Khí quản là một bộ phận quan trọng trong hệ hô hấp. Một khi khí quản bị tổn thương hoặc gặp vấn đề, việc hô hấp có thể bị cản trở dẫn đến thở mệt, khó thở,… Hẹp khí quản là một trong những trường hợp phổ biến về vấn đề ở khí quản nói riêng và đường hô hấp nói chung.
Bạn đang đọc: Hẹp khí quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hẹp khí quản có mức độ nguy hiểm tùy theo thực trạng mỗi người bệnh, tuy nhiên, các trường hợp bị hẹp khí quản cần được thực hiện chữa trị và thăm khám thường xuyên, tránh để lâu dài dẫn đến nguy hiểm đối với cơ thể.
Contents
Nguyên nhân gây hẹp khí quản
Tìm hiểu về hẹp khí quản, đầu tiên cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo các chuyên gia, có nhiều tác nhân làm cho khí quản bị hẹp. Thậm chí nhiều bệnh nhân không phát hiện và không điều trị kịp thời dẫn đến suy hô hấp, thiếu oxi cho cơ thể.
Người mắc các bệnh hô hấp cấp tính có nguy cơ bị hẹp khí quản cao hơn các trường hợp còn lại. Một số bệnh hô hấp rất nguy hiểm, là nguyên nhân gây hẹp khí quản gồm: hẹp khí quản bẩm sinh, chấn thương sau thời gian dài mở khí quản, bệnh tự miễn, vùng cổ bị chấn thương từ bên ngoài, khí phế thũng,… Khi bị bệnh hô hấp, người bệnh có thể tiết nhiều dịch và làm đường thở bị tắc nghẽn, hẹp khí quản.
Hẹp khí quản có nguy hiểm không? Tình trạng bệnh nhân hẹp khí quản cần được phát hiện kịp thời bởi có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân bất cứ lúc nào. Người bị hẹp khí quản cũng cần được bác sĩ theo dõi tình trạng thường xuyên, liên tục và tái khám đều đặn.
Ngoài tác nhân gây bệnh là virus tấn công, các vi khuẩn, nấm còn làm cho đường hô hấp tiết nhiều dịch hơn, phù nề, sưng và làm hẹp khí quản. Đối với sinh hoạt hàng ngày, người bệnh hoặc có nguy cơ mắc bệnh nên chú ý bảo vệ sức khỏe, chủ động bảo vệ hệ hô hấp trước khói bụi, ô nhiễm môi trường,…
Triệu chứng khi bị hẹp khí quản
Nhận biết hẹp khí quản từ sớm là chìa khóa then chốt để đảm bảo hiệu quả của phương pháp chữa hẹp khí quản. Người bệnh phát hiện và chữa trị bệnh càng sớm sẽ càng có hiệu quả cao, giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân bị hẹp khí quản thường có các biểu hiện điển hình là ho và khó thở. Tùy theo tình trạng hẹp khí quản, nguyên nhân gây bệnh mà mỗi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Khi có triệu chứng khó thở, lượng oxi được cung cấp cho hệ hô hấp giảm nhiều, cơ thể, não bộ và các mô thiếu hụt dưỡng khí để hoạt động.
Triệu chứng hẹp khí quản có thể làm bệnh nhân bị tức ngực khó thở. Người bệnh cảm thấy khó thở sẽ huy động các cơ liên sườn nhiều hơn, khiến các cơ này hoạt động nhiều hơn và gây đau nhức, cảm nhận đau sẽ càng rõ hơn mỗi khi bệnh nhân hít thở mạnh.
Một số triệu chứng khác ở người bị hẹp khí quản là ho, thở khò khè, mệt mỏi, thiếu sức sống, nhức đầu, chóng mặt, niêm mạc mũi, miệng bị xanh tím, khó kiểm soát bệnh hen, viêm phổi, xuất hiện tiếng thở Stridor (thở rít),… Nếu xuất hiện các biểu hiện nêu trên, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để thăm khám sớm, không nên để quá lâu khiến cơ thể chịu nhiều tổn thương hơn.
Xét nghiệm và điều trị hẹp khí quản
Khi đến bệnh viện thăm khám hẹp khí quản, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán hẹp khí quản. Các phương pháp xét nghiệm hẹp khí quản bao gồm:
- Chụp X-quang vùng ngực;
- Chụp cắt lớp các vùng cổ và ngực;
- Nội soi khí quản của người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Cách chữa đau mắt đỏ bằng lá diếp cá và những điều cần biết
Sau khi xác định bệnh nhân bị hẹp khí quản, các phương pháp tiến hành chữa trị được cân nhắc các phương pháp sau:
Phẫu thuật cắt nối khí quản: Phẫu thuật cắt nối khí quản sẽ giúp phần khí quản được nới rộng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt 1 đoạn khí quản bị hẹp, sau đó nối lại 2 đầu của khí quản để phục hồi đường thở cho bệnh nhân. Cách này có kết quả khá tốt.
Giãn nở khí quản qua nội soi khí quản: Bác sĩ sử dụng bóng hoặc dụng cụ giãn nở khí quản để giảm triệu chứng do hẹp khí quản gây ra. Phương án này can thiệp hiệu quả tình trạng hẹp khí quản.
Laser qua nội soi khí quản: Một số trường hợp bệnh nhân bị hẹp khí quản cần phải thực hiện laser để loại bỏ các mô sẹo ở khí quản, thông đường thở cho người bệnh. Ưu điểm của cách làm này là nhanh chóng, hiệu quả nhưng không phải ai cũng áp dụng biện pháp này.
Đặt stent khí quản: Stent khí quản là một ống được làm bằng silicon hoặc kim loại để đặt bên trong khí quản, thông đường thở, giảm hẹp khí quản. Đây là phương án tạm thời hoặc kéo dài tùy trường hợp.
Điều trị hẹp khí quản có rủi ro không?
Trong quá trình chữa trị hẹp khí quản, đặc biệt là phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số biến chứng, rủi ro như:
- Chảy máu;
- Nhiễm trùng vết mổ;
- Khí quản hẹp hậu phẫu thuật thường xảy ra ở trẻ em bị hẹp khí quản bẩm sinh. Với những trường hợp này, người bệnh cần được thực hiện đặt stent khí quản hoặc giãn khí quản để khắc phục.
Nhìn chung, tỷ lệ biến chứng hẹp khí quản không cao và trước khi thực hiện, bác sĩ luôn thông báo trước với bệnh nhân về các bước thực hiện phẫu thuật và rủi ro. Điều mà bệnh nhân hẹp khí quản cần quan tâm là giữ tinh thần thoải mái và hợp tác với bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Thực hiện tiêm vắc xin thủy đậu có bị nữa không?
Biện pháp đề phòng hẹp khí quản
Ngoài nguyên nhân bẩm sinh, hẹp khí quản đa số là do các bệnh lý hô hấp khác gây nên. Chính vì vậy, để phòng tránh hẹp khí quản cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, không hút thuốc lá. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn cũng là một cách để hỗ trợ giảm nguy cơ hẹp khí quản hiệu quả.
Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng thời tiết, dị ứng bụi hoặc phấn hoa,… cần bảo vệ hệ hô hấp với khẩu trang trước khi ra ngoài, tránh môi trường làm việc nhiều khói bụi, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Những yếu tố gây hại cho đường hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung như rượu bia, chất kích thích,… cũng nên hạn chế tối đa.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về hẹp khí quản mà KenShin muốn chia sẻ đến bạn đọc, hy vọng có thể giúp ích cho bạn. Ngay khi có triệu chứng như khó thở, thở khò khè, ho, tức ngực,… bạn cần đến gặp bác sĩ, tiến hành xét nghiệm chẩn đoán và điều trị theo phác đồ.