Tình trạng sỏi niệu đạo ở nữ là bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhưng lại gây nhiều nguy hiểm, bất tiện cho người bệnh. Vậy sỏi niệu đạo ở nữ là bệnh gì, nguyên nhân nào gây bệnh? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết hôm nay từ KenShin.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về sỏi niệu đạo ở nữ
Sỏi niệu đạo ở nữ là bệnh lý gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt, vận động hàng ngày. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh này, KenShin mời bạn cùng theo dõi bài viết sau.
Contents
Sỏi niệu đạo ở nữ là gì?
Niệu đạo là cơ quan quan trọng trong hệ bài tiết, có thể hiểu đơn giản niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu nối từ bàng quang để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ống niệu đạo được dẫn từ bàng quang đến lỗ niệu đạo ở âm hộ nữ giới, thực hiện chức năng bài tiết nước tiểu.
Ở nữ, ống niệu đạo chỉ dài khoảng 3 – 4cm, khá ngắn nếu so sánh với nam giới nên tỷ lệ bệnh lý liên quan đến niệu đạo cao hơn ở nữ giới. Tuy các bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm niệu đạo,… ở nữ có nguy cơ cao hơn nam nhưng riêng bệnh sỏi niệu đạo, nam giới lại dễ mắc bệnh hơn nữ giới.
Trong số các vấn đề liên quan đến sỏi tiết niệu, sỏi niệu đạo ở nữ chỉ chiếm khoảng 5%, con số không cao nhưng vẫn hoàn toàn tồn tại nguy cơ mắc bệnh. Phụ nữ có túi thừa niệu đạo được chứng minh nguy cơ bị sỏi niệu đạo ở nữ cao hơn hẳn các trường hợp còn lại.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu đạo ở nữ
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sỏi niệu đạo ở nữ góp phần giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Theo các chuyên gia y tế, sỏi niệu đạo được chia thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát, cụ thể như sau:
Nguyên nhân nguyên phát: Nữ giới có lỗ niệu đạo chít hẹp khiến nước tiểu không thoát được hết ra ngoài mà đọng lại một phần bên trong ống niệu đạo, lâu dần tích tụ và hình thành sỏi niệu đạo ở nữ. Tỷ lệ bệnh nhân bị sỏi niệu đạo do nguyên nhân nguyên phát thấp hơn nguyên nhân thứ phát.
Nguyên nhân thứ phát: Tác nhân tiếp theo khiến chị em phụ nữ bị sỏi niệu đạo là do viên sỏi di chuyển từ các bộ phận khác như thận, sỏi bàng quang, niệu quản,… xuống ống niệu đạo và bị kẹt lại ở túi thừa niệu đạo gây nên sỏi.
Đặc điểm và triệu chứng sỏi niệu đạo ở nữ
Bệnh lý sỏi niệu đạo ở nữ có một số đặc điểm điển hình như sau:
- Viên sỏi niệu đạo thường chỉ có 1 viên và có hình dáng gần giống hình thoi, có kích thước khoảng bằng hạt lạc.
- Viên sỏi niệu đạo có đặc điểm hóa học giống với sỏi thận và sỏi bàng quang do thành phần cấu thành tương tự nhau. Mặt khác, sỏi niệu đạo ở nữ chủ yếu do sỏi ở bộ phận khác di chuyển xuống nên có tính chất tương đồng.
- Viên sỏi niệu đạo phổ biến là sỏi oxalat, sỏi phosphat, sỏi acid uric và sỏi cystin.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Tiêm phòng vắc xin phòng dại có tác dụng bao lâu?
Bệnh nhân có sỏi niệu đạo sẽ xuất hiện một số triệu chứng nhất định khi kích thước viên sỏi đạt độ lớn nhất định. Sỏi niệu đạo ở nữ khiến người bệnh có các dấu hiệu nhận biết khá giống các loại sỏi khác, điển hình như tiểu khó, bí tiểu, tiểu buốt tiểu rắt,…
Biểu hiện bị sỏi niệu đạo ở nữ có thể nhẹ hơn, tình trạng rối loạn tiểu tiện ít hơn so với sỏi niệu đạo ở nam giới. Trong khi đó, sỏi niệu đạo ở nữ lại gây viêm đường tiết niệu nặng hơn. Vì đặc điểm đường tiết niệu ở nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm.
Bệnh tiến triển đến giai đoạn nhất định có thể gây triệu chứng như tiểu buốt, tiểu đau hoặc thậm chí đi tiểu ra máu. Tình trạng viêm đường tiết niệu càng nặng mà không điều trị kịp thời có thể đi kèm triệu chứng sốt cao, ớn lạnh.
Sỏi niệu đạo ở nữ có biến chứng nguy hiểm không?
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất khi nhắc đến sỏi niệu đạo, đó là sỏi niệu đạo ở nữ có gây nguy hiểm đến sức khỏe không. Dựa trên thực tế bệnh nhân và các tài liệu nghiên cứu cho thấy, khi niệu đạo có sỏi sẽ cản trở việc bài tiết nước tiểu, tăng tỷ lệ ứ đọng nước tiểu trong niệu đạo, ứ nước và cuối cùng là tác động nghiêm trọng đến chức năng của thận. Theo thời gian, thận dần suy yếu có thể gây suy thận cấp và suy thận mạn tính rất nguy hiểm.
Bệnh lý viêm đường tiết niệu do sỏi niệu đạo ở nữ gây ra có nguy cơ tái phát nhiều lần, gây không ít cản trở cho người bệnh. Không những vậy, nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng huyết. Sỏi niệu đạo không được điều trị kịp thời sẽ khiến kích thước viên sỏi ngày một to lên, chèn ép niệu đạo, gây đau đớn cho bệnh nhân.
Chẩn đoán và phương pháp điều trị sỏi niệu đạo ở nữ
Đa số các ca sỏi niệu đạo ở nữ đều có vị trí viên sỏi là túi thừa niệu đạo nên khi thăm khám, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm sau để hỗ trợ việc chẩn đoán, chữa trị.
- Siêu âm ổ bụng nhằm xác định điểm bất thường trong ổ bụng.
- Chụp X-quang hệ bài tiết và thực hiện niệu đạo ngược dòng với mục đích phát hiện vị trí viên sỏi niệu đạo ở nữ.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm.
>>>>>Xem thêm: Góc giải đáp: Tại sao lại bị teo cơ chân sau bó bột?
Hiện nay, sỏi niệu đạo ở nữ được điều trị bằng 2 cách là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Mỗi trường hợp bệnh nhân thích hợp với phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa: Bệnh nhân sỏi niệu đạo ở nữ có kích thước viên sỏi nhỏ, chưa có biến chứng có thể được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc uống điều trị như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ trơn, lợi tiểu,…
Điều trị ngoại khoa: Với các trường hợp sỏi niệu đạo ở nữ to, có biến chứng sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ nhanh chóng viên sỏi khỏi niệu đạo của bệnh nhân. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả nhanh, thời gian phục hồi ngắn, chỉ cần nằm viện 2 – 4 ngày là được. Ngoài phẫu thuật thì các phương pháp công nghệ hiện đại như tán sỏi ngoài cơ thể, laser tán sỏi,… cũng rất được ưa chuộng.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về sỏi niệu đạo ở nữ mà Nhà thuốc long Châu muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về bệnh lý này. Ngay khi có dấu hiệu bị sỏi niệu đạo đặc biệt là ở nữ giới, bạn không nên chần chừ mà hãy đi khám sớm để tiến hành điều trị, giảm nguy cơ biến chứng.