Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Trong thời kỳ mang thai, thai phụ có thể phải đối mặt với các cơn co thắt tử cung. Để hạn chế tình trạng sinh non nếu cơn co thắt tử cung chuyển dạ trước tuần thứ 37 của thai kỳ, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ sử dụng thuốc chống co thắt tử cung. Vậy bạn đã biết những lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung chưa?

Bạn đang đọc: Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Thuốc chống co thắt tử cung chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ. Khi dùng loại thuốc này, mẹ bầu cần phải đặc biệt thận trọng để tránh những rủi ro sức khỏe không đáng có. Cùng KenShin tìm hiểu một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung ngay nhé.

Thế nào là co thắt tử cung?

Các cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ là cách thức để tử cung của thai phụ thắt lại nhằm mục đích thúc đẩy quá trình sinh em bé.

Đối với thai đủ tháng, các cơn co thắt tử cung chuyển dạ thường xuất hiện ở tuần thứ 40 của thai kỳ. Trường hợp các cơn co tử cung xuất hiện sớm từ tuần thứ 20 đến tuần 37 của thai kỳ thì thai phụ cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và theo dõi. Nguyên nhân là do các cơn co thắt tử cung sẽ khiến cho cổ tử cung, miệng tử cung hoặc dạ con mở ra sớm hơn so với bình thường và điều này có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng có thể gặp các cơn co thắt Braxton Hicks ở khoảng tuần thứ 16. Các cơn co này có thể sẽ thường xuyên xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Đây chính là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ hay còn được gọi là sinh trước.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Co thắt tử cung có thể là dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sinh non

Thuốc chống co thắt tử cung được sử dụng khi nào?

Thuốc chống co thắt tử cung có tác dụng giảm các cơn co thắt tử cung và thường được chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.

Trong thời kỳ mang thai, các cơn co thắt tử cung quá mức có thể dẫn đến tình trạng co cứng, cổ tử cung khó mở khi sinh, thậm chí là dọa vỡ tử cung. Ở những trường hợp thai chưa đến ngày dự sinh, các cơn co thắt tử cung này có thể khiến thai phụ bị sảy thai hoặc sinh non.

Chính vì thế, thuốc chống co thắt tử cung là loại thuốc dùng để giảm các cơn co thắt tử cung đồng thời trì hoãn cũng như làm chậm thời gian sinh nở cho các liệu pháp khác. Loại thuốc này chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Vậy khi nào thai phụ cần sử dụng thuốc chống co thắt tử cung?

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ, bác sĩ sản khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị, trong đó có sử dụng thuốc chống co thắt tử cung nếu thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ đẻ non. Điều này nhằm mục đích làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt tử cung, ngăn cản quá trình chuyển dạ và kéo dài thai kỳ cho đến khi thai nhi phát triển đủ tháng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Thuốc chống co thắt tử cung được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào

Lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Để đảm bảo an toàn trước những rủi ro sức khỏe không đáng có xuất phát từ việc dùng thuốc không đúng thì việc nắm được lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai. Chính vì thế, để làm sáng tỏ lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung, trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ giúp bạn hiểu hơn về một số nhóm thuốc chống co thắt tử cung phổ biến.

Thuốc chống co thắt tử cung Nifedipin

Nifedipin là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong các loại thuốc thuộc nhóm giảm co tử cung nếu thai phụ không nằm trong danh sách đối tượng bị chống chỉ định.

Nifedipin chống chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch bao gồm suy chức năng thất trái, suy tim.
  • Người có huyết áp thấp, cụ thể là dưới 90/50mmHg.
  • Phụ nữ xuất huyết trước sinh, nhiễm trùng ối và suy thai, tiền sản giật.
  • Không sử dụng đồng thời Nifedipin với các thuốc thuộc nhóm betamimetics như Salbutamol.

Tác dụng không mong muốn mà thai phụ có thể gặp phải khi sử dụng loại thuốc này bao gồm tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, tụt huyết áp, nóng đỏ bừng mặt…

Khi sử dụng thuốc Nifedipin, người bệnh cần nắm được một số lưu ý sau:

  • Thận trọng khi tác dụng hiệp đồng với MgSO4. Trường hợp này không chống chỉ định tuyệt đối, song thai phụ cần phải được theo dõi thận trọng, đặc biệt là khi huyết áp bắt đầu giảm.
  • Cần theo dõi cân bằng điện giải, ure, creatinin và chức năng gan của mẹ bầu.
  • Sau mỗi 30 phút, kiểm tra lại mạch, huyết áp cũng như chức năng hô hấp của thai phụ cho đến khi các cơn co tử cung chấm dứt. Trong trường hợp thai phụ tụt huyết áp cần can thiệp bằng đường tiêm tĩnh mạch ngay.
  • Cho đến khi các cơn co tử cung đã giảm, mẹ bầu cần được theo dõi tim thai thường xuyên.
  • Trong vòng 24 giờ trị liệu đầu tiên, cứ mỗi 8 giới, thai phụ cần được theo dõi chức năng tim phổi.

Tìm hiểu thêm: Một số biến chứng tán sỏi nội soi ngược dòng thường gặp

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung
Buồn nôn có thể là tác dụng không mong muốn của thuốc chống co thắt tử cung Nifedipin

Salbutamol

Nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định thì Salbutamol được coi là sự lựa chọn ưu tiên thứ 2. Do Salbutamol và Nifedipin có tương tác với nhau, do vậy thai phụ tuyệt đối không được sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.

Các đối tượng nằm trong danh sách chống chỉ định với Salbutamol bao gồm:

  • Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Thai phụ hoặc thai nhi bị suy tim.
  • Đối tượng có bệnh về tuyến giáp.

Khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung Salbutamol, bạn cần thận trọng những vấn đề sau:

  • Trước khi truyền Salbutamol, cần kiểm tra cân bằng điện giải, ure và creatinin.
  • Kiểm tra đường huyết của thai phụ và lặp lại mỗi 4 giờ trong trường hợp có bất thường.
  • Theo dõi chức năng tim phổi sau mỗi 8 giờ.
  • Không tiêm tĩnh mạch thêm để tránh tình trạng quá tải.
  • Cho đến khi thiết lập được liều duy trì, sau mỗi 30 phút kể từ khi sử dụng thuốc, cần kiểm tra mạch, huyết áp và chức năng hô hấp của thai phụ.
  • Giảm truyền khi mạch của thai phụ đạt mức lớn hơn 120 lần/phút. Ngừng truyền và can thiệp ngay lập tức khi thai phụ có đau ngực, khó thở và tần số hô hấp của thai phụ lớn hơn 30 lần/phút.
  • Theo dõi tim thai 30 phút 1 lần.
  • Trị liệu bằng Salbutamol thường không được kéo dài quá 48 tiếng. Trong một số trường hợp đặc biệt, thai phụ được phép tiếp tục hơn 24 giờ theo đúng chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, thai phụ có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như tim đập nhanh, huyết áp tụt, run tay, tăng đường huyết và hạ kali máu…

Indomethacin

Indomethacin là thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin. Thuốc được xem xét điều trị ngắn hạn để giảm co trong các trường hợp thai phụ bị chống chỉ định hoặc thất bại với các loại thuốc chống co thắt tử cung khác.

Thuốc Indomethacin không được sử dụng trong các trường hợp loét dạ dày. Nếu thai phụ sử dụng loại thuốc này lâu dài không chỉ có thể gây thu hẹp hoặc tắc ống động mạch mà còn làm suy giảm chức năng thận của thai nhi.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu không tăng cân có sao không? Biện pháp giúp bà bầu duy trì cân nặng hợp lý

Trao đổi với bác sĩ để nắm được những lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung

Trên đây là một số loại thuốc chống co thắt tử cung cũng như những lưu ý khi sử dụng mà KenShin đã tổng hợp từ các chuyên gia để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung. Cảm ơn bạn đã luôn đồng hành và dõi theo KenShin trong suốt thời gian qua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *