Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1

Vacxin 5 trong 1 được biết là vacxin phòng bệnh cho trẻ được khuyến khích tiêm phòng hiện nay. Tuy nhiên có những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể những trường hợp này là gì.

Bạn đang đọc: Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1

Trẻ em có sức đề kháng rất yếu trong những năm đầu đời vậy nên cần phải tiêm phòng để ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh như ho gà, uốn ván, viêm nhiễm hệ hô hấp là các bệnh cực kỳ nguy hiểm, lúc này nên tiêm phòng vacxin 5 trong 1 để bảo vệ sức khỏe bé. Vậy liệu con bạn có là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 hay không?

Tiêm vacxin 5 trong 1 mang lại lợi ích gì?

Vacxin 5 trong 1 là loại vacxin tổng hợp gồm có 5 thành phần để phòng 5 bệnh truyền nhiễm. Cụ thể chúng có thể phòng các bệnh:

  • Bệnh bạch hầu: Là bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh sẽ khiến trẻ dễ gặp biến chứng suy thận, viêm cơ tim.
  • Bệnh ho gà: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp và nó khiến trẻ ho dai dẳng, sau cơn ho thường tím tái, thở rít. Đặc biệt nguy hiểm hơn bệnh sẽ khiến bé suy hô hấp, nghẹt thở dẫn đến tử vong.
  • Bệnh uốn ván: Uốn ván là bệnh gây tử vong rất cao nếu không may mắc bệnh. Vậy nên các bậc phụ huynh rất muốn tiêm phòng cho con vacxin càng sớm càng tốt và không mong con mình là một trong những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Vi khuẩn uốn ván giải phóng một loại chất độc gây cứng cơ, co cơ và gây tử vong.
  • Bệnh bại liệt: Bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột Polio và thường lây truyền qua đường phân – miệng. Chân tay, lưng mất dần vận động, liệt tuỷ sống, liệt hành tuỷ, suy hô hấp là biến chứng nặng nề của bệnh.
  • Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn HIB: Vi khuẩn HIB rất nguy hiểm, chúng sẽ làm bé bị chậm phát triển, bại não, điếc, động kinh thậm chí mù loà. Một khi vi khuẩn xâm nhập vào thì khả năng trẻ tử vong rất cao.

Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1

Vacxin 5 trong 1 giúp bé phòng ngừa được 5 căn bệnh nguy hiểm

Tóm lại với vacxin 5 trong 1, chúng sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa những bệnh nguy hiểm gồm ho gà, bạch hầu, viêm phổi, bại liệt, viêm màng não, uốn ván. Hiện nay việc tiêm phòng vắc xin này rất dễ dàng và không quá tốn kém.

Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1

Vacxin 5 trong 1 không còn xa lạ gì với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên hiện nay có hai hình thức để tiêm phòng vacxin này:

  • Vacxin ComBe Five: Đây là vacxin được sản xuất bởi Ấn Độ và chúng được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 6/2010. Vậy nên trẻ được tiêm hoàn toàn miễn phí tại các cơ sở y tế.
  • Vacxin Pentaxim: Vacxin được sản xuất tại Pháp bởi công ty dược phẩm Sanofi Pasteurs. Vacxin này mất phí và thường được tiêm ở các cơ sở y tế tư nhân. Nhiều chuyên gia đánh giá cao loại vacxin này bởi chúng có nhiều ưu điểm khiến bé ít gặp phản ứng phụ sau tiêm hơn.

Dù cho tiêm loại vacxin nào thì bé đều phải tiêm đủ 3 mũi cơ bản, thích hợp để tiêm vào lúc bé 2, 3, 4 tháng tuổi. Phụ huynh cần chủ động tiêm nhắc lại cho bé, thời điểm vàng là vào lúc 18 tháng tuổi. Như đã đề cập, không phải bé nào cũng thích hợp để tiêm vacxin 5 trong 1. Vậy đâu là những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1?

  • Trẻ có tiền sử sốc hay phản ứng nặng sau lần tiêm trước đó.
  • Sốt cao trên 39 độ C hoặc co giật, có dấu hiệu tím tái, khó thở.
  • Trẻ đang bị suy giảm chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tim, suy thận, suy gan.
  • Trẻ suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh bẩm sinh, nhiễm HIV.

Tìm hiểu thêm: Vắc-xin bạch hầu có hiệu quả trong bao lâu? Biện pháp phòng ngừa dịch bạch hầu

Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1
Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1 thường là các bé có sức khoẻ không ổn định

Trên đây chính là những trường hợp tuyệt đối không được tiêm vacxin 5 trong 1. Lúc này cơ thể bé không đủ khả năng để tiếp nhận vacxin và tình trạng có thể tệ hơn nếu tiêm phòng. Trong quá trình thăm khám, phụ huynh cần khai báo thật chi tiết và rõ ràng với bác sĩ ở giai đoạn khám sàng lọc trước khi tiêm để bảo vệ sức khoẻ cho con. Nếu bé đang mắc các bệnh lý nhiễm trùng, sốt, khối lượng cơ thể dưới 2kg cùng trạng thái sức khoẻ không ổn định cũng không được tiêm phòng.

Chăm sóc trẻ trước và sau tiêm phòng thế nào?

Sau khi tìm hiểu về những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1, ta cần quan tâm đến cách chăm sóc bé trước và sau tiêm phòng sao cho khoa học. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố giúp bé ít gặp tác dụng phụ hơn:

Trước khi tiêm phòng

Cho trẻ ăn vừa đủ hoặc bú đủ để không bị đói. Tuy nhiên không nên cho bé ăn quá no bởi chắc chắn bé sẽ khóc khi tiêm và rất dễ bị nôn. Ngoài ra hãy cho trẻ mặc áo quần thật thoải mái, rộng rãi để thuận tiện cho quá trình tiêm phòng. Với phụ huynh, cần chủ động mang theo các loại giấy tờ cần thiết để thuận lợi cho quá trình tiêm chủng.

Những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1

>>>>>Xem thêm: Hội chứng tăng bạch cầu ưa axit: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Nên cho bé bú hoặc ăn nhẹ, tạo tâm lý thoải mái trước khi tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng

Bị sốt hay sưng đau chỗ tiêm là hai phản ứng phụ sau tiêm thường gặp nhất. Phụ huynh không nên quá lo lắng, sau khi ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút, bạn nên theo dõi sức khoẻ của bé trong 72 giờ tiếp theo. Nếu bé sốt, hãy cho bé uống nhiều nước và dán miếng hạ nhiệt. Hạn chế chạm vào chỗ tiêm của bé. Ngoài ra nên cho bé ăn thức ăn mềm, chia nhỏ bữa ăn hoặc bú vừa phải.

Trên đây là chia sẻ về những trường hợp không được tiêm vacxin 5 trong 1. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về loại vacxin này và có cho mình thông tin cần thiết nhất để chủ động tiêm phòng cho bé.

Tiêm vắc xin 5 trong 1 đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trung tâm tiêm chủng KenShin tự hào là đơn vị có các loại vắc xin 5 trong 1 thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng, giá cả cạnh tranh và hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP. Ba mẹ có thể liên hệ hotline 1800 6928 để được đội ngũ y tế tận tâm sẵn sàng hỗ trợ tư vấn về thông tin vắc xin 5 trong 1 nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *