U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

U lành tính vùng xương hàm là bệnh lý lành tính, có thể chữa trị hiệu quả bằng cách phẫu thuật khi bệnh nhân được phát hiện sớm. Bệnh có thể tiến triển xấu nên chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị.

Bạn đang đọc: U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

U lành tính vùng xương hàm không gây quá nhiều trở ngại và nguy hiểm cho sức khỏe nếu được nhận biết sớm thông qua các triệu chứng thường gặp. Để tìm hiểu rõ hơn về u lành tính vùng xương hàm, KenShin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Thế nào là u xương hàm?

Trước khi đi sâu hơn về bệnh u lành tính vùng xương hàm, bạn cũng cần biết u xương hàm là bệnh gì. U xương hàm là tình trạng các khối u xuất hiện ở vùng xương hàm mặt, có thể là xương hàm trên hoặc dưới.

U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

U xương hàm đa phần là các khối u lành tính

Đa phần các ca bệnh u xương hàm đều là u lành tính vùng xương hàm, mức độ nguy hiểm thấp và có một số biểu hiện nổi bật như:

  • Khối u ở xương hàm lành tính nên phát triển khá chậm.
  • Hầu hết các khối u xương hàm khu trú có giới hạn và dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng hoặc khám lâm sàng, sờ, nhìn thấy được.
  • Phần niêm mạc miệng bao bọc bên trên khối u xương hàm nhìn qua thấy bình thường, không có biểu hiện sưng đau hoặc tấy đỏ.
  • U xương hàm phần lớn là lành tính nên không gây nhiều đe dọa cho tính mạng người bệnh, ít hoặc không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi được phát hiện sớm, tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời, các khối u nhỏ, lành tính khu trú gọn sẽ giảm nguy cơ tái phát, tăng khả năng điều trị triệt để u xương hàm.

Nguyên nhân dẫn đến u lành tính vùng xương hàm

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến u lành tính vùng xương hàm và các chuyên gia vẫn chưa xác định được đâu là tác nhân trực tiếp dẫn đến bệnh lý này. Theo đó, yếu tố di truyền, tác động từ môi trường, lối sống, cách chăm sóc răng miệng, cấu trúc hàm,… đều có thể trở thành nguyên nhân gián tiếp gây u lành tính vùng xương hàm.

Khi chẩn đoán, bác sĩ tiến hành xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu u lành tính vùng xương hàm không do răng, cấu trúc răng thì có thể gồm các dạng như sau:

  • U xương hàm;
  • U xơ xương hàm;
  • U máu trong xương hàm;
  • U sụn xương hàm.

Các phương pháp chữa u lành tính vùng xương hàm hiện nay ít dựa trên nguyên nhân vì khó xác định, thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng thực tế của khối u, triệu chứng của bệnh nhân để tiến hành chữa trị tích cực theo cách hiện đại, hiệu quả tốt nhất tính đến nay.

Tìm hiểu thêm: Thai lưu liên tiếp có nguy hiểm không? Bị lưu thai 2 lần phải làm sao?

U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Có nhiều nguyên nhân gây u lành tính vùng xương hàm

Dấu hiệu nhận biết u lành tính vùng xương hàm

Bệnh u lành tính vùng xương hàm có các giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng riêng biệt. Để nhận biết mình có bị u lành tính vùng xương hàm hay không, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và đi khám lâm sàng khi có các biểu hiện như:

Giai đoạn tiềm ẩn khối u lành tính vùng xương hàm: Ở giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh chưa nhiều và có đến 90% bệnh nhân khi tiềm ẩn khối u lành tính vùng xương hàm không phát hiện bệnh, số ít còn lại phát hiện thông qua việc kiểm tra sức khỏe, tình cờ phát hiện. Phổ biến nhất là bệnh nhân bị đau nhức do nhiễm trùng, nhiệt miệng,… đi khám mới biết có tồn tại u lành tính vùng xương hàm.

Giai đoạn u lành tính vùng xương hàm biến dạng xương: Giai đoạn u lành tính vùng xương hàm này khiến người bệnh bị phồng bề mặt cong, vùng xương hàm cảm giác nặng nề. Một số bệnh nhân cũng có thể có dị cảm hoặc mất cảm giác tạm thời do dây thần kinh bị chèn ép.

Giai đoạn u lành tính vùng xương hàm phá vỡ bề mặt xương: Tổn thương do dạng u lành tính vùng xương hàm này thường ở dưới lớp niêm mạc, người bệnh có thể sờ thấy các khối u nhưng không cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu mỗi khi chạm vào. Bờ xương xung quanh của bệnh nhân mỏng và bén nhọn.

Giai đoạn u lành tính vùng xương hàm tạo đường dò, gây biến chứng: Ở giai đoạn này, bệnh nhân bị u lành tính vùng xương hàm có thể xuất hiện triệu chứng niêm mạc bao phủ trên khối u mỏng dần dẫn đến thủng, có lỗ dò ở trong hoặc bên ngoài miệng.

Nhìn chung, dấu hiệu nhận biết bệnh u lành tính vùng xương hàm ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Tuy nhiên bệnh nhân ngay khi phát hiện bệnh, dù ở bất cứ giai đoạn nào, cũng cần đến bệnh viện thăm khám và tiến hành chữa trị theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn.

Phương án điều trị u lành tính vùng xương hàm

Các nghiên cứu cho thấy bệnh lý u lành tính vùng xương hàm khi được phát hiện sớm và chữa trị tích cực từ những giai đoạn đầu có khả năng phục hồi rất cao. Phương pháp chữa u lành tính vùng xương hàm thường là phẫu thuật loại bỏ phần u xương hàm, đồng thời phục hình cho xương hàm ổn định.

U lành tính vùng xương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

>>>>>Xem thêm: Hiện tượng nhịp tim thai giảm có sao không? Phân loại tình trạng tim thai đập chậm

Phẫu thuật là phương án điều trị u lành tính xương hàm hiệu quả

Trường hợp khối u lành tính vùng xương hàm có kích thước lớn, bệnh nhân cần chú ý phẫu thuật mang tính cắt, xén phần xương hàm bị u để phục hồi hình dạng xương và thẩm mĩ cho người bệnh. Biến chứng khi thực hiện phẫu thuật u lành tính vùng xương hàm có thể là chảy máu khó cầm, phẫu thuật không triệt để khiến khối u lan rộng,…

Khi nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường ở vùng xương hàm mặt, điển hình như sưng tấy hoặc có khối u lạ, bệnh nhân nên giữ tinh thần bình tĩnh và đến khám tại các bệnh viện uy tín, chất lượng để được khám chữa bệnh hiệu quả nhất.

Không nhận biết và điều trị u lành tính vùng xương hàm có thể dẫn đến tình trạng khối u phát triển quá lớn và làm bệnh nhân bị gãy xương hàm, khối u lành tính cũng có thể tiến triển thành khối u ác tính và đè ép lên các dây thần kinh quan trọng, mạch máu xung quanh vùng xương hàm mặt.

Trên đây là những thông tin về bệnh u lành tính vùng xương hàm mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc về u lành tính vùng xương hàm. Sau quá trình điều trị u lành tính vùng xương hàm, bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi tình trạng khối u có tái lại hay không, các biến chứng hậu phẫu thuật,… để kịp thời thăm khám và chữa trị nếu có biến chứng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *