Triệu chứng sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Sốt và đau mắt đỏ là một bệnh thường gặp. Bệnh này diễn ra nhiều hơn trong khoảng thời gian giao mùa. Vậy sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không, cần điều trị bệnh như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Bạn đang đọc: Triệu chứng sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn của mỗi người, tuy vậy ngày càng có nhiều tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của đôi mắt. Những bệnh lý về mắt thường mang lại cảm giác khó chịu và bất tiện cho người bệnh gây ảnh hưởng đến công việc và đời sống. Một trong những bệnh lý thường gặp là đau mắt đỏ, thậm chí sốt và đau mắt đỏ còn đi kèm với nhau khiến nhiều người lo lắng. Vậy nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ là gì?

Tổng quan về đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng bệnh mắt ửng hồng, hoặc tấy đỏ. Phần lớn đau mắt đỏ là do virus nhóm Adeno gây ra gọi là viêm kết mạc. Đây là tình trạng mắt bị viêm đỏ ở lớp phủ bên ngoài và bên trong mí mắt. Người bị đau mắt đỏ sẽ có các triệu chứng như đau rát, mắt ửng đỏ và chảy dịch mắt, sưng tấy, hoặc đóng vảy dịch đọng ở mắt.

Triệu chứng sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

Phần lớn đau mắt đỏ là do virus nhóm Adeno

Bệnh đau mắt đỏ đi kèm với sốt

Khác với đau mắt đỏ thông thường, sốt và đau mắt đỏ cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như sốt siêu vi, sốt xuất huyết, bị đậu mùa,… Đây là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ con, người già hay người trưởng thành. Bệnh có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng và tiến triển thành dịch bệnh nếu không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây sốt và đau mắt đỏ

Mắc bệnh đau mắt đỏ có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng không phải khi nào cũng diễn ra tình trạng sốt. Tuy nhiên nếu như gặp những tình trạng như ho, đau họng, mệt mỏi, xuất hiện phát ban hay nổi hạch trong thời gian bị đau mắt đỏ thì đó là dấu hiệu nguy hiểm và cần lưu ý. Vậy những nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ là gì? Và trường hợp nào dẫn đến bệnh nhân bị sốt và đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ do kích ứng hoặc dị ứng

Việc di chuyển nhiều ở môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, hóa chất hoặc có tác nhân gây dị ứng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ. Khi mắt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân trên, đặc biệt là những tác nhân dị ứng như phấn hoa, lông động vật, mùn cưa,… ban đầu sẽ gây ngứa rát hoặc cộm sau đó sẽ dẫn tới các triệu chứng trầm trọng hơn.

Nước hoa, mỹ phẩm hoặc kính áp tròng cũng có thể khiến cơ thể bị dị ứng gây ra đau mắt đỏ nhưng không gây sốt. Khi phát hiện ra triệu chứng cần dừng ngay việc sử dụng những sản phẩm kể trên, cũng như loại bỏ các thành phần gây kích ứng dị ứng bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh mắt chuyên dụng sau đó tiến hành đến bệnh viện hoăc cơ sở uy tín điều trị để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Tìm hiểu thêm: Người bị tắc nghẽn mạch máu não nên ăn gì? Thực phẩm có lợi cho người bệnh mà bạn nên biết

Triệu chứng sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Dị ứng lông động vật có thể là nguyên nhân làm mắt đỏ

Đau mắt đỏ do vi khuẩn

Ngoài việc bệnh nhân gặp triệu chứng sốt và đau mắt đỏ đi kèm với nhau, một số người bị đau mắt đỏ mà không sốt, đó có thể là đau mắt đỏ do vi khuẩn.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn không hoặc rất hiếm khi gây ra sốt. Có hai loại vi khuẩn thường thấy gây ra đau mắt đỏ là vi khuẩn Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn này sẽ lây lan qua nhiều nguồn như tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm khuẩn, tiếp xúc với vật dụng, đồ vật của người bệnh. Nếu mắc bệnh do những vi khuẩn này người bệnh cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn. Cần mất từ 1 đến 2 tuần để khỏi bệnh hoàn toàn.

Đau mắt đỏ do virus

Những virus gây ra đau mắt đỏ bao gồm virus thủy đậu, virus sởi, cúm hoặc virus herpes. Trường hợp này xảy ra nhiều hơn ở trẻ nhỏ, trẻ nhiễm bệnh khi tiếp xúc với dịch từ mắt mũi và miệng, sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nếu để lâu dài không điều trị ngoài ảnh hưởng từ bệnh do virus gây ra sẽ có khả năng gây ra các biến chứng nặng hơn như ảnh hưởng đến thị lực, nhìn mờ. Riêng trẻ con sẽ có khả năng ho, sốt kèm đau mắt đỏ, viêm hô hấp, nặng hơn là chảy máu giác mạc.

Đau mắt đỏ do virus là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sốt và đau mắt đỏ đi kèm với nhau. Người bệnh sẽ liên tục sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức, ngạt mũi khó thở, đau đầu buồn nôn và chóng mặt. Sốt virus cũng gây ra tình trạng đau mắt đỏ, sốt cao, mắt luôn có cảm giác nóng rát sưng đỏ lờ đờ, đau nhức ở nhãn cầu. Tình trạng này thường bị nhầm lẫn với bệnh viêm kết mạc, chính vì vậy cần theo dõi những biểu hiện của cơ thể để xác định đúng nguyên nhân bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số lưu ý trong quá trình phòng ngừa và điều trị

Đau mắt đỏ hay các bệnh khiến cơ thể sốt và đau mắt đỏ cùng lúc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để tránh mắc phải các bệnh này chúng ta cũng cần lưu tâm những điều sau đây:

Đối với người chưa nhiễm bệnh

  • Hạn chế nhất có thể việc tiếp xúc với người có biểu hiện của bệnh.
  • Không sử dụng chung khăn mặt, đồ trang điểm, kính áp tròng và đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên bằng với nước muối sinh lý.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và tránh dùng tay dụi mắt.
  • Không tự ý thuốc nhỏ mắt nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng sốt và đau mắt đỏ có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Kiến ba khoang: Đặc điểm nhận biết, cách xử lý khi bị cắn và cách phòng tránh tối ưu

Vệ sinh mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý để tránh sốt và đau mắt đỏ

Đối với người bệnh

  • Cách ly khi phát hiện bản thân mắc bệnh và đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng sốt và đau mắt đỏ cần thăm khám để tìm ra nguồn bệnh.
  • Sau khi vệ sinh mắt bằng khăn hoặc khăn giấy cần tiêu hủy hoặc giặt ngay.
  • Không trang điểm và sử dụng kính áp tròng đến khi khỏi hẳn.
  • Nếu bị sốt cần hạ sốt kịp thời tránh ảnh hưởng đến não bộ.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt để tránh lây sang cả hai mắt.
  • Nghỉ ngơi trong thời gian bị bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đối với đôi mắt như giảm thị lực, nhiễm trùng hoặc loét giác mạc. Nếu sốt và đau mắt đỏ kéo dài đôi khi còn là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm hơn thế nữa. Chính vì vậy dù gặp phải triệu chứng nào các bạn hãy theo dõi và quan tâm tới sức khỏe của chính mình để điều trị đúng hướng và luôn khỏe mạnh nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *