Kỹ thuật đặt nội khí quản được ứng dụng trong nhiều trường hợp bệnh nhân, đặc biệt là khoa cấp cứu. Khi người bệnh phục hồi tốt, bác sĩ sẽ tiến hành rút ống mở khí quản và hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc, phục hồi sức khỏe.
Bạn đang đọc: Rút ống mở khí quản và những điều cần biết
Rút ống mở khí quản là kỹ thuật khá phổ biến trong khoa cấp cứu. Tuy rằng được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm nhưng kỹ thuật này vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng, rủi ro cần lưu ý.
Contents
Tìm hiểu về mở khí quản và ống mở khí quản
Trước khi tìm hiểu về phương pháp rút ống mở khí quản, bạn cần biết thêm về phương pháp mở khí quản. Đối với bệnh nhân gặp khó khăn về vấn đề hô hấp, khó thở hoặc thậm chí việc thở bằng mũi và miệng trở nên khó khăn, việc tiến hành mở khí quản và đặt ống mở khí quản là cách tốt nhất để giúp người bệnh thở được một cách bình thường, tránh gây nhiều nguy hiểm liên quan đến khó thở.
Phẫu thuật mở khí quản là phương pháp phẫu thuật nhằm tạo 1 lỗ trên khí quản, thường là ở cổ và bắt đầu đưa ống mở khí quản giúp thông đường thở. Cách này sẽ giúp cho bệnh nhân có thể lấy lại khả năng thông khí thông thường, có thể có máy hoặc không cần máy hỗ trợ thở cho người bệnh.
Mở khí quản được thực hiện khá nhanh chóng, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật chuyên dụng để rạch 1 lỗ trên khí quản sao cho vừa với ống mở khí quản, thông được đường thở hỗ trợ việc thở của bệnh nhân. Đối với những người bệnh đủ điều kiện, bác sĩ có thể thực hiện rút ống mở khí quản lúc thích hợp.
Khi nào rút ống mở khí quản?
Không phải tất cả trường hợp bệnh nhân đều có thể rút ống mở khí quản. Muốn thực hiện rút ống mở khí quản bệnh nhân cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định về sức khỏe và tình trạng đường hô hấp, phản ứng thở của cơ thể. Các trường hợp có thể rút ống mở khí quản được cố định như sau:
- Người bệnh đã có thể phục hồi khả năng thở khá tốt, tình trạng suy hô hấp cải thiện tốt.
- Bệnh nhân không còn được chỉ định thở bằng máy thông qua ống mở khí quản có thể thực hiện rút ống mở khí quản.
- Khi nào rút ống mở khí quản? Bệnh nhân đã được mở khí quản cũng cần được rút ống mở khí quản.
Đối với các bệnh nhân chưa đáp ứng những điều kiện nêu trên hoặc rơi vào các trường hợp sau, bác sĩ không chỉ định rút ống mở khí quản:
- Bệnh nhân ho khạc kém, không có khả năng bảo vệ, chăm sóc đường thở.
- Bệnh nhân chưa thể tự thở hoặc tự thở tốt, vẫn có nguy cơ bị suy hô hấp.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Có nên ngậm Alpha Choay khi xăm môi không?
Chi tiết kỹ thuật rút ống mở khí quản
Khi được bác sĩ xác định rút ống mở khí quản, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ổn định, giữ bình tĩnh và chú ý chăm sóc sức khỏe. Các bước tiến hành rút ống mở khí quản gồm các bước sau:
- Bước 1: Thông báo đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh lý, sức khỏe của người bệnh, giải thích một số vấn đề liên quan đến rút ống mở khí quản, các bước tiến hành rút ống mở khí quản và một số biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh cần nhịn ăn trước khi tiến hành rút ống mở khí quản khoảng 4 giờ và hút sạch đờm nhớt trong ống mở khí quản cũng như vùng cổ họng, mũi, miệng.
- Bước 2: Bác sĩ, y tá chuẩn bị dụng cụ, thiết bị cần dùng trong quá trình rút ống mở khí quản cho người bệnh.
- Bước 3: Người bệnh được đặt nằm ở tư thế cao khoảng 45 – 90 độ để thuận tiện cho việc thực hiện rút ống mở khí quản.
- Bước 4: Y tá cần gắn máy theo dõi các chỉ số cho bệnh nhân và đánh giá tình trạng sức khỏe, tình trạng thực tế của người bệnh, điển hình như khả năng tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2,…
- Bước 5: Bác sĩ, y tá cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ theo đúng quy chuẩn, mang mũ, mang khẩu trang, găng tay dùng trong y tế chuyên dụng.
- Bước 6: Y tá dùng ống hút đờm dãi cho người bệnh, tránh ảnh hưởng đến quá trình rút ống mở khí quản và khả năng thở của bệnh nhân.
- Bước 7: Y tá tháo dụng cụ dùng để cố định ống mở khí quản và dùng 1 ống xilanh để xả hết hơi trong bóng chèn của nội khí quản.
- Bước 8: Bác sĩ thực hiện luồn ống hút đàm bên trong ống mở khí quản, yêu cầu người bệnh hít sâu, đồng thời bịt van hút vừa từ từ rút ống mở khí quản, tránh làm bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
- Bước 9: Người bệnh được y tá hút hết phần dịch còn đọng lại bên trong đường thở, miệng, mũi, vòm họng.
- Bước 10: Y tá cho người bệnh thở với oxy ngay sau khi rút ống mở khí quản thành công.
- Bước 11: Người bệnh được bác sĩ phun thuốc khí dung khi có chỉ định.
- Bước 12: Nhân viên y tế, y tá tiến hành vỗ rung cho bệnh nhân khi cần để giúp người bệnh ho khạc tốt hơn, kết hợp với hút đàm.
- Bước 13: Y tá thu dọn dụng cụ, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc sau khi rút ống mở khí quản.
Một số tai biến trong quá trình rút ống mở khí quản
Mặc dù là thủ thuật thực hiện nhanh chóng, đơn giản nhưng rút ống mở khí quản vẫn có khả năng dẫn đến biến chứng, rủi ro cho người bệnh. Sau khi tiến hành rút ống mở khí quản bệnh nhân có thể gặp tình trạng khó thở, một số nguyên nhân phổ biến như co thắt thanh quản – phế quản, phù nề thanh môn.
>>>>>Xem thêm: Kháng kháng sinh là gì? Những biện pháp hạn chế tình trạng kháng kháng sinh
Với những trường hợp bệnh nhân như vậy, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản dưới dạng khí dung hoặc thuốc chống phù nề, máy thở xâm nhập để tránh tình trạng khó thở kéo dài dẫn đến mệt mỏi, hô hấp kém, khó thở,… Một số người bệnh phải đặt lại ống mở khí quản để hỗ trợ hô hấp nếu tình trạng này quá nặng.
Trào ngược dạ dày và viêm phổi hít cũng là một trong những biến chứng sau khi rút ống mở khí quản. Các bệnh nhân gặp rủi ro này được chỉ định các phương án xử lý khác nhau, tùy theo tình trạng thực tế của người bệnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được một số thắc mắc về kỹ thuật rút ống mở khí quản. Để tránh biến chứng sau khi rút ống mở khí quản, người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, giữ tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh lo lắng, căng thẳng.