén, mẹ có thể lấy lại cân nặng khi ăn uống như bình thường.

Sự khác nhau giữa siêu âm bụng và đầu dò

Hai phương pháp siêu âm bụng và siêu âm đầu dò hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác được các bệnh lý về sản phụ khoa. Trước khi tìm hiểu thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò, bạn cần hiểu rõ những ưu và nhược điểm của hai phương pháp này là gì.

Siêu âm bụng

Siêu âm bụng ở nữ là phương pháp kiểm tra và đánh giá những tổn thương của các cơ quan nằm trong ổ bụng như thận, gan, mật, tụy, lá lách, bàng quang, tử cung và buồng trứng. Đây là một trong những phương pháp cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện và tầm soát bệnh lý.

Siêu âm thai qua vùng bụng không xâm lấn và chỉ được thực hiện từ 5 đến 10 phút. Khi thai còn nhỏ, bác sĩ siêu âm bụng để phát hiện có thai hay không. Khi thai lớn hơn một chút, siêu âm bụng giúp bác sĩ kiểm tra chi tiết các bộ phận trong cơ thể hoặc phát hiện các dị tật nếu có.

Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?

Khi thai còn nhỏ thì siêu âm bụng sẽ giúp phát hiện được có thai hay không

Siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò là phương pháp dùng thiết bị đầu dò chuyên dụng có sóng siêu âm với tần số cao, được đưa vào âm đạo để siêu âm vùng chậu. Nhờ đó, hình ảnh siêu âm ghi được sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác và đầy đủ một số bệnh lý liên quan đến vùng chậu như tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm phụ khoa, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung,…

Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn đo kích thước nang trứng trội nhằm đánh giá được sự rụng trứng ở nữ. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể đo được độ dày mỏng của niêm mạc tử cung nhằm phát hiện một số bất thường ở niêm mạc tử cung hay bệnh lý như quá phát nội mạc tử cung.

Với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò có thể phát hiện thai sớm hoặc thai ngoài tử cung. Kết quả siêu âm có thể ngăn ngừa những trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra như vỡ thai ngoài tử cung gây nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,… Đồng thời, siêu âm đầu dò có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là tim thai. Phương pháp này sẽ không gây tác động đến thai nhi vì thiết bị siêu âm chỉ dịch chuyển ở khu vực âm đạo chứ không đi đến cổ tử cung.

Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò thích hợp nhất?

Do thai 9 tuần là thời điểm thai nhi vừa bước qua giai đoạn 2 tháng tuổi nên kích thước còn rất nhỏ bé, khi cân nhắc giữa việc thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò thì bác sĩ thường sẽ chọn phương pháp siêu âm đầu dò.

Nguyên nhân bác sĩ chọn siêu âm đầu dò khi cân nhắc thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là do thao tác siêu âm bằng đầu dò dễ thực hiện và dễ quan sát được em bé hơn so với cách siêu âm bụng. Hơn nữa, với những mẹ bầu bị thừa cân, béo phì, siêu âm qua ổ bụng sẽ có nhiều hạn chế nhưng siêu âm đầu dò vẫn có thể thực hiện được, chất lượng hình ảnh siêu âm vẫn sắc nét như bình thường.

Khi siêu âm thai 9 tuần tuổi, mẹ sẽ thấy được một vài thay đổi trên cơ thể của thai nhi như: Những ngón tay bắt đầu xuất hiện nhưng độ dài vẫn còn rất ngắn và có màng giữa các ngón tay; tần suất đập của tim thai nhi khoảng 160 nhịp/phút nhanh hơn gấp 2 – 3 lần người lớn.

Tìm hiểu thêm: Phải làm gì khi bị dị ứng quả lựu?

Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?
Khi cân nhắc giữa thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò, bác sĩ thường chọn phương pháp đầu dò

Siêu âm đầu dò ở những tháng đầu thai kỳ có lợi gì?

Siêu âm đầu dò có ưu điểm là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Ngoài ra, khi siêu âm vào giai đoạn đầu thai kỳ, việc lựa chọn siêu âm đầu dò mang lại những lợi ích sau:

  • Xác định chính xác mẹ có mang thai không, là mang đơn thai hay mang đa thai;
  • Xác định vị trí của thai nhi đã vào tử cung chưa;
  • Quan sát được sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn đầu, nhất là tim thai;
  • Kiểm tra tình trạng ống dẫn trứng, tử cung của thai phụ;
  • Giúp phát hiện sớm tình trạng mẹ mang thai ngoài tử cung, tránh tai biến vỡ túi thai gây nhiễm trùng ổ bụng, mất máu, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của thai phụ.

Mẹ bầu cần làm gì để tốt cho thai 9 tuần tuổi?

Để bảo vệ tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé trong giai đoạn thai 9 tuần, mẹ cần lưu ý những điều sau:

  • Mẹ bầu có khả năng bị sảy thai khi thai dưới 12 tuần tuổi, do đó mẹ cần phải cẩn thận khi di chuyển và trong việc ăn uống.
  • Vì đây là giai đoạn hình thành những bộ phận nội tạng quan trọng của thai nhi, nên mẹ tuyệt đối không được tự ý uống thuốc, uống rượu, bia hay hút thuốc lá.
  • Nếu bắt buộc uống thuốc thì phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không được tắm bồn nước nóng hay xông hơi.
  • Vào thời gian đầu của thai kỳ, mẹ nên vận động nhẹ, vẫn có thể đi bộ, bơi, tập yoga nhưng ở mức vừa phải.
  • Mẹ nên uống vitamin B9 cho đến tuần thứ 12 để phòng chống dị tật thai nhi.

Thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò là thích hợp nhất?

>>>>>Xem thêm: Xương quay: Vị trí, cấu trúc giải phẫu và chức năng vận động mà bạn nên biết

Mẹ bầu cần cẩn thận khi di chuyển và trong việc ăn uống để tránh sảy thai

Tóm lại, thai 9 tuần là thời điểm nhạy cảm trong suốt thai kỳ, vì vậy mẹ nên thường xuyên khám thai định kỳ và siêu âm để kiểm tra, theo dõi tình trạng sức khỏe cả mẹ và bé. Việc lựa chọn thai 9 tuần siêu âm bụng hay đầu dò tùy từng giai đoạn của thai kỳ và chỉ định của bác sĩ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *