Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Glutathione được biết đến như một chất làm trắng da trong thẩm mỹ. Tuy nhiên, vai trò chính thực sự của nó thì không mấy người biết. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về vai trò của glutathione trong cơ thể, các thực phẩm cung cấp glutathione và giải đáp câu hỏi “Glutathione mẹ cho con bú uống được không?”.

Bạn đang đọc: Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Hiện nay, vấn đề làm đẹp không còn quá xa lạ, nó dần trở nên phổ biến và một làn da trắng phát sáng rất thịnh hành ở các nước. Glutathione là một chất được đồn đoán với khả năng làm trắng da, liệu có thực sự như vậy không. Hãy cùng KenShin tìm hiểu Glutathione và liệu Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Glutathione là gì?

Giới thiệu về Glutathione

Năm 1888, Glutathione (GSH) đầu tiên được phân lập bởi De-Rey-Pailhade. Nó là một tripeptide được cấu tạo từ 3 axit amin γ-L-glutamyl-L-cysteinyl-glycine, được tìm thấy ở hầu hết các động vật có vú, vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương.

Glutathione tồn tại ở hai dạng tự do là thiol khử (GSH) và dạng disulfide oxy hóa (GSSG). Trong đó, GSH có tác dụng làm giảm các liên kết disulfide và do đó bị oxy hóa thành GSSG. Ở dạng khử hay oxy hóa, Glutathione đều có mặt khắp nơi trong tế bào động vật có vú với nồng độ từ 1 – 10 mM. Trong điều kiện sinh lý bình thường, khoảng hơn 98% tổng GSH tồn tại ở dạng khử.

Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Cấu trúc 2 dạng tự do của Glutathione

Vai trò chính của Glutathione trong cơ thể

Chính nhờ nhóm thiol của axit amin cysteine cho phép GSH hoạt động như một chất chống oxy hóa nội bào. Nó là một chất chống oxy hóa cần thiết chống lại các loại oxy phản ứng, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nội môi oxy hóa khử của tế bào, điều hòa quá trình apoptosis, bảo vệ miễn dịch và các bất thường về bệnh lý. Cho nên, khi thiếu hụt Glutathione sẽ gây ra hậu quả stress oxy hóa – là cơ sở sinh lý bệnh của nhiều bệnh cụ thể như ung thư, tiểu đường, viêm, nhiễm virus (HIV), thiếu máu hồng cầu hình liềm, tăng huyết áp, bệnh gan, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson,…

GSH không chỉ đóng vai trò thiết yếu ở các mô ngoại biên mà còn ở hệ thần kinh trung ương. Do trong não có hàm lượng chất hay enzyme chống oxy hóa tương đối thấp nên rất dễ bị tổn thương do oxy hóa. Các chất chống oxy hóa của thần kinh trung ương phân tử nhỏ quan trọng nhất là GSH, axit ascorbic (vitamin C) và α-tocopherol (vitamin E). Trong đó, GSH là tác nhân chính chống stress oxy hóa. Do đó, việc điều chỉnh trạng thái oxy hóa khử bằng GSH nội bào là rất quan trọng để duy trì các chức năng của tế bào trong điều kiện sinh lý và bệnh lý.

Hiện nay, Glutathione còn được quảng cáo trong các sản phẩm mỹ phẩm như một chất làm trắng da. Tuy nhiên, lại không có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả làm trắng của Glutathione.

Tìm hiểu thêm: Mách mẹ 8 loại thực phẩm giúp bé tăng cân nhanh và lành mạnh

Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?
Thực hư tác dụng làm trắng da của Glutathione

Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

Theo khuyến cáo thì bạn tuyệt đối không nên sử dụng Glutathione khi mang thai và cho con bú vì không có nhiều bằng chứng về độ an toàn hay mức nguy hại. Nếu mẹ đang cho con bú muốn dùng thì nên xác định lý do muốn sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trong trường hợp lý do sử dụng là bệnh lý

Nếu bạn mắc một số bệnh như bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ,… hay bất kỳ bệnh gì thì tuyệt đối không tự ý dùng thuốc khi chưa có đồng ý của bác sĩ. Bạn nên thăm khám kỹ càng trước khi muốn dùng bất kỳ thuốc nào vì sẽ có một số thuốc đi qua sữa mẹ mà em bé sẽ bú vào và điều này rất không tốt cho trẻ.

Trong trường hợp lý do sử dụng là thẩm mỹ

Trong quá trình mang thai thì làn da có thể bị ảnh hưởng tiêu cực như đen, nám,… Để cải thiện làn da sau sinh thì ngoài Glutathione bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên như nước vo gạo, sữa chua, nha đam, thực phẩm giàu vitamin C, chất chống oxy hóa như cam, chanh, lựu, ổi, cà chua,…

Bên cạnh đó việc nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng để phục hồi làn da sau sinh. Mang thai chín tháng mười ngày đã khó thì sau khi em bé ra đời thì việc chăm sóc, nuôi nấng lại càng vất vả hơn cho nên mẹ sau sinh thường dễ bị stress với nhiều lý do trong đó có thể do ngoại hình, làn da trở nên xấu đi. Việc chăm sóc cơ thể, tập thể dục, ăn đủ chất và ngủ đủ rất quan trọng để cơ thể mẹ có thể nhanh chóng phục hồi.

Giải đáp: Glutathione mẹ cho con bú uống được không?

>>>>>Xem thêm: Một số loại thuốc trị tê bì chân tay cho người tiểu đường

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C là cách làm trắng da tự nhiên

Nguồn cung cấp Glutathione tự nhiên cho mẹ sau sinh

Glycine, glutamate và cysteine ​​là các axit amin không thiết yếu có thể được lấy từ nguồn thực phẩm hoặc tổng hợp. Trong đó, cysteine là axit amin quan trọng trong vai trò chống stress oxy hóa. Cysteine có nhiều trong các thực phẩm giàu lưu huỳnh như thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá hồi, cá ngừ, lúc mạch, tỏi, đậu nành, hạnh nhân,…

Ngoài ra, Glutathione ​​có thể được tổng hợp gián tiếp bằng quá trình chuyển hóa methionine thành cysteine ở gan. Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chuyển hóa tới một nửa lượng methionine hấp thụ hàng ngày. Cho nên có thể nói rằng gan là cơ quan chính có thể sản xuất một lượng đáng kể GSH cho cơ thể sử dụng và giải phóng Glutathione vào huyết tương và mật. Vì vậy nên bổ sung các thực phẩm giàu methionine cũng góp phần hỗ trợ tăng tổng hợp Glutathione. Một số thực phẩm cung cấp methionine như các loại hạt, các loại đậu, thịt bò, thịt cừu, thịt heo, phô mai, cá, động vật có vỏ, trứng, sữa,…

Tóm lại, Glutathione được sản xuất chủ yếu ở gan với thành phần chiếm ưu thế là Glutathione ở dạng khử. Nó có vai trò chính trong việc chống oxy hóa, tổng hợp DNA và protein, tăng cường giải độc trao đổi chất và điều hòa hệ thống miễn dịch,… Và tác dụng làm trắng da vẫn chưa thực sự rõ ràng. Cho nên, để trả lời cho câu hỏi: “

Glutathione mẹ cho con bú uống được không?” thì câu trả lời là “Mẹ đang cho con bú không nên sử dụng Glutathione với mục đích làm đẹp”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *