Tiêm chủng vắc xin là điều rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Vậy nên nhiều bậc phụ huynh đã chủ động phòng ngừa cho con như tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ hay các loại vắc xin khác. Bài viết sẽ thông tin đến bạn cụ thể hơn về hình thức tiêm chủng này.
Bạn đang đọc: Bảo vệ sức khỏe bé: Tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ
Chủ động tiêm chủng không còn là vấn đề xa lạ. Vậy nên hiện nay rất nhiều phụ huynh đã ý thức được và nghiêm túc cho con tiêm phòng theo khuyến cáo. Từ khi bé sinh ra sẽ có rất nhiều loại vắc xin cần phải tiêm ngừa và vắc xin uốn ván cho trẻ là một trong những mũi tiêm quan trọng.
Contents
Bệnh uốn ván có nguy hiểm không?
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao bởi độc tố của trực khuẩn uốn ván gây ra rất mạnh. Cụ thể trực khuẩn này có tên là Clostridium tetani, một khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương não bộ, hệ thần kinh trung ương và gây tử vong. Đặc biệt bệnh có thể gặp với bất kỳ đối tượng nào và người có sức đề kháng càng yếu như trẻ em lại càng dễ phát bệnh hơn.
Cách phòng ngừa bệnh tốt nhất lúc này là tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ từ những năm tháng đầu đời. Thông thường các trực khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương hở, các vết rách, vết bỏng do nhiễm bẩn hoặc tiêm chích bẩn. Đặc biệt trong các cuộc phẫu thuật, thẩm mỹ, nạo phá thai được thực hiện tại các cơ sở trái phép, không đảm bảo điều kiện vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm uốn ván rất cao.
Trong quá trình cắt và chăm sóc rốn không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến trực khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ sơ sinh và gây ra uốn ván rốn. Hiện nay với sự phát triển của y học, trường hợp trẻ sơ sinh mắc uốn ván rất hiếm nhưng không thể không xảy ra bởi tại các bệnh viện vùng sâu vùng xa vẫn chưa đảm bảo về mặt an toàn y tế.
Có thể thấy uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và những ai thường làm việc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn sẽ phải cẩn trọng. Cụ thể làm việc trong các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm vườn, công trường xây dựng, là bộ đội, thanh niên xung kích sẽ dễ mắc bệnh nếu xảy ra va chạm, trầy xước trong quá trình lao động.
Tại sao nên tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ?
Một khi mắc bệnh uốn ván, người bệnh thường có các dấu hiệu như gặp co thắt cơ hàm, bụng, ngực, cổ, lưng. Ngoài ra còn có triệu chứng như sốt, nhức đầu, người mệt mỏi, khó chịu, nóng rát khi đi tiểu và mất kiểm soát trong đại tiện. Việc tiêm vắc xin uốn ván chính là cách để giải độc tố uốn ván, ngăn ngừa các nha bào gây bệnh. Với những đối tượng chưa từng tiêm phòng, phải tiêm vắc xin ngay trong vòng 48 giờ kể từ khi bị thương.
Trẻ em được phụ huynh cho tiêm vắc xin uốn ván là điều rất cần thiết. Bạn cần phải ghi nhớ 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm chủng sau để bảo vệ bé khỏi căn bệnh nguy hiểm này:
- Tiêm 3 liều cơ bản khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi.
- Tiêm 1 liều nhắc lại lúc trẻ được 18 tháng tuổi.
- Sau 5 – 10 năm cần tiêm nhắc lại 1 liều bởi vắc xin uốn ván không tạo ra được miễn dịch bền vững suốt đời.
Tìm hiểu thêm: Nhồi máu cơ tim có tái phát không?
Ngày nay, vắc xin uốn ván cho trẻ là dạng vắc xin phối hợp, phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau giúp giảm số lần tiêm. Một số loại vắc xin phổ biến như:
- Vắc xin 3 trong 1 – Adacel và Boostris để phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván cho người từ 4 tuổi đến dưới 65 tuổi.
- Vắc xin 4 trong 1 – Tetraxim phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi.
- Vắc xin 5 trong 1 – Pentaxim giúp phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ HIB cho trẻ từ 3 tháng tuổi đến tròn 24 tháng tuổi.
- Vắc xin 6 trong 1 – Infanrix hexa hoặc Hexaxim phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm gan B cũng như các bệnh viêm phổi.
Tuy nhiên với trẻ em có sức khoẻ chưa ổn định nên cần phải rất lưu ý trước khi tiêm phòng để tránh các biến chứng ngoài ý muốn: Đảm bảo trẻ đủ cân nặng trên 2.5 kg, trẻ đang bú mẹ hay ăn uống bình thường, trẻ không mắc các bệnh lý bẩm sinh nào, trẻ không sốt và không dị ứng với thành phần của thuốc. Ngoài ra phụ huynh cần phải tìm cho bé nơi tiêm chủng thật an toàn cũng như cho con đi tiêm chủng theo đúng thời gian quy định để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của trẻ.
Có thể đăng ký và tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng KenShin trên các tỉnh thành:
Trung tâm tiêm chủng KenShin tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Số 224 Lê Văn Lương, phường Tân Hưng, TP. Hồ Chí Minh.
- Số 580 Nguyễn Duy Trinh, phường Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- 203 – 205 – 205A Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Trung tâm tiêm chủng KenShin tại thành phố Hà Nội:
- 244 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
- 129 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
Trung tâm tiêm chủng KenShin tại tỉnh Tây Ninh:
- 376 – 378 Lê Duẩn, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
- 68 Quốc Lộ 22B, thị trấn Tân Biên, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.
- 218 Quốc Lộ 22B, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
Trung tâm tiêm chủng KenShin tại tỉnh Đồng Nai:
- 15/18A Phạm Văn Thuận, phường Tam Hiệp, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.
Tư vấn ngay: 1800 6928 – nhánh phím số 2.
Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin thế nào?
Sau khi tìm hiểu về tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ, ta cùng điểm qua một số triệu chứng mà bé có thể gặp phải sau tiêm:
- Sốt: Thân nhiệt của bé sau tiêm có thể cao hơn bình thường, nhưng chỉ là sốt nhẹ và kéo dài từ 24 – 72 giờ sau tiêm và tự khỏi. Lúc này chỉ cần theo dõi tình trạng thân nhiệt của bé, đặt miếng dán, chườm ấm và cho bé mặc áo quần rộng rãi để dễ thoát nhiệt. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C thì phải đến ngay cơ sở y tế vì đây không còn là dấu hiệu thường gặp sau tiêm nữa.
- Sưng đau tại chỗ tiêm: Ngay tại vị trí tiêm của trẻ có dấu hiệu bị sưng, đỏ hoặc cứng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên tuỳ cơ địa, mỗi bé sẽ có những mức độ đau khác nhau. Tốt nhất hãy chườm lạnh cho bé, nên giữ gìn thật sạch sẽ chỗ tiêm cho bé bởi đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị áp xe do không vệ sinh đúng cách.
>>>>>Xem thêm: Thuốc trị đau mắt đỏ Oflovid và những điều cần biết
Có thể nói trên đây là 2 dấu hiệu phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ gặp một số dấu hiệu dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và xử lý kịp thời:
- Rối loạn tiêu hoá: Nếu sau tiêm uốn ván mà trẻ gặp triệu chứng như đi ngoài nhiều lần, phân lỏng thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán bệnh.
- Triệu chứng giả cúm: Rất ít khi tiêm vắc xin uốn ván gây tác dụng phụ như hắt hơi, sổ mũi. Vậy nên phụ huynh hãy quan sát con thật cẩn thận, nếu bé sau 1 đến 2 ngày có dấu hiệu cảm cúm và còn quấy khóc, biếng ăn thì đó là triệu chứng bất bình thường.
Tóm lại sau khi đưa bé tiêm chủng, dù là loại vắc xin gì thì bạn phải cùng bé theo dõi ngay tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục quan sát con khi ở nhà trong 72 giờ tiếp theo. Luôn khai báo chân thật về tình trạng sức khoẻ của bé trước khi tiêm để bác sĩ chủ động quyết định tiêm hay không.
Trên đây là những chia sẻ về vắc xin uốn ván cho trẻ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và biết cách tiêm phòng cho bé thật hiệu quả để con được phát triển tốt nhất.