Giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang tai mũi họng

Tai, mũi, họng đều là những cơ quan quan trọng của con người. Giống như bất kỳ cơ quan nào khác, tai, mũi, họng có thể bị tổn thương hoặc mắc các bệnh lý từ nhẹ đến nặng. Chụp X quang tai mũi họng là kỹ thuật giúp phát hiện các bệnh lý liên quan đến các cơ quan này.

Bạn đang đọc: Giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang tai mũi họng

Chụp X quang tai mũi họng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được các bác sĩ chỉ định để đánh giá, chẩn đoán, theo dõi các bất thường hoặc các bệnh về tai mũi họng. Có nhiều kỹ thuật, tư thế chụp X quang vùng tai, mũi, họng khác nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện kỹ thuật phù hợp.

Mối liên quan giữa tai – mũi – họng

Tai của con người có nhiệm vụ đảm nhận chức năng nghe và giữ thăng bằng cho cơ thể. Mũi đảm nhận chức năng chính là hô hấp. Còn họng đảm nhận cả chức năng tiêu hóa, hô hấp và phát ra tiếng nói. Cấu tạo tai – mũi – họng là các hốc có sự liên thông với nhau và thông với môi trường bên ngoài. Vì vậy, các tổn thương, bệnh lý ở tai, mũi, họng không chỉ là bệnh riêng của từng bộ phận. Nó có thể liên quan, làm ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận khác. Khi chúng ta bị viêm họng, sẽ dễ dẫn đến viêm mũi, viêm thanh quản vì họng, mũi, thanh quản thông với nhau. Viêm họng và viêm mũi cũng thường dẫn đến viêm xoang.

Tai là cánh cửa của hệ thống nghe và giữ thăng bằng. Các tổn thương ở tai có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Mũi là lối vào của đường hô hấp. Các tổn thương ở mũi có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Họng là cửa ngõ của đường ăn, đường thở. Tổn thương ở họng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Ngược lại, các tổn thương ở hệ thần kinh trung ương, đường hô hấp, đường tiêu hóa cũng có thể gây ra bệnh lý ở tai, mũi, họng.

Để theo dõi, đánh giá, chẩn đoán các tổn thương hoặc bệnh lý về tai mũi họng, bác sĩ sẽ áp dụng nhiều phương pháp, kỹ thuật khác nhau. Một trong số đó là chụp X quang tai mũi họng – một phương pháp cận lâm sàng khá phổ biến.

Giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang tai mũi họng

Tai, mũi, họng luôn có sự liên quan đặc biệt và tác động qua lại lẫn nhau

Bác sĩ chỉ định chụp X quang tai mũi họng khi nào?

Chụp X quang là kỹ thuật sử dụng bức xạ năng lượng cao để mô phỏng hình ảnh bên trong cơ thể. Trong quá trình thăm khám, chẩn đoán, theo dõi bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này để hỗ trợ quan sát các bất thường bên trong cơ thể mà mắt thường không thể nhìn thấy.

Với các bệnh lý có liên quan đến vùng tai, mũi, họng, ngoài căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X quang. Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh lý về tai, mũi, họng cũng cần chụp X quang. Đây chỉ là kỹ thuật hỗ trợ bác sĩ trong trường hợp chẩn đoán khó khăn hoặc xuất hiện các yếu tố nghi ngờ một vấn đề bất thường nghiêm trọng nào đó.

Chụp X quang ở tai, mũi, họng cũng giống như chụp X quang ở các bộ phận khác. Máy chụp X quang chiếu ra các tia X. Các tia X đi qua các cấu trúc xương, mô và khoang, hốc ở tai, mũi, họng rồi ghi lại thành hình ảnh trên phim X quang tai mũi họng với các màu sắc xám, trắng, đen với mức độ đậm nhạt khác nhau. Căn cứ vào hình ảnh của phim chụp, bác sĩ có thể phát hiện ra các bất thường ở tai – mũi – họng. Nếu kết quả chưa đủ căn cứ để kết luận chính xác, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác.

Tìm hiểu thêm: Vi khuẩn Salmonella: Nguyên nhân, nguồn lây nhiễm và triệu chứng

Giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang tai mũi họng
Không phải lúc nào bị bệnh tai, mũi, họng cũng cần chụp X quang

Các dạng chụp X quang tai mũi họng cơ bản

Chụp X quang tai mũi họng thường được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc vấn đề nghiêm trọng nào đó liên quan đến những cơ quan này. Một số dạng chụp X quang tai – mũi – họng cơ bản như:

Chụp X quang xoang

Chụp X quang xoang là kỹ thuật dùng tia X để quan sát cấu trúc bên trong các xoang. Xoang là những hốc xương có kích thước khác nhau, nằm trong xương mặt và hộp sọ. Ở phần đầu mặt con người có 4 cặp xoang đối xứng nhau gồm: Cặp xoang trán, cặp xoang hàm, cặp xoang bướm và cặp xoang sàng. Chụp X quang xoang có thể giúp xác định, chẩn đoán các bệnh lý tại xoang vùng hàm mặt như: Nhiễm trùng xoang, viêm xoang, tổn thương tại xoang…

Các xoang bình thường là những hốc xương rỗng, chứa không khí. Hình ảnh không khí hiển thị trên phim X quang màu đen. Vì vậy, nếu trên phim hiển thị các vùng xám hoặc trắng, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dịch tích tụ hoặc viêm nhiễm trong xoang. Phương pháp chụp X quang xoang còn giúp bác sĩ đánh giá, theo dõi tình trạng xoang trước và sau khi phẫu thuật xoang.

Một số tư thế chụp X quang xoang thường được ứng dụng như:

  • Chụp X quang xoang tư thế mũi – cằm – phim (tư thế Blondeau): Tư thế này thường áp dụng khi bác sĩ cần thăm khám xoang hàm, xoang trán, hốc mũi và u. Ở tư thế này, người bệnh cần nằm sấp, đặt cằm và mũi chạm phim chụp, há miệng một cách tối đa.

Giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chụp X quang tai mũi họng

>>>>>Xem thêm: Các phương pháp phẫu thuật cố định cột sống và dấu hiệu trượt cột sống bạn nên biết

Tùy thuộc vị trí cần khảo sát, bác sĩ sẽ chỉ định tư thế chụp X quang khác nhau
  • Chụp X quang xoang tư thế cằm – đỉnh phim (tư thế Hirtz): Tư thế này được ứng dụng để khảo sát xoang sàng sau, xoang sàng trước và xoang bướm. Với tư thế này, người bệnh nằm ngửa đầu sao cho đầu nhô ra khỏi thành bàn. Đình đầu chạm vào phim. Tia X được chiếu hướng từ trên xuống dưới.
  • Chụp X quang xoang tư thế Schuller: Tư thế này giúp khảo sát tình trạng xoang xương chũm hai bên. Người bệnh cần nằm nghiêng như khi chụp sọ nghiêng. Vành tai bên cần chụp phải gập về phía trước. Tia X chiếu đến chếch so với trục 2 tai khoảng 25 – 30 độ và chiếu xuyên qua ống tai cần chụp.

Chụp X quang tai – xương chũm

Chụp X quang tai mũi họng cũng bao gồm chụp X quang tai – xương chũm. Kỹ thuật này được áp dụng khi bác sĩ muốn xác thực một chấn thương ở sọ não có thể gây viêm xương đá, vỡ xương đá, có khối u ở góc tiểu cầu não, viêm tai xương chũm…. Trong trường hợp này, bác sĩ chỉ định tư thế chụp X- quang Stenvers. Lúc này, người bệnh cần nằm sấp cho đầu tựa vào bàn theo bờ trên xương gò má, ổ mắt và mũi. Lúc này, đường thẳng đứng sẽ tạo một góc 45 độ so với mặt phẳng dọc đứng của sọ.

Chụp X quang họng – thanh quản

Chụp X quang họng – thanh quản giúp bác sĩ dễ dàng quan sát các túi mủ ở vùng trước cột sống, khu vực sau khí quản, dị vật đường ăn, ung thư thanh quản, viêm tắc thanh quản…

Chụp X quang tai mũi họng gồm nhiều dạng khác nhau và nhiều tư thế chụp khác nhau. Bác sĩ sẽ là người chỉ định chụp X quang và dạng chụp cũng như kỹ thuật chụp phù hợp. Để có kết quả thăm khám chính xác nhất các bệnh lý về tai, mũi, họng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chụp X quang bằng thiết bị hiện đại và được tư vấn bởi bác sĩ giỏi chuyên môn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *