Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Lồi xương hàm dưới là tình trạng dưới niêm mạc xuất hiện khối cứng, phát triển chậm dần và không dẫn đến đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân. Đây không phải bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng cần đề phòng, thăm khám khi có các dấu hiệu đặc biệt.

Bạn đang đọc: Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Hiện nay, tỷ lệ người bị lồi xương hàm dưới ngày một tăng do nhiều tác nhân, khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng về tình trạng sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, KenShin sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về lồi xương hàm dưới.

Thế nào là lồi xương hàm dưới?

Bệnh lý lồi xương hàm dưới có tên tiếng Anh là Torus, đây là hiện tượng xương đặc bị lồi và khối xương khi lồi ra phổ biến nhất có dạng hình tròn, bề mặt nhẵn và xuất hiện ở hàm dưới. Khi phần xương này lồi ở hàm trên được gọi là lồi xương hàm trên.

Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Lồi xương hàm dưới là tình trạng khối xương nhô lên trên niêm mạc miệng

Tình trạng bệnh lồi xương hàm dưới không phải là khối u tự pháp, chúng có tốc độ phát triển khá chậm và lành tính với bệnh nhân. Lồi xương hàm dưới thường gặp nhất ở 2 vị trí là sau vùng răng nanh hoặc răng cối nhỏ. Khi có phần xương lồi ra phát triển ở đường giữa và trong vòm miệng.

Tình trạng lồi xương hàm dưới rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, khi phần xương lồi ra ít và còn nằm dưới nướu. Theo thời gian, khối xương này phát triển to hơn, lồi hẳn ra ngoài là thời điểm đa số bệnh nhân phát hiện bệnh và không khỏi lo lắng. Tuy nhiên, lồi xương hàm dưới là u lành tính và phát triển rất chậm đến một kích thước nhất định nên bạn không nên quá lo lắng, hãy theo dõi sức khỏe và đến bệnh viện thăm khám khi cần.

Biểu hiện khi bị lồi xương hàm dưới

Như đã nói ở trên, lồi xương hàm dưới giai đoạn đầu rất khó để nhận biết bởi việc xương lồi ra ít và nằm ẩn dưới nướu khó xác định có bị lồi xương hàm dưới hay không. Đến giai đoạn xương lồi ra ngoài, bệnh nhân có thể dựa trên đặc trưng của lồi xương hàm dưới để nhận biết bệnh. Đặc trưng của lồi xương hàm dưới gồm:

  • Khối xương lạ xuất hiện phía sau vị trí răng nanh hoặc răng cối nhỏ của hàm răng dưới.
  • Có thể thấy một vài khối cứng, hình dạng hơi tròn và được bao bọc bởi niêm mạc miệng, khi nhìn hoặc chạm vào thấy bề mặt nhẵn.
  • Có khối xương lạ xuất hiện nhưng không đi kèm cảm giác đau nhức.
  • Tuy là u lành tính và không gây đau nhưng khi bị lồi xương hàm dưới, người bệnh có thể gặp một số bất tiện dựa trên kích thước và hình dạng, vị trí nhất định của lồi xương hàm dưới.
  • Việc vệ sinh răng miệng bị cản trở, khó làm sạch răng miệng dẫn đến chứng hôi miệng, sâu răng.
  • Lồi xương hàm dưới có thể ảnh hưởng đến khả năng nói chuyện do kích thước quá lớn.
  • Với người sử dụng hàm giả tháo lắp sẽ bị xê dịch hàm giả, xương lồi lên va chạm với hàm giả dẫn đến tổn thương niêm mạc miệng, sưng nướu,…
  • Nhiệt miệng cũng là một trong những bất tiện gây ra bởi lồi xương hàm dưới, nốt nhiệt miệng lâu lành hơn và dễ tái đi tái lại.

Tìm hiểu thêm: Da bị nổi sần như da gà và ngứa: Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh Keratosis Pilaris

Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Lồi xương hàm dưới tăng nguy cơ sâu răng

Theo số liệu thống kê diện rộng cho thấy, bệnh lồi xương hàm dưới phổ biến hơn với người châu Á và các khu vực lân cận. Tại Việt Nam, lồi xương hàm dưới có tỷ lệ thấp hơn một số nước khác, vào khoảng 4.8% đối với nam giới và chỉ khoảng 3% ở nữ giới. Một số trường hợp có nguy cơ bị lồi xương hàm dưới cao hơn bao gồm:

  • Người trên 40 tuổi.
  • Người thân, gia đình, bố mẹ,… có tiền sử bị lồi xương hàm dưới.
  • Người có tật nghiến răng khi ngủ.
  • Người có mật độ khoáng trong xương cao.

Bị lồi xương hàm dưới có sao không?

Khi tìm hiểu về lồi xương hàm dưới, không ít người đặt ra câu hỏi liệu lồi xương hàm dưới có sao không, có nguy hiểm không. Theo chia sẻ từ các chuyên gia và một số tài liệu y học nghiên cứu về bệnh lý này, lồi xương hàm dưới lành tính nhưng người bệnh không được chủ quan, thay vào đó cần quan sát, theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Nếu lồi xương hàm dưới không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, không gây khó chịu hay bất tiện trong sinh hoạt,… bạn có thể chưa cần chữa trị lồi xương hàm dưới. Tuy nhiên, nếu lồi xương hàm dưới dẫn đến những mặt bất lợi trong đời sống, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị. Những bất tiện mà lồi xương hàm dưới gây ra gồm:

  • Thấy khối xương lồi ra ngoài có kích thước ngày một lớn dẫn đến khó chịu, vướng víu, cản trở giao tiếp.
  • Khối xương do bệnh lồi xương hàm dưới gây khó khăn khi nói, phát âm, dẫn đến tật nói ngọng, nói đớt.
  • Lồi xương hàm dưới gây cản trở hoạt động ăn uống, nhai, nuốt.
  • Thức ăn dễ bị mắc kẹt ở khối xương lồi ra, khó vệ sinh và gây sâu răng, hôi miệng.
  • Khối xương khiến bạn không lắp được hàm giả tháo lắp răng giả,…

Khi nào nên đi khám lồi xương hàm dưới?

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp bị lồi xương hàm dưới đều cần điều trị và thăm khám thường xuyên nhưng bạn cũng cần để ý những điều bất thường xảy ra ở khoang miệng khi xuất hiện khối xương lồi. Các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám lồi xương hàm dưới khi có những triệu chứng như:

  • Đau nhức hoặc sưng tấy chỗ có xương lồi ra.
  • Xương lồi hàm dưới phát triển nhanh chóng, kích thước lớn dần.
  • Màu sắc ở vùng bị lồi xương hàm dưới có sự thay đổi bất thường.
  • Có vết loét không lành ở hàm dưới.
  • Lồi xương hàm dưới dẫn đến cản trở hoặc khó khăn khi vệ sinh răng miệng.

Lồi xương hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

>>>>>Xem thêm: Hội chứng hậu huyết khối: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Nên đi khám khi thấy khối xương lồi trên niêm mạc miệng kèm theo đau nhức

Khi thấy có những triệu chứng nêu trên, bạn cần đến gặp bác sĩ và nêu rõ triệu chứng để được chẩn đoán chính xác nhất. Các biểu hiện nêu trên không mấy nguy hiểm nên người bệnh cần giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức không tốt cho việc điều trị.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lồi xương hàm dưới mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Khi nhận thấy có xương lồi ra ở hàm dưới hoặc hàm trên, bạn có thể tự theo dõi tại nhà một thời gian và đến bệnh viện khi có triệu chứng bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *