Tâm trạng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng cuộc sống của mỗi người. Khi tâm trạng không tốt thì sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong bài viết sức khỏe dưới đây, KenShin sẽ bật mí cho bạn đọc một số cách cải thiện tâm trạng.
Bạn đang đọc: Bật mí một số cách cải thiện tâm trạng đơn giản và hiệu quả không phải ai cũng biết
Làm sao để cải thiện tâm trạng vẫn luôn là chủ đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Để làm sáng tỏ chủ đề này, hãy cùng KenShin tìm hiểu ảnh hưởng của tâm trạng đến chất lượng cuộc sống bạn nhé.
Contents
Các loại tâm trạng
Trong tâm lý học, tâm trạng là một trạng thái cảm xúc của con người. Trái với cảm xúc hay ảnh hưởng, thâm trạng ít cụ thể, ít căng thẳng và ít có khả năng kích thích bởi một sự kiện đặc biệt.
Tâm trạng thường được mô tả là có giá trị âm hoặc dương, điều này có nghĩa là mọi người thường nói về tâm trạng tích cực hoặc tâm trạng tiêu cực. Các chuyên gia tâm lý học chỉ ra rằng tâm trạng đôi khi là trạng thái cảm xúc tương đối ổn định, đôi khi lại là trạng thái cảm xúc chủ quan.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tâm trạng có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng, mệt mỏi, hormone, thời tiết, tương tác xã hội…
Tâm trạng có thể khó diễn tả nhưng một số dấu hiệu phổ biến có thể giúp bạn nhận biết tâm trạng của bản thân đang tốt hay xấu. Tâm trạng được chia làm 2 loại bao gồm:
Tâm trạng tốt
Tâm trạng tốt được định nghĩa là trạng thái tích cực nói chung mặc dù mọi người thường không thể xác định được chính xác lý do tại sao bản thân lại có tâm trạng tốt. Một số yếu tố góp phần tạo nên tâm trạng tốt đó là khỏe mạnh về thể chất, ngủ ngon giấc, không căng thẳng và các tương tác xã hội tích cực.
Các dấu hiệu cho thấy tâm trạng của bạn đang tốt bao gồm:
- Lạc quan;
- Hạnh phúc;
- Luôn tràn đầy năng lượng và làm việc có hiệu quả;
- Cảm thấy gắn bó và quan tâm đến cuộc sống.
Tâm trạng xấu
Tâm trạng xấu được định nghĩa là trạng thái cảm xúc tiêu cực. Dạng tâm trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng giải quyết vấn đề và phán đoán của con người. Khi ở trong trạng thái cảm xúc tiêu cực, bạn sẽ thường nhìn nhận mọi thứ tiêu cực.
Một số dấu hiệu cho thấy tâm trạng của bạn đang tiêu cực đó là:
- Luôn cảm thấy buồn, tức giận hoặc lo lắng;
- Có cảm giác vô vọng hoặc trống rỗng;
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và uể oải;
- Cảm thấy thảnh thơi và ngắt kết nối với cuộc sống;
- Thường xuyên khó chịu và khó ở;
- Thiếu động lực tham gia vào công việc hàng ngày.
Ảnh hưởng của tâm trạng tiêu cực đến cuộc sống
Trong cuộc sống, chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những lúc tâm trạng của bạn bị tụt dốc, cảm thấy buồn chán, tiêu cực và không có tâm trạng làm bất cứ việc gì. Ngày nay, xã hội đang ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt các áp lực từ nhiều mặt như công việc, gia đình, học tập… Việc liên tục phải đối mặt với những khó khăn cũng như cản trở trong cuộc sống đôi lúc khiến bạn rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực, bi quan. Đây chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, tâm trạng xuống dốc còn khiến bạn phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề sức khỏe và đặc biệt chất lượng cuộc sống của bạn cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Những đối tượng thường xuyên tồn tại từ tâm trạng tiêu cực sẽ rất nhạy cảm dễ nóng giận, bị kích thích và khó kiểm soát cảm xúc, từ đó ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.
Thêm vào đó, tâm trạng xấu còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc, khiến bạn không thể hoàn thành tốt các công việc được giao từ đó khiến tiến độ công việc bị trì trệ.
Cách cải thiện tâm trạng đơn giản và hiệu quả
Tâm trạng tiêu cực ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và cuộc sống, chính vì thế, khi nhận thấy bản thân bắt đầu xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, bạn cần tìm cách cải thiện tâm trạng ngay lập tức. Việc luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong mọi công việc hàng ngày đồng thời giúp sức khỏe được ổn định hơn.
Dưới đây là một số cách cải thiện tâm trạng hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo:
Nghe nhạc
Nghe nhạc là một trong các cách cải thiện tâm trạng đơn giản được nhiều người áp dụng hiện nay. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nghe nhạc có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn, nhất là khi bạn đang cố gắng cải thiện tâm trạng của bản thân.
Một số loại nhạc có thể ảnh hưởng đến tâm trạng bạn nên tham khảo bao gồm nhạc không lời, upbeat, tempo… Các thể loại nhạc này có thể tiếp thêm sinh lực cho bạn, giảm lo lắng và căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: Áp xe đường gan mật – Nhận biết thế nào? Chữa trị ra sao?
Hòa mình vào thiên nhiên
Môi trường ngột ngạt cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tâm trạng của bạn trở nên mệt mỏi và chán nản. Lúc này, bạn có thể tìm đến những nơi thoáng mát, nhiều cây xanh… để tiếp xúc với thiên nhiên cũng như ánh sáng mặt trời. Điều này sẽ giúp giảm stress và tâm trạng của bạn sẽ tốt hơn đấy.
Để đạt được hiệu quả cải thiện tâm trạng bằng cách này, hãy dành ít nhất 15 – 20 phút mỗi ngày để hòa mình vào thiên nhiên bạn nhé.
Tập thể dục
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục giúp giải phóng tryptophan vào máu đồng thời giảm số lượng các acid amin khác tạo ra một môi trường lý tưởng cho tryptophan đến não từ đó cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả.
Một số bài tập tăng cường nhịp tim và hô hấp bạn có thể áp dụng vào gồm đi xe đạp, đi bộ, bơi lội…
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu u màng não là gì? Bệnh u màng não có nguy hiểm không?
Ăn hoặc uống một bữa ăn nhẹ lành mạnh
Trên thực tế, bạn không thể tăng mức serotonin từ thực phẩm nhưng có thể nhận được tryptophan – một loại acid amin khi đến não được chuyển đổi thành serotonin.
Một số loại thực phẩm được chứng minh là có thể giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả như socola đen, hạnh nhân, quả mọng, các loại rau lá có màu xanh đậm…
Hít thở sâu
Một vài phút hít thở sâu có thể giúp cho cơ thể và tâm trí trở nên dễ chịu tức thời. Bạn có thể làm động tác là đặt một tay lên ngực trên và tay còn lại dưới lồng ngực sau đó hút thở sâu và nén hơi thở xuống phía dưới dạ dày. Lúc này tay dưới của bạn sẽ di chuyển lên xuống. Chỉ với động tác đơn giản này, bạn có thể cảm thấy dễ chịu và tâm trạng của bạn cũng sẽ được cải thiện phần nào đó.
Massage
Massage không chỉ giúp cho cơ thể tăng sản sinh serotonin và dopamine – chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến tâm trạng mà còn giảm nồng độ cortisol – một loại hormone mà cơ thể sản xuất ra khi căng thẳng. Một nghiên cứu năm 2004 cho thấy những phụ nữ được áp dụng liệu pháp massage 20 phút mỗi tuần từ đối tác cảm thấy ít lo lắng và căng thẳng hơn và đặc biệt mức serotonin cũng cao hơn sau 16 tuần.
Trên đây là một số cách cải thiện tâm trạng đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học là mang đến kết quả rất tốt, được nhiều người áp dụng. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của KenShin sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Chúc bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời và chiến thắng tâm trạng buồn chán nhé.