Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được đánh giá cao về độ an toàn, không xâm lấn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, chụp X quang vẫn có thể gây ra tác dụng phụ. Ví dụ như nóng rát lưng sau khi chụp X-quang.
Bạn đang đọc: Nóng rát lưng sau khi chụp X-quang có sao không?
Chụp X quang là một kỹ thuật quan trọng và phổ biến được ứng dụng trong theo dõi, đánh giá, phát hiện nhiều bệnh lý trên cơ thể người bệnh. Dù được đánh giá là an toàn, kỹ thuật này vẫn gây ra một số tác dụng phụ ngoài mong muốn. Nóng rát lưng sau khi chụp X-quang chỉ là một trong số đó.
Contents
Chụp X quang là kỹ thuật gì?
Để chụp X quang, chúng ta cần dùng máy chụp X quang. Đây là thiết bị phát là những chùm tia X – chùm tia với năng lượng bức xạ. Nguyên lý chụp X quang là các tia X phát ra từ máy chụp X quang sẽ xuyên qua các tế bào và mô trong cơ thể. Khi đi qua khu vực cần chụp chiếu, bức xạ của các tia này bị giảm do các cấu trúc bên trong cơ thể hấp thụ. Đến chặng cuối của đường đi, tia X gặp bộ phận thu nhận hình ảnh (thường gặp nhất là phim X quang) mới cho ra kết quả cuối cùng là hình ảnh phản ánh cấu trúc bên trong cơ thể – những cấu trúc mà mắt thường không thể nhìn thấy được.
Hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể hiển thị là hình ảnh đen trắng. Các cấu trúc cản nhiều tia X sẽ hiển thị trên phim màu trắng. Các cấu trúc hấp thụ nhiều tia X sẽ hiển thị trên phim X quang màu đen. Hình ảnh sau khi chụp X quang thu được là cơ sở khá tin cậy để bác sĩ đánh giá, chẩn đoán bệnh.
Chụp X quang có ảnh hưởng gì không?
Trước khi lý giải cho tình trạng nóng rát lưng sau khi chụp X-quang, chúng ta sẽ cùng giải đáp thắc mắc của nhiều người: Chụp X quang có ảnh hưởng gì không?
Theo các nhà khoa học, chụp X quang về cơ bản ít khi gây tác dụng phụ hoặc nếu có cũng không đáng kể. Chụp X quang sẽ khá an toàn cho sức khỏe người bệnh nếu:
- Khoảng cách giữa các lần chụp X quang hợp lý: Không nên quá 5 – 7 lần mỗi năm.
- Cường độ tia X, bước sóng, thời gian chụp được kỹ thuật viên điều chỉnh ở mức độ phù hợp.
- Máy chụp X quang đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho người bệnh.
- Quy trình chụp X quang chuẩn xác, tránh việc người bệnh phải chụp đi chụp lại quá lâu và quá nhiều mới cho ra kết quả chính xác.
Ngược lại tất cả những điều kiện trên, nguy cơ gặp tác dụng phụ sau khi chụp X quang là khó tránh. Những đối tượng bệnh nhân đặc biệt như: Người có cơ địa quá nhạy cảm, phụ nữ mang thai, người phải chụp X quang liên tục quá nhiều lần cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ ngoài mong muốn cao hơn những người bình thường.
Tìm hiểu thêm: ADN và DNA: Sự khác biệt và điểm chung trong khoa học y sinh
Tác dụng phụ tiềm ẩn nếu chụp X quang không đúng cách
Nóng rát lưng sau khi chụp X-quang chỉ là một trong số những tác dụng phụ ngoài mong muốn nếu bệnh nhân được chụp X quang không đúng cách. Nếu lạm dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này, máy chụp không đảm bảo an toàn hay kỹ thuật viên chụp X quang thiếu kinh nghiệm, sẽ có một số nguy cơ tiềm ẩn như:
- Nguy cơ nhiễm xạ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả người bệnh lẫn những người xung quanh. Nhiễm xạ có thể khiến sức đề kháng suy giảm, giảm khả năng sinh sản, ảnh hưởng đến tủy xương…
- Tia X nếu dùng không với cường độ, bước sóng không phù hợp có thể gây rối loạn chức năng sinh lý, ảnh hưởng đến tế bào và các tác nhân di truyền.
- Phụ nữ mang thai nếu tiếp xúc với tia X bức xạ cao quá nhiều có thể tăng nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi, ảnh hưởng đến thần kinh của thai nhi. Vì vậy, chụp X quang cho thai phụ cần cân nhắc kỹ nhiều yếu tố nguy cơ.
Nóng rát lưng sau khi chụp X-quang có sao không?
Thông thường, khi tiếp xúc với tia X, các bộ phận sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất là tủy xương, cơ quan sinh dục, tuyến giáp và đặc biệt là da. Tình trạng nóng rát lưng sau khi chụp X-quang là do tác động của tia X khi chiếu đến vùng da lưng, thường gặp nhất trong chụp X quang cột sống, thắt lưng.
Chụp X quang cột sống, thắt lưng được chỉ định để hỗ trợ theo dõi, đánh giá, chẩn đoán các tổn thương, bất thường hoặc bệnh lý ở cổ, ngực, thắt lưng, xương cụt, xương cùng… như: Dị dạng cột sống, thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, u tủy sống…
>>>>>Xem thêm: Xỏ khuyên rốn có đau không? Bao lâu thì lành?
Sau khi chụp X quang cột sống, thắt lưng, người bệnh có thể bị nóng rát lưng. Tuy nhiên, tình trạng nóng rát da sau lưng này không quá đáng ngại nếu không đi kèm các triệu chứng nặng ngoài da khác. Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ tự hết triệu chứng nóng rát sau vài ngày mà không cần điều trị. Trong trường hợp nếu da bị đỏ ứng, mẩn ngứa, bong da, nổi bóng nước, phù nề… người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.
Lưu ý khi chụp X quang để giảm tác dụng phụ
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ khi chụp X quang, tất cả chúng ta đều cần lưu ý những điều sau đây:
- Chỉ nên chụp X quang ở các cơ sở y tế uy tín. Nơi đây sẽ có máy móc hiện đại, quy trình chụp X quang chuẩn y khoa, kỹ thuật viên và bác sĩ giàu kinh nghiệm. Điều này có thể vừa đảm bảo an toàn cho bạn, vừa đảm bảo kết quả thăm khám chính xác.
- Phụ nữ nếu nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai cần thông báo cho bác sĩ trước khi chụp X quang. Chụp X quang khi mang thai là việc không nên làm.
- Không tự ý xin chụp X quang, chỉ nên chụp X quang khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nóng rát lưng sau khi chụp X-quang. Tùy mức độ nóng rát và các triệu chứng xuất hiện trên da, người bệnh nên cân nhắc việc tự theo dõi tại nhà hoặc đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám lại.