Xét nghiệm INR – Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

Xét nghiệm INR là một xét nghiệm dùng để đánh giá thời gian đông máu, đặc biệt ở những người đang sử dụng các thuốc chống đông. Ngoài ra, xét nghiệm INR cũng được chỉ định trước khi thực hiện các phẫu thuật nào đó, để đảm bảo về tình trạng chảy máu, đông máu ở người bệnh hay đánh giá về các bệnh lý bất thường về máu trong cơ thể người bệnh.

Bạn đang đọc: Xét nghiệm INR – Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

Xét nghiệm INR là một xét nghiệm giúp đánh giá những người đang sử dụng thuốc chống đông, theo dõi hay phát hiện các rủi ro trong trị liệu. Nếu bạn đọc đang có các vấn đề về tình trạng đông máu, hay muốn tìm hiểu thêm về xét nghiệm INR, hãy cùng đọc qua bài viết dưới đây của KenShin để hiểu rõ hơn về xét nghiệm INR là gì?

Xét nghiệm INR là gì? Tại sao cần xét nghiệm INR?

Xét nghiệm INR (international Normalized ratio) là một loại xét nghiệm máu liên quan đến quá trình đông máu, đo thời gian đông máu, đánh giá mức độ hình thành các cục máu đông ở những bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin, hay những bệnh nhân đang điều trị rung nhĩ, thay van tim, hoặc người bệnh có các bệnh liên quan đến máu, nguy cơ rối loạn đông máu,…

Đây là một xét nghiệm thường được các bác sĩ chỉ định trước khi tiến hành phẫu thuật vì khả năng đông máu có ảnh hưởng mật thiết đến khả năng thành công của phẫu thuật. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ quyết định nên tiến hành phẫu thuật hay phải xem xét và điều trị sau.

Một số chỉ số INR bình thường và bất thường như:

  • Chỉ số bình thường của INR = 0,8 – 1,2 (ở người bình thường).
  • Sử dụng các thuốc chống đông máu, chỉ số INR bình thường = 2 – 3.
  • Nếu INR
  • Nếu INR >3, cho thấy xuất huyết.
  • Một số trường hợp, INR >4,5 gây ra nguy cơ chảy máu cao, cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Xét nghiệm INR - Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

Xét nghiệm INR là một phương pháp xét nghiệm đánh giá tình trạng đông máu.

Tại các cơ sở y tế, xét nghiệm INR thường được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm prothrombin (PT) đây là một xét nghiệm giúp kiểm tra quá trình đông máu ở bệnh nhân. Do đó, khi bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông như warfarin thì bác sĩ sẽ chỉ định định kỳ cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm PT/INR để có kết quả được chính xác nhất.

Tiến hành xét nghiệm INR như thế nào?

Có 2 phương pháp lấy máu để thực hiện xét nghiệm INR như lấy máu mao mạch và lấy máu tĩnh mạch.

Lấy máu ở mao mạch

Đây là một phương pháp có thể được thực hiện tại nhà, thuận tiện cho người bệnh sử dụng warfarin hằng ngày.

Các bước tiến hành để thực hiện phương pháp như:

  • Rửa sạch tay, sát trùng đầu ngón tay sau đó dùng kim bấm chích để lấy máu.
  • Bóp nhẹ để máu chảy ra ở đầu ngón tay thành giọt, sau đó cho máu đi qua đầu que thử.
  • Sau đó, kết quả INR/PT sẽ hiển thị.

Xét nghiệm INR - Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

Phương pháp lấy máu mao mạch để thực hiện xét nghiệm INR

Lấy máu ở tĩnh mạch

Các bước tiến hành để thực hiện phương pháp này như:

  • Sát trùng vị trí kim, đặt kim tiêm vào tĩnh mạch, sau đó lấy máu.
  • Thu thập đủ máu, rút kim tiêm ra. Sau đó đặt bông gòn lên vị trí kim tiêm để sát trùng.

Việc xét nghiệm INR nên được thực hiện lặp lại vài lần cho đến khi kết quả INR được ổn định như:

  • Lần đầu tiên: Thực hiện xét nghiệm trong 36 giờ đến 60 giờ sau khi uống liều đầu tiên. Nếu kết quả xét nghiệm INR >2, nên giảm liều thuốc sử dụng do nhạy cảm cao.
  • Lần thứ 2: Nên thực hiện sau lần kiểm tra đầu tiên 3 đến 6 ngày. Tùy thuộc vào kết quả sẽ có chiến lược điều trị tiếp theo.
  • Các lần sau: Nên thực hiện cho đến khi INR ổn định mỗi 2 đến 4 ngày.

Kết quả xét nghiệm INR có ý nghĩa gì?

Kết quả xét nghiệm INR sẽ cho 2 kết quả bình thường và không bình thường.

  • Nếu chỉ số INR cho kết quả bình thường (INR = 0,8 – 3). Nếu đang sử dụng các thuốc chống đông, chỉ số này trong khoảng 2 – 3. Ở những người khỏe mạnh, chỉ số INR = 0,8 – 1,2.
  • Nếu chỉ số INR bất thường:

Nếu INR

Nếu INR >3 thì tác dụng của thuốc lớn.

Tìm hiểu thêm: Đau bụng kinh uống Panadol được không? Một số tác dụng phụ khi lạm dụng Panadol

Xét nghiệm INR - Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu
Hiện tượng bầm tím có thể xảy ra khi thực hiện xét nghiệm INR

Đây là một xét nghiệm có các mục đích có lợi đối với sức khỏe người bệnh như:

  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe liên quan đến xuất huyết.
  • Trước khi thực hiện phẫu thuật hoặc các thủ thuật nha khoa, xét nghiệm giúp quyết định có phẫu thuật hay không.
  • Đánh giá tác dụng thuốc khi bệnh nhân bắt đầu hoặc kết thúc sử dụng các thuốc chống đông.
  • Chỉ số xét nghiệm INR giúp đánh giá chỉ số đông máu ở các bệnh nhân vừa thay van tim, giám sát tốc độ đông máu, hạn chế các rủi ro đối với sức khỏe.
  • Tìm hiểu các nguyên nhân bất thường nếu bị chảy máu bất thường.
  • Bên cạnh đó, xét nghiệm giúp đánh giá các hoạt động của gan.

Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm INR như:

  • Trước khi thực hiện xét nghiệm INR, không nên sử dụng các chất kích thích, rượu, bia do ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm INR.
  • Tỷ lệ PT/INR có thể tăng khi sử dụng kháng sinh.
  • Các loại thuốc như an thần, tránh thai hay vitamin K có thể làm giảm chỉ số PT/INR.
  • Kết quả xét nghiệm có thể thay đổi do nhiều yếu tố, trong đó kĩ thuật lấy máu để xét nghiệm có thể làm thay đổi kết quả INR rõ rệt.

Xét nghiệm INR - Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

Kết quả xét nghiệm INR có thể cho kết quả INR bình thường hoặc bất thường

Một số biện pháp cần phòng ngừa trước khi thực hiện xét nghiệm INR là gì?

Trước khi thực hiện xét nghiệm INR, người bệnh không cần nhịn ăn do không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tuy nhiên, một số thực phẩm khác như đậu xanh, trà xanh hay bông cải xanh có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó cần thông báo bác sĩ về các thực phẩm này.

Trước khi thực hiện cần thông báo bác sĩ các đang sử dụng như warfarin, aspirin hay heparin do có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm INR như:

  • Có sử dụng các chất kích thích, hút thuốc lá hoặc uống rượu bia.
  • Đang sử dụng các thuốc kháng sinh, các thuốc an thần, ngừa thai,… Do đó, cần thông báo bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm INR để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Địa điểm xét nghiệm và giá xét nghiệm INR

Giá xét nghiệm sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm, dao động từ 40,000 VND – 200,000 VNĐ.

Xét nghiệm INR - Phương pháp đánh giá tình trạng đông máu

>>>>>Xem thêm: Hội chứng cơ quả lê: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng ngừa

Xét nghiệm lấy máu tĩnh mạch để thực hiện xét nghiệm INR

Hy vọng thông qua bài viết trên đây của KenShin, bạn đọc sẽ thấy được vai trò và tầm quan trọng của xét nghiệm INR. Đây là một xét nghiệm có vai trò quan trọng trong điều trị, hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật hay quá trình sử dụng các thuốc chống đông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *