Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A

Cúm A có lây không là một thắc mắc được nhiều người đặt ra. Cúm A là một siêu vi hô hấp chủ yếu gây bệnh ở người. Bệnh thường diễn tiến tự khỏi nhưng cũng có trường hợp gặp các biến chứng nặng như viêm phổi nguyên phát, viêm phổi thứ phát, hội chứng Reye,…

Bạn đang đọc: Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A

Cúm A là một trong những bệnh cúm mùa gây ra dịch cúm lớn hàng năm với nhiều tên gọi như cúm A/H1N1, cúm A/H5N1. Trong đó, cúm A là tên tuýp siêu vi còn H và N là tên loại kháng nguyên có trên bề mặt của siêu vi. Bệnh gây ra tổn thương đường hô hấp với các triệu chứng không điển hình nên người bệnh dễ chủ quan và trở thành nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Hãy cùng bài viết sau tìm hiểu xem cúm A có lây không, lây qua đường nào và những nguy cơ sức khỏe mà bệnh gây ra.

Cúm A là bệnh gì?

Cúm (Influenza) là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp cấp tính, có tác nhân gây bệnh là siêu vi cúm, gồm 3 tuýp A, B, C. Các tuýp này giống nhau về hình dạng nhưng khác nhau về ký chủ, biểu hiện lâm sàng và không gây miễn dịch chéo (nghĩa là khi bạn mắc cúm A sẽ không có miễn dịch với cúm B và C). Siêu vi cúm A và B chủ yếu gây bệnh ở người, trong đó siêu vi cúm A thường gây ra nhiều vụ dịch lớn hơn. Kháng nguyên của siêu vi cúm A rất dễ biến đổi và gây xuất hiện nhiều biến chủng mới mà cộng đồng chưa có miễn dịch, từ đó gây ra đại dịch.

Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A

Cấu trúc của siêu vi cúm

Dịch cúm A xảy ra đột ngột, đạt đỉnh cao vào khoảng 2 – 3 tuần, kéo dài từ 5 – 6 tuần và chấm dứt cũng nhanh chóng giống như lúc bắt đầu. Chỉ điểm đầu tiên cho thấy dịch cúm đang diễn ra trong cộng đồng là sự gia tăng số trẻ bị sốt với các biểu hiện về hô hấp, kế đó là sự gia tăng số bệnh nhân mắc các bệnh lý giống cúm, tiếp theo sẽ có nhiều bệnh nhân nhập viện do viêm phổi, suy tim ứ huyết trở nặng, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và tăng số ca tử vong. Ở các nước nhiệt đới, bệnh cúm xảy ra quanh năm. Một lượng lớn người vắng mặt tại các nơi làm việc và trường học gây thiệt hại về sức lao động và nền kinh tế. Vì thế, phòng ngừa và kiểm soát tốt dịch cúm A luôn là một bài toán khó.

Siêu vi cúm A có tối thiểu 16 kháng nguyên H khác nhau (H1 – H16) và tối thiểu 9 kháng nguyên N khác nhau (N1 – N9). Chúng ký sinh trên vật chủ là gia cầm, gia súc và lây lan sang người.

Bệnh cúm A có lây không?

Để giải đáp cho thắc mắc cúm A có lây không thì câu trả lời là có. Siêu vi cúm A lây qua chất tiết đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, sổ mũi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua đường khác như tiếp xúc gần “tay chạm tay” hoặc gián tiếp qua trung gian các vật dụng dùng chung như khăn lau, tiền bạc, đồ chơi có dính chất tiết đường hô hấp. Một bệnh nhân có thể lan truyền một số lượng lớn siêu vi cúm. Siêu vi cúm có khả năng tồn tại lâu dưới dạng các hạt nước nhỏ ở môi trường có độ ẩm thấp và nhiệt độ không quá cao.

Sau 24 giờ kể từ khi siêu vi xâm nhập vào cơ thể người, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Số lượng siêu vi nhanh chóng tăng đến đỉnh trong 24 – 48 giờ rồi giảm xuống nhanh chóng. Thông thường từ 5 – 10 ngày kể từ khi siêu vi lan tràn, chúng ta không còn phát hiện được siêu vi trong cơ thể nữa. Riêng ở trẻ em, sự lây truyền siêu vi thường kéo dài lâu hơn. Vì những đặc điểm trên, bệnh cúm A có khả năng gây thành dịch lớn trong cộng đồng một cách nhanh chóng.

Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A

Cúm A có lây không là thắc mắc được nhiều người đặt ra

Diễn tiến lâm sàng của cúm A

Bệnh cúm khó chẩn đoán phân biệt với các siêu vi đường hô hấp khác do có cùng triệu chứng lâm sàng, có thể chia bệnh thành các thời kỳ như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Từ khi siêu vi cúm A vào cơ thể bạn cho đến 24 – 48 giờ sau đó, có trường hợp kéo dài lên đến 3 ngày.

Thời kỳ khởi phát

Bệnh nhân có các triệu chứng khởi phát cấp tính như sốt cao đột ngột 39 – 40 độ, có thể kèm theo rét run một hay nhiều lần hoặc chỉ ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và cảm giác như kiệt sức. Bệnh nhân có thể ho với những cơn ngắn và không có đàm.

Thời kỳ toàn phát

Có 3 đặc điểm triệu chứng cúm A điển hình:

  • Một là sốt cao liên tục 39 – 40 độ, mặt đỏ bừng, chán ăn, lưỡi trắng, táo bón, tiểu ít, nước tiểu sậm màu. Bệnh nhân mệt lả, đuối sức rõ rệt.
  • Hai là nhức đầu dữ dội và liên tục tăng từng đợt khi sốt cao hoặc khi ho gắng sức, thường đau nhiều ở vùng trán hay vùng hốc mắt. Ngoài ra còn có triệu chứng đau cơ, đau khắp thân mình, có cảm giác nóng đau vùng trên xương ức.
  • Ba là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác khô và đau rát họng. Các triệu chứng này nổi trội và xuất hiện ngay ở các ngày đầu với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
  • Ngoài ra, biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể xảy ra ở trẻ em.

Tìm hiểu thêm: Thuốc ho Prospan mở nắp để được bao lâu? Hướng dẫn bảo quản đúng cách

Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy có thể xảy ra ở trẻ em khi bị cúm A

Thời kỳ lui bệnh

Sốt thường kéo dài từ 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột. Phần lớn bệnh nhân hồi phục trong vòng 1 tuần. Một số ít người cao tuổi có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ kéo dài nhiều tuần trước khi hồi phục hoàn toàn.

Một số biến chứng mà cúm A có thể gây ra

Bệnh cúm A gây ảnh hưởng lên đường hô hấp trên và dưới, thông thường sẽ diễn tiến tự khỏi nhưng cũng có trường hợp đưa đến nhiều biến chứng nặng như:

  • Viêm phổi nguyên phát: Biến chứng nặng nhất, bệnh không thuyên giảm mà diễn tiến rất trầm trọng với sốt kéo dài, khó thở, tím tái thậm chí là tử vong. Đây là biến chứng có khuynh hướng xảy ra trên những người có sẵn bệnh tim phổi mãn tính hoặc phụ nữ có thai.
  • Viêm phổi thứ phát: Do mắc kèm với nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm cúm A với triệu chứng ho kèm khạc đờm đục, thường gặp trên người cao tuổi và người mắc bệnh tim phổi mãn tính.
  • Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.
  • Hội chứng Reye xảy ra ở trẻ từ lứa tuổi 2 – 16, trẻ thường nôn ói nhiều lần trong 1 – 2 ngày đầu sau đó xuất hiện các triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương như rối loạn tri giác, co giật.
  • Ngoài ra còn một số biến chứng khác như viêm não, viêm cơ, viêm họng, viêm nướu răng,…

Cúm A có lây không? Diễn tiến và biến chứng có thể gặp phải của cúm A

>>>>>Xem thêm: Top 5 sản phẩm men vi sinh cho bé: Tiêu chí chọn loại men vi sinh chất lượng

Cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi

Vì những tổn hại sức khỏe trên, việc phòng ngừa bệnh cúm A là vô cùng cần thiết. Cúm A có thể phòng ngừa bằng vacxin để tạo được miễn dịch và được phép tiêm cho mọi đối tượng từ trẻ trên 6 tháng tuổi. Trong trường hợp dịch cúm A đang xảy ra, bạn cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, khi tiếp xúc cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để bảo vệ sức khỏe. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cúm A có lây không và hiểu rõ được những nguy cơ sức khỏe mà cúm A có thể gây ra, từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *