Wonder week 37 của bé – Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

Wonder week là cách gọi dấu mốc các tuần quan trọng trong sự thay đổi của trẻ, vì sự thay đổi khác biệt này dẫn tới tính cách của các bé sẽ có phần khó chịu và quấy khóc các mẹ. Đặc biệt ở wonder week 37 là lúc bé tìm hiểu và cảm nhận rõ hơn về thế giới quanh mình.

Bạn đang đọc: Wonder week 37 của bé – Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

Qua bài viết dưới đây của KenShin sẽ giúp bạn có thêm thông tin về wonder week 37, đây là một bước tiến trong giai đoạn phát triển đầu đời của bé vì vậy cha mẹ nên hiểu rõ để cùng bé vượt qua.

Wonder week nghĩa là gì?

Khái niệm “tuần khủng hoảng” hay là wonder week được giới thiệu trong quyển sách “The Wonder Weeks” của các tác giả Frans X. Plooij và Hetty van de Rijt. Đây là một cách mô tả giai đoạn phát triển nhảy vọt trong sự phát triển của trẻ em trong những năm đầu đời, chủ yếu tập trung vào tăng kỹ năng, trí tuệ và nhận thức xung quanh.

Wonder week 37 của bé - Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

Wonder week mô tả giai đoạn phát triển nhảy vọt trong sự phát triển của trẻ em

Theo lý thuyết này, trong các giai đoạn nhất định, não và hệ thần kinh của trẻ trải qua những thay đổi lớn, mở rộng khả năng nhận thức và giác quan. Trong thời kỳ này, trẻ thường có thể trải qua những biểu hiện khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, hoặc thay đổi trong hành vi ngủ và ăn. Các “tuần khủng hoảng” này thường đi kèm với sự khó chịu và thách thức cho cả bé và bố mẹ. Tuy nhiên đây cũng chính là giai đoạn phụ huynh cần phải lưu ý để quan tâm hơn đến con trẻ giúp bé được phát triển tốt nhất, vượt qua được giai đoạn này.

Ngược lại, sau mỗi giai đoạn khủng hoảng, theo quy luật này, sẽ là những “tuần đầy nắng” (sunny weeks). Trong giai đoạn này, trẻ đã học được và thích ứng với những kỹ năng mới, và do đó, có thể thấy sự cải thiện trong ngủ, ăn, và hành vi tổng thể.

Lưu ý rằng, mặc dù lý thuyết này có sự hỗ trợ từ một số phụ huynh và chuyên gia, nó cũng gặp phải nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng khoa học. Mọi trẻ em phát triển theo cách riêng, và không phải tất cả các trẻ đều trải qua những giai đoạn khủng hoảng theo cách mà lý thuyết này mô tả. Việc hiểu rõ cách trẻ của bạn phản ứng trong quá trình phát triển có thể giúp bạn cung cấp sự hỗ trợ và chăm sóc phù hợp.

Khi nào và biểu hiện của wonder week 37 như thế nào?

Đầu tiên cần phải lưu ý một điều, về cách tính tuần sẽ tính theo ngày dự sinh chứ không phải là ngày bé được sinh ra, ví dụ bé dự sinh ngày 10/01 và sinh vào ngày 01/01 thì vẫn sẽ tính tuần tuổi cho bé từ ngày 10/01. Wonder week 37 không có nghĩa phải đúng tuần 37 thì xuất hiện mà có thể sớm hơn từ tuần số 32 tuỳ vào sự phát triển của bé, cha mẹ cũng nên lưu ý biểu hiện của con nhỏ trong thời gian nhạy cảm này.

Wonder week 37 của bé - Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

Cách tính tuần sẽ tính theo ngày dự sinh

Khi bước vào giai đoạn wonder week 37, các biểu hiện của bé thể hiện rất rõ ràng như sau:

  • Lo lắng và bám víu mẹ: Hành vi bò theo mẹ và ôm chặt có thể là cách bé thể hiện bé thấy thiếu an toàn khi không có mẹ. Con sẽ khóc lóc vòi vĩnh khi không thấy mẹ trong tầm mắt, nhất là lúc mới ngủ dậy.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: Tâm trạng của bé có thể biến đổi nhanh chóng, từ vui vẻ đến cáu gắt và khó chịu. Các biến động tâm trạng có thể diễn ra một cách bất ngờ và khó dự đoán.
  • Thái độ khác với một số thói quen hằng ngày: Bé có thể phản kháng việc thay bỉm, mặc quần áo, hoặc các hoạt động hàng ngày khác mà trước đây bé đã thích nghi.
  • Cư xử nhẹ nhàng hơn: Bé có thể thể hiện hành vi nhẹ nhàng như ôm, hôn, thay vì tỏ ra quấy rối hay khóc lóc. Bé có thể thử nghiệm xem hành vi nào thu hút sự chú ý và phản ứng tích cực hơn.
  • Thay đổi về giấc ngủ: Bé ngủ ít hơn và có thể trải qua các thay đổi giữa thời gian dậy và ngủ so với trước đây. Giấc ngủ không sâu giấc và việc tỉnh giấc giữa đêm để khóc có thể là một phản ứng của bé.
  • Thay đổi về thói quen ăn uống: Bé có thể chán ăn, từ chối ăn một số loại thức ăn, thậm chí bỏ bữa hoặc chỉ ăn rất ít.
  • Hay xấu hổ: Bé có thể tỏ ra xấu hổ và không thoải mái khi tiếp xúc với người lạ, điều này có thể là một biểu hiện của sự lo lắng xã hội.
  • Mút ngón tay thường xuyên: Hành vi mút ngón tay thường xuyên có thể là một cách bé tự an ủi và giải tỏa stress trong giai đoạn khó khăn.
  • Thái độ mơ màng, lơ mơ: Hành vi ngồi đó nhìn mơ màng có thể là một dạng thoải mái hoặc phản ánh có sự thay đổi trong trạng thái tinh thần của bé.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về độc tính kiến ba khoang

Wonder week 37 của bé - Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?
Trong wonder week 37 bé sẽ có những biểu hiện khó chịu lạ thường

Tất nhiên không phải tất cả các bé đều sẽ có đầy đủ các biểu hiện này, có thể chỉ xuất hiện vài yếu tố cũng như là mức độ biểu hiện nặng nhẹ của các em nhỏ cũng sẽ không giống nhau. Các bậc phụ huynh cần phải linh động sao cho phù hợp nhất với bé, giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu khi trải qua giai đoạn “khủng hoảng” này.

Bé học được gì sau khi trải qua wonder week 37?

Wonder week 37 ở mỗi bé có thời gian khác nhau, có bé thì trải qua trong vòng 1 tuần nhưng cũng có em kéo dài tới 6 tuần. Điều này là hoàn toàn bình thường nên các mẹ không cần lo lắng quá mà hãy cố gắng kiên nhẫn trải qua cùng con nhé. Đây có thể là thời điểm có chút mệt mỏi với mẹ nhưng sau này khi nhớ lại sẽ cảm thấy vô cùng ý nghĩa vì được có mặt với con trong giai đoạn phát triển quan trọng trong đời.

Các em bé sau khi trải qua giai đoạn wonder week 37 là lúc bé có cảm nhận rõ hơn về thế giới quanh mình. Bé phát triển hơn về mọi mặt như:

Về khả năng vận động:

  • Bé có thể bò nhanh hơn tới nơi mong muốn.
  • Có thể có những bước đi chập chững đầu tiên dưới sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc bám vào đồ vật xung quanh như bàn, tường, thanh cầu thang.

Thay đổi về mặt cảm xúc:

  • Nhõng nhẽo khi bé muốn một điều gì đó.
  • Ra hiệu cho mẹ khi muốn mẹ chơi cùng với mình.
  • Có những cảm xúc như buồn, ghen tị, sợ hãi với thế giới hoặc với những người xung quanh.

Nhận thức rõ ràng:

  • Bé có thể phân biệt và gọi tên những con vật hoặc đồ vật thân thuộc.
  • Nhớ và gọi được những người thân trong gia đình như ba, mẹ, ông, bà,…
  • Bắt chước theo những hành động của người lớn trong nhà và tỏ ra vui mừng khi bé nhận được các hành động khen ngợi như reo hò, vỗ tay.
  • Thích thú các trò chơi đơn giản như ú oà.
  • Hứng thú với các video cho trẻ em có các bài hát vui nhộn, bé sẽ nhún nhảy theo khi bật bài hát yêu thích.

Wonder week 37 của bé - Liệu các mẹ đã hiểu rõ hay chưa?

>>>>>Xem thêm: Vết bầm vàng trên da là dấu hiệu của bệnh gì?

Bé sẽ có nhiều thay đổi về thể chất và nhận thức sau wonder week 37

Có thể thấy, bé con của chúng ta sau khi trải qua wonder week 37 có rất nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Khi bé tỏ ra “khó ở”, điều quan trọng là hãy nhẫn nại tìm cách vượt qua với con, kiên nhẫn giải thích và vuốt ve nhẹ nhàng để trẻ thấy thoải mái. Vì vậy, vai trò của bậc phụ huynh đóng góp rất lớn cho sự phát triển của con, hãy nhớ luôn tạo cho bé cảm giác an toàn khi bé cần và luôn dõi theo những thay đổi để hỗ trợ khi cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *