Chụp X quang răng cận chóp là gì? Có tác dụng gì?

Chụp X quang răng cận chóp còn được gọi là chụp phim sau huyệt ổ răng được chỉ định trong thăm khám răng hàm mặt. Kỹ thuật này giúp bác sĩ quan sát rõ nét và chi tiết về hình thái, cấu trúc một răng và các cấu trúc lân cận.

Bạn đang đọc: Chụp X quang răng cận chóp là gì? Có tác dụng gì?

Khi các vấn đề về răng miệng cùng nhu cầu làm răng thẩm mỹ gia tăng, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp răng cũng ngày càng phổ biến. Trong đó, chụp X quang răng là lựa chọn ưu tiên hàng đầu vì giá thành hợp lý lại an toàn và hiệu quả. Một trong những kỹ thuật chụp X quang răng phổ biến là chụp X quang răng cận chóp.

Chụp X quang răng cận chóp là gì?

Chụp X quang răng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng máy chụp X quang phát ra tia X đi xuyên qua vùng răng cần chụp đến một tấm nhận. Tấm nhận này có thể là tấm phim hoặc tấm cảm biến kỹ thuật số, thường được đặt trong miệng người bệnh. Sau khi chụp, các kỹ thuật viên sẽ xử lý để thu được hình ảnh hoàn chỉnh.

Chụp X quang răng hiện có nhiều phương pháp hiện đại. Mỗi phương pháp sẽ có ưu điểm, tác dụng và mục đích khác nhau. Tùy vào mức độ tổn thương, vị trí răng cần chụp, mục đích của việc đánh giá tình trạng răng, các bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp chụp X quang răng khác nhau. Và một trong những kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất là chụp X quang răng cận chóp (kỹ thuật chụp X quang Periapical).

Chụp X quang răng cận chóp là gì? Có tác dụng gì?

Bác sĩ xem xét phim chụp X quang sau huyệt ổ răng

X quang răng cận chóp hay X quang sau huyệt ổ răng thường được chỉ định khi bệnh nhân thăm khám răng lần đầu. Hình ảnh thu được từ chụp X quang sau huyệt ổ răng sẽ cho bác sĩ biết một cách rõ ràng, chi tiết về cấu trúc, hình thái, hướng mọc của răng. Hình chụp X quang cũng phản ánh các tổn thương lân cận quanh răng như ống dây thần kinh, mạch máu, lợi (nếu có).

Kết quả chụp X quang sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán ban đầu và xác định phương pháp điều trị cho vấn đề về răng một cách phù hợp. Dù là một kỹ thuật chụp X quang răng đã ra đời từ rất lâu đời với giá thành rẻ hơn nhưng hiệu quả không kém gì các kỹ thuật chụp hiện đại.

Chi tiết quy trình chụp X quang răng cận chóp

Quy trình chụp X quang sau ổ huyệt răng khá đơn giản và gồm những bước cụ thể như sau:

  • Kỹ thuật viên chuẩn bị các vật tư cần thiết trong quá trình chụp X quang răng.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân thảo bỏ trang sức, phụ kiện, vật dụng bằng kim loại trên vùng đầu, mặt, cổ nếu có. Điều này tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng phim chụp răng cận chóp.
  • Kỹ thuật viên khởi động máy chụp, lựa chọn các thông số và kích cỡ phim phù hợp với răng của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân ngồi đúng tư thế lưng thẳng, mặt phẳng cắn song song với mặt sàn, nuốt sạch nước bọt tiết ra ở khoang miệng.
  • Kỹ thuật viên đặt phim chụp nhỏ cỡ 3x4cm trong miệng người bệnh tại vị trí răng cần khảo sát.

Tìm hiểu thêm: Ngứa tai phải – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Chụp X quang răng cận chóp là gì? Có tác dụng gì?
Tấm phim nhỏ được đặt ở vị trí răng cần khảo sát
  • Bóng X quang được chỉnh chếch lên hoặc xuống (thường chếch từ 15 đến 60 độ) tùy thuộc vào vị trí răng cần chụp.
  • Kỹ thuật viên ấn, giữ các nút phát tia để chụp X quang răng theo thông số đã chọn từ trước.
  • Kỹ thuật viên lấy phim trong miệng bệnh nhân và rửa phim. Phim chụp phải đảm bảo rõ nét, không biến dạng, lấy được đầy đủ hình ảnh răng cần khảo sát và tối thiểu 2 răng kế bên.

Chụp X quang răng cận chóp có thể xảy ra sai sót khiến hình ảnh bị biến dạng hoặc không lấy được đầy đủ hình ảnh răng cần khảo sát và cấu trúc lân cận. Nguyên nhân có thể do người bệnh cử động miệng trong khi chụp hoặc định vị hướng tia X trung tâm không chuẩn. Khi kết quả không rõ ràng và chuẩn xác, bệnh nhân cần được thực hiện chụp X quang lại.

Kết quả chụp Xquang răng cận chóp nói lên điều gì?

Sau khi có phim chụp X quang, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng. Cụ thể:

  • Kết quả phim chụp trả về là bình thường khi không có tình trạng sâu răng, không có các chấn thương như gãy răng, gãy xương hàm. Bác sĩ không tìm thấy các tổn hại đến xương hỗ trợ răng, không thấy khối u, u nang, mụn nhọt, răng thêm, răng cấm. Các răng được khảo sát ở đúng vị trí của nó.
  • Phim chụp X quang răng cho thấy kết quả bất thường khi bác sĩ tìm thấy tình trạng sâu răng, có khối u, u nang, mụn nhọt ở răng. Bất thường cũng là khi bác sĩ tìm thấy tổn hại đến xương hỗ trợ răng được khảo sát, chấn thương gãy răng hoặc gãy xương hàm, tìm thấy răng thêm, răng mọc sai vị trí, răng mọc trong vòm miệng.

Chụp X quang răng cận chóp là gì? Có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Sinh ba và những điều cần biết

Quy trình chụp X quang sau ổ huyệt răng khá đơn giản, nhanh chóng

Khi nào cần chụp X quang răng cận chóp?

Chụp X quang răng cận chóp có thể cung cấp hình ảnh của toàn bộ hàm răng, từ răng cửa đến gốc răng và cả xương hỗ trợ của răng. Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện sớm các bệnh về răng mà bạn gặp phải. Do đó, người đang có vấn đề về răng, đã có tiền sử mắc các vấn đề liên quan đến răng sẽ được bác sĩ chỉ định chụp X quang để phát hiện sớm hoặc dự phòng các vấn đề ảnh hưởng đến răng. Các trường hợp thường được bác sĩ chỉ định chụp X quang nhất sẽ bao gồm:

  • Răng bị đau dai dẳng, khó chịu và không rõ nguyên nhân.
  • Chụp X quang sau ổ huyệt răng được chỉ định khi bệnh nhân được chẩn đoán sâu răng, viêm tủy răng, viêm chân răng,…
  • Người bệnh bị gãy răng, vỡ răng, gãy xương hàm, tổn thương ở xương hỗ trợ răng.
  • Người có tình trạng răng mọc lệch, răng mọc xuyên vào nướu răng, răng mọc kẹt.
  • Người bệnh có những bất thường hoặc nghi ngờ bất thường như u, nang, nhọt trong khoang miệng.

Ngoài ra, trẻ em trong độ tuổi thay răng vĩnh viễn cũng có thể cần chẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật chụp X quang để kiểm tra răng tổng quát. Chụp X quang sau ổ huyệt răng sẽ giúp nha sĩ phát hiện sớm các dị tật về răng của trẻ để can thiệp kịp thời hoặc có các biện pháp chỉnh nha phù hợp.

Tóm lại, chụp X quang răng cận chóp là phương pháp chẩn đoán hình ảnh răng đơn giản nhưng hiệu quả. Quy trình chụp X quang đơn giản, thời gian chụp nhanh chóng và quá trình chụp hoàn toàn không gây đau đớn. Vì vậy, khi đi khám nha khoa và có chỉ định của bác sĩ, mọi bệnh nhân đều nên hợp tác và không cần lo lắng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *