Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các cách hòng ngừa đột quỵ từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Bạn đang đọc: Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm để bảo vệ sức khỏe bản thân
Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, khó điều trị, đe dọa đến sức khỏe của con người do sự tổn thương não bộ.
Contents
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là một trạng thái nghiêm trọng khi não bị tổn thương do việc cung cấp máu đến não bị gián đoạn hoặc giảm đột ngột, gây thiếu hụt oxy và dưỡng chất cho các tế bào não. Trong chỉ vài phút, thiếu máu có thể dẫn đến tử vong của các tế bào não.
Người bị đột quỵ cần cấp cứu ngay lập thức. Thời gian phản ứng nhanh chóng sẽ giảm thiểu sự tổn thương não, ngược lại, việc trì hoãn cấp cứu người bị đột quỵ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động và tư duy, thậm chí gây tử vong. Đa số những người sống sót sau cơn đột quỵ thường phải đối mặt với sức khỏe suy giảm và các tình trạng như tê liệt một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, suy giảm thị lực…
Đột quỵ chia thành hai loại chính: Đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết.
Đột quỵ do thiếu máu: Chiếm 85% tổng số trường hợp đột quỵ hiện nay. Nguyên nhân của loại này thường liên quan đến cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, gây nguy cơ cản trở quá trình lưu thông máu đến não.
Đột quỵ do xuất huyết: Đây là trạng thái khi mạch máu đến não bị vỡ, gây xuất huyết vào bên trong não. Những nguyên nhân gây vỡ mạch này thường bao gồm các thành động mạch yếu hoặc các vết nứt, rò rỉ.
Bên cạnh hai loại đột quỵ này, còn có cơn thiếu máu não thoáng qua, là trạng thái khi dòng máu cung cấp cho não tạm thời giảm. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ người bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ
Nguy cơ bị đột quỵ có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố không thể thay đổi và những vấn đề bệnh lý.
Yếu tố không thể thay đổi
Tuổi tác: Mặc dù ai cũng có thể bị đột quỵ, nhưng nguy cơ tăng lên đáng kể ở người cao tuổi. Kể từ sau tuổi 55, mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp đôi.
Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn so với nữ giới.
Tìm hiểu thêm: Chụp X – quang đường tiêu hóa: Khi nào cần thực hiện? Quy trình ra sao?
Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn so với người không có tiền sử này.
Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ gấp đôi so với người da trắng.
Yếu tố bệnh lý
Tiền sử đột quỵ: Người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ lần tiếp theo, đặc biệt là trong vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
Đái tháo đường: Vấn đề liên quan đến đái tháo đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ.
Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.
Cao huyết áp: Gây tổn thương mạch máu và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, gây tắc nghẽn mạch máu.
Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
Thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì có nguy cơ cao hơn do tăng huyết áp và các vấn đề khác.
Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ cao hơn gấp đôi, vì khói thuốc có thể tổn thương thành mạch máu.
Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không cân đối và thiếu vận động cũng góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, sử dụng chất kích thích, uống rượu quá mức cũng được cho là có liên quan đến nguy cơ bị đột quỵ.
Cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm
Bạn và người thân có thể tự chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm qua chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt hàng ngày.
Dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ từ sớm
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn đột quỵ não. Để giảm nguy cơ này, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể là cần thiết.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa đột quỵ:
Giảm chất béo bão hòa: Hạn chế ăn các loại mỡ động vật, bơ, kem và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, tăng cường chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó.
Tăng cường chất xơ: Tăng cường hàm lượng chất xơ trong bữa ăn bằng cách ăn nhiều rau xanh, hạt, ngũ cốc, trái cây.
Hạn chế muối: Giảm thiểu thức ăn chứa nhiều muối để kiểm soát huyết áp, một yếu tố gây tăng nguy cơ đột quỵ.
Tăng cường chất chống oxi hóa: Vitamin C, E và các chất chống oxi hóa khác giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Tăng cường thực phẩm giàu chất chống oxi hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, dẻ, cam, chanh.
Bổ sung dưỡng chất cho não bộ: Bổ sung dưỡng chất như Blueberry và Ginkgo Biloba giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hỗ trợ ngăn chặn đột quỵ và cải thiện trí nhớ.
Giảm tiêu thụ đường: Hạn chế đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường để giảm nguy cơ tăng cân, béo phì và tiểu đường, gây tăng nguy cơ đột quỵ.
Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng với các nhóm thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Kén khoeo chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Lối sống và sinh hoạt phòng ngừa đột quỵ
Để tránh đột quỵ, có một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
Tập thể dục đều đặn: Việc tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm huyết áp và nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Nó cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng và mức đường trong máu, giảm nguy cơ thừa cân và tiểu đường.
Tránh thừa cân, béo phì: Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và mức cholesterol xấu trong máu. Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ăn nhiều rau và hạn chế chất béo có thể giúp kiểm soát cân nặng.
Sống lạc quan: Tư duy tích cực giúp giảm căng thẳng và stress, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và cải thiện hệ miễn dịch.
Không hút thuốc lá: Thuốc lá chứa chất gây tổn thương đến hệ tuần hoàn và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá từ người khác cũng quan trọng.
Hạn chế rượu bia: Uống quá nhiều có thể tăng huyết áp và cholesterol, gây tổn thương mạch máu và nguy cơ đột quỵ.
Ổn định huyết áp: Huyết áp cao gây áp lực lên mạch máu và tăng nguy cơ đột quỵ. Kiểm soát cân nặng, giảm tiêu thụ muối và tập thể dục có thể giúp ổn định huyết áp.
Kiểm soát cholesterol: Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, vận động thể chất thường xuyên để kiểm soát mức cholesterol cao trong máu.
Điều trị các bệnh liên quan: Điều trị các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và bệnh lý liên quan đến đột quỵ, từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Nhớ rằng, những thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có kế hoạch phòng ngừa đột quỵ từ sớm phù hợp nhất với bạn