Đông máu là một quá trình sinh lý rất quan trọng trong cơ thể người, đánh giá quá trình đông máu ở các vị trí tổn thương trên cơ thể. Xét nghiệm PT là một trong những xét nghiệm rất quan trọng, giúp các chuyên gia y tế phát hiện được những bất thường ở giai đoạn huyết tương. Xét nghiệm PT thường được chỉ định khi bệnh nhân có những tổn thương, chảy máu hay chỉ định trước khi thực hiện các xét nghiệm hoặc các thủ thuật.
Bạn đang đọc: Xét nghiệm PT là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm PT
Nếu bạn đọc đang muốn tìm hiểu thêm về các xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm prothrombin (PT). Vậy xét nghiệm PT là gì? Tại sao chúng ta cần làm xét nghiệm PT? Hãy cùng tìm hiểu bài dưới đây của KenShin.
Contents
Xét nghiệm PT là gì? Tại sao cần xét nghiệm PT?
Xét nghiệm PT hay còn gọi là xét nghiệm prothrombin là một xét nghiệm dùng để theo dõi các chất kháng vitamin K đường uống trong cơ thể như warfarin,… Đây cũng là một xét nghiệm sàng lọc kháng đông lupus (LA – Lupus anticoagulants). Tuy nhiên nhìn chung PT không nhạy với test sàng lọc LA.
Xét nghiệm PT là một xét nghiệm giúp kiểm tra thời gian prothrombin, thời gian hình thành các cục máu đông trong mẫu máu để đánh giá các yếu tố đông máu tại các vị trí bị tổn thương trong cơ thể.
Vậy prothrombin là gì? Prothrombin được sản xuất bởi gan, là một yếu tố đông máu. Có bốn yếu tố tham gia vào các quá trình đông máu trong cơ thể như: Yếu tố X, yếu tố V (proaccelerin), yếu tố II (prothrombin) và fibrinogen. Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các quá trình đông máu nội sinh và cả ngoại sinh.
Thời gian prothrombin (prothrombin time, PT) là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá tổng quát quá trình đông máu, đặc biệt là yếu tố đông máu VII, X, V, II và cả fibrinogen.
Nên thực hiện xét nghiệm PT để đánh giá quá trình đông máu tại các vị trí bị tổn thương trong cơ thể cũng như trước khi thực hiện các thủ thuật phẫu thuật hoặc nha khoa. Bên cạnh đó, xét nghiệm PT giúp dự phòng, sàng lọc về các bất thường đông máu, theo dõi các quá trình điều trị đặc biệt ở những người đang sử dụng thuốc chống đông. Ngoài ra, xét nghiệm PT còn giúp chẩn đoán bệnh khi bệnh nhân có các nguy cơ rối loạn đông máu, đột quỵ hay tắc mạch.
Xét nghiệm PT được chỉ định trong trường hợp nào?
Một số trường hợp các bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm PT như:
- Xét nghiệm PT giúp thăm dò và tìm kiếm được các lý do gây chảy máu bất thường ở cơ thể, có thể do nguyên nhân bẩm sinh hoặc nguyên nhân mắc phải.
- Đánh giá được khả năng đông máu trước khi phẫu thuật để hạn chế được những tác động có hại đến sức khỏe và đảm bảo quá trình phẫu thuật được an toàn.
- Những bệnh nhân sử dụng các thuốc chống đông máu đường uống.
- Đánh giá chức năng gan của bệnh nhân.
- Đánh giá tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch của cơ thể.
Ngoài ra, xét nghiệm aPTT hay còn gọi là xét nghiệm thời gian thromboplastin cũng được sử dụng đồng thời để đánh giá về khả năng đông máu của cơ thể.
Tiến hành xét nghiệm PT như thế nào?
Xét nghiệm PT là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện. Bên cạnh đó, xét nghiệm PT không cần phải nhịn ăn trước khi thực hiện các xét nghiệm, tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng các thuốc chống đông trước khi thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm.
Các nhân viên y tế sẽ lấy máu từ ống tiêm của bệnh nhân từ tĩnh mạch tay hoặc bàn tay, sau đó cho vào ống chứa chất chống đông citrat và được gửi đến phòng thí nghiệm để cho ra kết quả.
Kết quả xét nghiệm PT có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm PT là xét nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đánh giá các rối loạn đông máu trong cơ thể.
Thời gian PT này được biểu thị theo hai cách là giây hoặc tỷ lệ phần trăm và hai giá trị này tỷ lệ nghịch với nhau.
Giá trị bình thường của xét nghiệm PT là 70% (60 – 140%) và kết quả sẽ thay đổi tùy theo phương pháp của từng phòng thí nghiệm.
Nếu thời gian PT kéo dài, sẽ cho thấy tình trạng rối loạn đông máu xảy ra. Một số nguyên nhân có thể gây kéo dài PT như:
- Thiếu hụt các yếu tố đông máu: VII, X, V, II.
- Thiếu hụt fibrinogen và rối loạn fibrinogen máu.
- Có lưu hành các globulin miễn dịch chống lại các yếu tố đông máu.
- Sử dụng heparin liều cao.
- Một số bệnh lý ở gan như xơ gan, viêm gan cấp.
- Các bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch.
- Các bệnh viêm tụy mạn, ung thư tụy, hay hội chứng shock do độc tố,…
Ngoài ra, khi PT> 30 giây sẽ có các nguy cơ chảy máu tự phát như: Chảy máu cam, đau khớp, bầm tím ở máu dưới da, xuất huyết hay đi ngoài phân đen.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm vùng chậu là gì? Phát hiện được những bệnh lý gì ở nam và nữ?
Yếu tố nào làm ảnh hưởng đến xét nghiệm PT?
Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm PT như:
- Có sự sai sót trong quá trình lấy mẫu máu, gây vỡ hồng cầu.
- Có các triệu chứng tiêu chảy, nôn, uống rượu, hoặc đang sử dụng bằng các thuốc heparin.
- Chế độ ăn chứa quá nhiều dầu mỡ.
- Sử dụng các thuốc trước khi thực hiện xét nghiệm PT làm rút ngắn thời gian prothrombin như kháng sinh, aspirin, acetaminophen, chloramphenicol, cimetidin, clofibrate, heparin, phenytoin, neomycin, các thuốc IMAO,…
- Một số thuốc làm kéo dài kết quả prothrombin như: Các thuốc antacid, PPT, các thuốc kháng histamin, corticosteroid, các thuốc lợi tiểu, cafein, phenobarbital hay các thuốc ngừa thai.
Đây là một xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, do đó muốn có kết quả xét nghiệm PT chính xác, cần phải thăm hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo loại trừ các tác nhân ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Viêm đa xoang là gì? Viêm đa xoang có nguy hiểm không?
Nên thực hiện xét nghiệm PT ở đâu? Giá bao nhiêu?
Khi có các triệu chứng như bầm tím, xuất huyết, chảy máu không cầm được, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm PT có thể được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế như các phòng khám, bệnh viện. Một số bệnh viện uy tín như:
- Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
- Bệnh viện truyền máu – huyết học.
Giá xét nghiệm PT sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm, dao động từ 30.000 VNĐ – 200.000 VNĐ.
Hy vọng thông qua bài viết trên của KenShin giúp người đọc hiểu rõ thêm về xét nghiệm PT, các ưu nhược điểm hay nguyên nhân tại sao cần phải thực hiện xét nghiệm này. Xét nghiệm PT giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng đông máu ở trong cơ thể, hạn chế được những rủi ro trước khi thực hiện các xét nghiệm trong cơ thể.