Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

Xét nghiệm APTT là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp đánh giá chức năng đông – cầm máu và các yếu tố đông máu nội sinh ở cơ thể người. Xét nghiệm đông máu APTT thường được chỉ định trong các quy trình khám sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra các chức năng gan thận hoặc những người mắc bệnh máu khó đông, những bệnh nhân sắp tiến hành phẫu thuật.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xét nghiệm APTT, mục đích, quy trình, ý nghĩa của xét nghiệm APTT. Đồng thời, nhận thức được các yếu tố nguy cơ, triệu chứng của rối loạn đông cầm máu cũng như tác động của thuốc chống đông để chủ động tầm soát và theo dõi bệnh.

Xét nghiệm APTT là gì?

APTT là viết tắt của Activated Partial Thromboplastin Time. Xét nghiệm APTT là xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá, đo thời gian cần thiết để máu hình thành cục máu đông sau khi các mô cơ thể hoặc thành mạch máu bị thương. Thông thường, khi một trong các mạch máu của bạn bị tổn thương, các protein trong máu gọi là yếu tố đông máu sẽ kết hợp với nhau theo một thứ tự nhất định để hình thành cục máu đông và nhanh chóng cầm máu. Thử nghiệm APTT có thể được sử dụng để xem biểu hiện hoạt tính đông máu của các yếu tố (VIII, IX, XI, XII, II, X,…) tham gia đông máu nội sinh.

Xét nghiệm máu APTT được sử dụng để theo dõi quá trình đông máu ở những người mắc các bệnh như bệnh máu khó đông hoặc bệnh von Willebrand. Nó cũng có thể được sử dụng để theo dõi tác dụng của thuốc làm loãng máu như heparin hoặc warfarin (Coumadin). Xét nghiệm này còn được thực hiện trước khi bệnh nhân tiến hành các cuộc phẫu thuật tim mạch, gan thận,… để đảm bảo an toàn và sàng lọc các bất thường về đông máu để chuẩn bị thuốc cần thiết.

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến APTT, bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc và việc sử dụng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm APTT là một phần của công thức máu toàn phần (CBC).

Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

Xét nghiệm APTT là xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm APTT?

Xét nghiệm APTT thường được sử dụng để sàng lọc và theo dõi:

  • Bầm tím hoặc xuất huyết không rõ nguyên nhân;
  • Nướu dễ chảy máu;
  • Kinh nguyệt nhiều ở phụ nữ;
  • Chảy máu cam;
  • Sưng hoặc đau ở khớp của bạn;
  • Thuyên tắc huyết khối (tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông);
  • Sẩy thai tái phát;
  • Bệnh gan mãn tính (gan tạo ra các yếu tố đông máu);
  • Nếu bạn có triệu chứng của bệnh lupus.

Xét nghiệm này được thực hiện để xem bạn có mắc một loại rối loạn tế bào máu nhất định gọi là bệnh tự miễn hay không. Những bệnh này bao gồm viêm khớp dạng thấp, lupus và xơ cứng bì.

Bạn cũng cần xét nghiệm này nếu bạn điều trị bằng heparin – đó là loại thuốc dùng để ngăn ngừa hoặc điều trị cục máu đông sau khi bạn gặp vấn đề như đau tim hoặc đột quỵ. Xét nghiệm APTT giúp đảm bảo bạn dùng đúng liều lượng. Bạn muốn ngăn ngừa những cục máu đông nguy hiểm nhưng vẫn để máu đông khi cần.

Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

Người thường xuyên bị chảy máu cam nên thực hiện xét nghiệm APTT

Quy trình thực hiện xét nghiệm APTT

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm APTT

Khi được chỉ định tiến hành xét nghiệm APTT, người bệnh hãy cho bác sĩ biết về bất kỳ loại thuốc, thảo dược hoặc vitamin nào đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn. Nhiều loại thuốc thông thường, chẳng hạn như thuốc chống đông, aspirin và thuốc kháng histamin, có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn. Do đó cần lưu ý những điều sau:

  • Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
  • Có thể ngưng 1 số loại thuốc đang sử dụng theo yêu cầu bác sĩ.

Xét nghiệm APTT

Xét nghiệm được thực hiện với mẫu huyết tương, ống chứa chất chống đông citrat natri 3,2%. Quy trình tiến hành như sau:

  • Ga-rô, sát trùng, lấy khoảng 2ml máu tĩnh mạch ở cánh tay.
  • Trộn máu với chất chống đông citrat natri 3,2% với tỷ lệ: 1 thể tích chống đông trộn với 9 thể tích máu.
  • Đem ly tâm để thu huyết tương nghèo tiểu cầu.
  • Mỗi người bệnh, chuẩn bị hai ống nghiệm tan máu, ghi tên, tuổi, khoa, phòng.
  • Cho 100ml huyết tương nghèo tiểu cầu vào ống nghiệm, để vào bình cách thủy 37℃.
  • Thêm vào 100ml hỗn dịch cephalin – kaolin; ủ ở bình cách thủy 37℃ trong 3 – 5 phút.
  • Cho thêm vào 100ml CaCl2 M/40. Ghi nhận thời gian đông.

Dựa vào kết quả xét nghiệm đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và cách điều trị thích hợp với bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Thai nhi 32 tuần bị suy dinh dưỡng phải làm sao?

Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT
Xét nghiệm APTT được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng

Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

Xét nghiệm APTT là xét nghiệm đánh giá khả năng đông máu, giúp kiểm tra khả năng đông – cầm máu ở cơ thể người. Giá trị APTT bình thường của huyết tương hoàn toàn có thể thay đổi từ 25 – 35 giây. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc phần lớn vào loại cephalin – kaolin và thiết bị kỹ thuật của các phòng xét nghiệm sử dụng.

Kết quả xét nghiệm có thể được biểu thị theo những cách sau:

  • APTT: Tính theo thời gian đông máu. Giá trị APTT bình thường: 25 – 35 giây.
  • APTTr (APTT rate): Là tỷ số giữa giá trị APTT của bệnh nhân và giá trị APTT của chứng bình thường. Giá trị của APTTr bình thường thuộc khoảng 0,85 – 1,2.

Nếu thời gian APTT của người bệnh lớn hơn giá trị bình thường 8s hoặc APTTr > 1,2 gọi là APTT kéo dài thì có thể kết luận bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu nội sinh, nguyên nhân có thể do:

  • Bệnh hemophilia (thiết hụt yếu tố đông máu bẩm sinh).
  • Hội chứng đông máu nội mạch rải rác: Là tình trạng đông máu tiêu thụ, nghĩa là các yếu tố đông máu bị tiêu thụ, sử dụng hết vào việc hình thành thrombin và fibrin.
  • Bệnh suy gan nặng không tổng hợp được các yếu tố đông máu.
  • Có sẵn chất ức chế đông máu nội sinh trong máu của người bệnh.
  • Bệnh nhân đang được điều trị bằng heparin tiêu chuẩn.

Nếu xét nghiệm này được thực hiện khi bạn đang điều trị bằng heparin để giúp ngăn ngừa cục máu đông, bác sĩ thường sẽ muốn giá trị APTT dài gấp khoảng 2 đến 2,5 lần so với bình thường.

Rất hiếm khi xét nghiệm của bạn cho thấy thời gian đông máu ngắn bất thường. Nếu có, đó có thể là dấu hiệu của việc tăng nguy cơ hình thành cục máu đông (huyết khối).

Xét nghiệm APTT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm APTT

>>>>>Xem thêm: Chăm sóc bé sinh đôi cần chuẩn bị gì?

Xét nghiệm APTT đánh giá khả năng đông máu, giúp kiểm tra khả năng đông – cầm máu ở cơ thể người

Như vậy, xét nghiệm APTT nhằm xác định thời gian cần thiết để máu đông lại và có thể giúp phát hiện các vấn đề trong quá trình đông máu. Xét nghiệm này được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và thường là một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC). Nếu bạn cho rằng mình có thể bị rối loạn đông máu hoặc nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện xét nghiệm APTT.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *