Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, nhất là với những ai đang gặp phải một số vấn đề ở cơ quan này. Và để tìm ra lời giải đáp thỏa đáng cho nghi vấn nói trên thì bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Giải đáp thắc mắc: Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không?
Ở nước ta, hoa hòe là một trong những loại thuốc Nam được sử dụng rất phổ biến để ngăn ngừa và điều trị bệnh. Vậy bên cạnh những tác dụng tích cực của mình, hoa hòe có làm ảnh hưởng đến dạ dày không? Nếu đây là điều bạn đang quan tâm thì hãy lướt xuống bài viết để có thêm thông tin.
Contents
Đặc điểm của hoa hòe
Hoa hòe là bộ phận sinh sản của loài cây cùng tên, chúng có danh pháp khoa học là Styphnolobium japonicum và là một trong những đại diện tiêu biểu của họ Đậu (Fabaceae). Về nguồn gốc, loài thực vật này có xuất xứ từ khu vực Đông Á mà chủ yếu là Trung Quốc. Ở nước ta, hoa hòe được biết đến với rất nhiều tên gọi như hòe giáp, hòe hoa, hòe thực, hòe hoa tán,… Chúng được dùng để làm cảnh và làm thuốc vì vừa có dược tính cao, lại vừa có mùi thơm rất dễ chịu.
Hoa là bộ phận được biết đến nhiều nhất của loài cây hòe. Nó mang vị nhẫn, đắng nhưng không hề khó uống. Trong hoa hòe rất giàu Phytonutrient – nhóm hoạt chất được biết đến với tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ thải độc, ngăn ngừa ung thư,… Ngoài ra, đại diện này còn chứa một hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa như Troxerutin, Flavonoid, Oxymatrine,…
Khi sử dụng hoa hòe, người ta thường lựa phần nụ hoa còn chưa nở, sau đó phơi dưới trời nắng nhẹ hoặc đem sấy khô để làm thuốc trị bệnh. Bên cạnh đó, nụ hòe còn được sử dụng như một loại trà, uống vào giúp thanh nhiệt, hạ hỏa nên rất phù hợp để dùng trong những ngày nắng nóng.
Tác dụng của hoa hòe đối với sức khỏe
Như đã nhắc qua ở trên, hoa hòe đem đến rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất Oxymatrine trong nụ hoa hòe có khả năng cải thiện hoạt động co bóp, tống đẩy máu của tim đồng thời bảo vệ cơ quan này trước các yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, hoạt chất trên còn giúp gia cố thành mạch máu, tăng cường độ đàn hồi của hệ mạch tổng.
Hỗ trợ điều trị chứng cao áp
Đối với những bệnh nhân bị cao huyết áp thì trà hoa hòe chính là người bạn đồng hành lý tưởng. Trong loài thảo dược này có chứa Rutin, một loại vitamin P có khả năng làm bền thành mạch, gia tăng sức chịu đựng của cơ quan này trước áp lực của dòng máu. Chính vì vậy, chúng được dùng như một vị thuốc trong Đông y để giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng do cao huyết áp gây ra.
Chữa xuất huyết
Hiện tượng xuất huyết có thể phát sinh do thành mạch quá mỏng hoặc quá nhạy cảm nên dễ bị nứt vỡ khi va chạm cơ học. Trong khi đó Rutin, một thành phần giúp giảm tính thấm, tăng cường độ bền của thành mạch lại chiếm tới 34% hàm lượng chất khô của loại dược liệu này. Vậy nên khi xuất huyết do trĩ, nứt kẽ hậu môn, chảy máu cam,… cha ông ta thường dùng hoa hòe để nâng cao hiệu quả cầm máu.
Điều trị bệnh trĩ
Oxymatrine trong hoa hòe có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, đặc biệt là khi hiện tượng này phát sinh do sự suy yếu của mạch máu. Bên cạnh đó thì như vừa chia sẻ, hiệu quả cầm máu trĩ của Rutin trong hoa hòe lại vô cùng ấn tượng. Với hai tác dụng tích cực này thì sau vài tháng kiên trì sử dụng hoa hòe, bệnh trĩ chắc chắn sẽ có nhiều chuyển biến đáng kể.
Cải thiện tình trạng viêm khớp
Hoa hòe tích hợp rất nhiều hoạt chất chống viêm trên diện rộng đã được thử nghiệm lâm sàng thành công trên cả người và động vật. Các nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh bị viêm khớp mạn tính có nhiều cải thiện về triệu chứng khi thường xuyên uống trà hoa hòe. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị đặc hiệu mà cần kết hợp với các liệu pháp khác như dùng thuốc, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân u não, phân loại khối u và biện pháp phòng ngừa bệnh u não hiệu quả
Giúp điều hòa giấc ngủ
Theo Đông y, hoa hòe có tính mát, lương huyết an thần, giúp cơ thể giảm thiểu mệt mỏi và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Trong dân gian, người ta thường dùng kết hợp hoa hòe và tâm sen để cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc. Và nếu sử dụng đều đặn trong vài tuần, bạn sẽ bất ngờ trước hiệu quả hỗ trợ giấc ngủ của loại dược liệu nói trên.
Điều chỉnh cân nặng và vóc dáng
Uống trà hoa hòe được xem là một trong những phương pháp giảm cân an toàn và hiệu quả, phát huy tác dụng trên nhiều cơ địa khác nhau. Điều này có được là nhờ khả năng tăng cường chuyển hóa đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hao mỡ dưới da, mỡ trong máu, mỡ nội tạng của hoa hòe. Như vậy, chúng không chỉ góp phần cải thiện vóc dáng mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không?
Loài thảo dược này đem đến rất nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe con người. Vậy đối với hệ tiêu hóa thì sao? Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không hay hoàn toàn vô hại? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
>>>>>Xem thêm: Nhịp tim thai 165 lần/phút là trai hay gái? Cách xác định giới tính của thai nhi chuẩn
Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và giảm sưng của hoa hòe đã được nhiều y văn ghi lại. Trong đó hoạt chất đứng ở vị trí trung tâm chính là Rutin. Thành phần này có vai trò như vệ sĩ giúp bảo vệ lớp niêm mạc mỏng manh của dạ dày và ruột. Bên cạnh đó chúng cũng làm giảm phù nề nhanh chóng, hỗ trợ quá trình phục hồi thương tổn trên bề mặt dạ dày. Chính vì vậy, hoa hòe không những không gây hại tới dạ dày mà còn rất có lợi cho cơ quan này nói riêng cũng như hệ tiêu hóa nói chung.
Trong một diễn biến khác, Quercetin trong hoa hòe còn có tác dụng chặn đứng quá trình phân chia mất kiểm soát và gây chết tế bào theo lập trình. Từ đó giúp ngăn ngừa và phòng chống ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày. Và qua những điều đặc biệt mà KenShin vừa chia sẻ, hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc: “Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không?” rồi chứ?
Cách sử dụng hoa hòe để trị bệnh dạ dày
Hoa hòe thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày cấp và mạn tính. Để điều trị bệnh dạ dày bằng dược liệu này, bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Thu hái nụ hòe chưa nở, sau đó đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc sấy dưới nền nhiệt vừa phải cho khô.
- Sao vàng nụ hoa hòe cho dậy mùi rồi chờ nguội hẳn, đem cất trữ vào hũ thủy tinh dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 5G hoa hòe cho vào ấm đã tráng qua nước nóng, sau đó thêm khoảng 200ml nước sôi, hãm trong 15 phút và uống làm nhiều lần trong ngày. Ngoài ra chúng ta có thể đun sôi 2 thành phần này trong 8 – 10 phút cũng cho kết quả tương tự.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết của KenShin cho câu hỏi: Hoa hòe có làm ảnh hưởng dạ dày không? Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu thêm về loài thảo dược này và có thể sử dụng chúng một cách linh hoạt trong việc điều trị các bệnh lý thường gặp! Trân trọng!