FibroScan là kỹ thuật hiện nay được dùng để đánh giá giai đoạn xơ hóa gan và nhiễm mỡ gan ở bệnh nhân gan mạn. Phương pháp siêu âm FibroScan có nhiều ưu điểm, được FDA phê chuẩn nên ngày càng được sử dụng phổ biến.
Bạn đang đọc: Siêu âm fibroscan là gì? Siêu âm fibroscan có tác dụng gì?
FibroScan là bước ngoặt mới trong lĩnh vực siêu âm chẩn đoán không xâm lấn. Thông qua siêu âm Fibroscan, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định độ đàn hồi mô gan với độ chính xác cao, dễ thực hiện, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. FibroScan mang lại cơ hội cho bệnh nhân được tầm soát xơ gan sớm hơn, từ đó có hướng xử trí kịp thời, nâng cao tỷ lệ điều trị thành công.
Contents
Siêu âm fibroscan là gì?
FibroScan là công cụ hiệu quả được dùng trong đánh giá tình hình sức khỏe gan. Phương pháp siêu âm tiên tiến này được thiết kế để đo định lượng độ cứng và tình trạng nhiễm mỡ của gan.
Ưu điểm của FibroScan nằm ở khả năng đánh giá mức độ xơ gan với độ chính xác chưa từng có. Thông qua việc đo độ cứng của gan (LSM), FibroScan giúp định lượng được độ cứng của gan – chỉ số chính của tình trạng xơ hóa. Phương pháp không xâm lấn này vừa giúp bệnh nhân không bị đau đớn vừa có thể cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng dữ liệu tương đương với việc làm sinh thiết gan truyền thống, đặc biệt đối với các giai đoạn xơ hóa gan tiến triển.
Ngoài tình trạng xơ hóa, siêu âm FibroScan còn giúp đánh giá tình trạng gan nhiễm mỡ. Thông qua thông số giảm âm được kiểm soát (CAP), FibroScan sẽ tiến hành đo mức độ gan nhiễm mỡ dựa trên tín hiệu siêu âm.
Tốc độ của FibroScan rất vượt trội, đảm bảo đánh giá nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vào ngày 16 tháng 4 năm 2013 đã phê chuẩn FibroScan, chấp thuận phương pháp siêu âm này là đáng tin cậy trong việc đo độ xơ hóa gan và tình trạng gan nhiễm mỡ, đặc biệt là ở giai đoạn nặng.
Nguyên tắc hoạt động của FibroScan
Nguyên tắc đo độ xơ hóa gan (độ cứng của gan) trên máy FibroScan
FibroScan là thiết bị không xâm lấn có tác dụng đánh giá độ cứng của gan (Đo độ cứng của gan: LSM). Sử dụng máy rung tần số cao, nó tạo ra sóng biến dạng từ bên ngoài, xuyên qua nhu mô gan của bệnh nhân. Tốc độ của các sóng này được đo, tương quan trực tiếp với độ cứng của gan. Mô cứng truyền sóng nhanh hơn mô mềm, cho phép FibroScan đánh giá độ cứng của gan một cách chính xác. Đánh giá độ đàn hồi của gan được biểu thị bằng kilopascal (kPa), trải rộng trong phạm vi độ sâu từ 25 đến 65mm (4cm) với đường kính 1cm.
Nguyên tắc đo tình trạng gan nhiễm mỡ
Trong cùng một thể tích gan, FibroScan sẽ đo độ nhiễm mỡ của gan thông qua “thông số giảm âm được kiểm soát” (CAP). CAP được tính toán từ tín hiệu siêu âm trong quá trình đo độ cứng của gan, qua đó cung cấp những dữ liệu có giá trị về tình trạng gan nhiễm mỡ. Phép đo này được biểu thị bằng Decibel/m (dB/m), là giá trị trung bình được lấy từ 10 lần đo hợp lệ. CAP cung cấp các chỉ số chất béo trong gan, từ đó giúp bác sĩ đánh giá toàn diện sức khỏe gan của một người.
Nguyên tắc hoạt động của FibroScan thể hiện sự thay đổi mô hình trong chẩn đoán sức khỏe của gan. Không giống như sinh thiết truyền thống, FibroScan là phương pháp không xâm lấn, không gây đau khi kiểm tra. Chưa kể, độ chính xác của nó dao động từ 2,5kPa đến 75kPa, phù hợp với độ chính xác của sinh thiết gan, đảm bảo kết quả đáng tin cậy.
Siêu âm FibroScan chỉ định cho những đối tượng nào?
Siêu âm FibroScan hiện nay là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong thực tế lâm sàng. Thông qua thiết bị FibroScan, các bác sĩ có thể phát hiện, đánh giá từng giai đoạn cụ thể cũng như theo dõi hiệu quả điều trị, tiên lượng tình trạng xơ hóa lẫn mức độ gan nhiễm mỡ đối với tất cả trường hợp bị gan mạn. Cụ thể bao gồm:
- Viêm gan mạn do virus, bao gồm bệnh viêm gan virus B, virus C, đồng nhiễm và đồng nhiễm HCV – HIV;
- Người mắc các bệnh chuyển hóa;
- Bệnh đái tháo đường, gan nhiễm mỡ không do rượu, viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (non-alcohol steatohepatitis: NASH);
- Bệnh gan do rượu (Alcohol Liver Disease: ALD);
- Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa (Portal Hypertension).
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tầm soát Alzheimer
Ngoài ra, siêu âm FibroScan còn được chỉ định phổ biến vào theo dõi hiệu quả điều trị cũng như tiên lượng các bệnh nhân sau ghép gan, các bệnh gan mật, sàng lọc bệnh gan mạn trong cộng đồng,…
Ưu điểm và hạn chế của FibroScan
Như đã đề cập bên trên, phương pháp siêu âm FibroScan hiện nay được đánh giá cao và được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm mà nó mang lại. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế riêng.
Ưu điểm của siêu âm FibroScan
FibroScan có rất nhiều ưu điểm, bao gồm:
Kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau
So với phương pháp siêu âm truyền thống, FibroScan có khả năng vượt trội hơn trong việc phát hiện và xác định giai đoạn xơ hóa/xơ gan.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, các kết quả đo độ cứng gan sẽ giúp cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa thông tin dự báo cũng như những tiên lượng có liên quan đến tình trạng xơ gan mất bù, ung thư gan lẫn và khả năng sống của bệnh nhân, nhất là những trường hợp bị viêm gan virus B và C mạn.
Kết quả nhanh chóng, vận hành dễ dàng
Quá trình tiến hành siêu âm FibroScan diễn ra nhanh chóng trong 10 phút, bệnh nhân không cảm giác bị đau hay bất kỳ sự khó chịu nào. Bên cạnh đó, FibroScan còn cho ra kết quả ngay với độ chính xác chẩn đoán tương đương sinh thiết gan. Độ lặp lại kết quả cũng rất tốt với hệ số tương quan là 0,98. Ngoài ra, thiết bị này cũng vận hành dễ dàng.
Được FDA phê chuẩn
Phương pháp siêu âm FibroScan đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê chuẩn sử dụng trong lâm sàng vào tháng 4 năm 2013.
Một số hạn chế của FibroScan
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, siêu âm FibroScan vẫn tồn tại một số hạn chế sau đây:
Với những bệnh nhân viêm gan hoạt động, ứ mật, khối u gan, tắc nghẽn gan do suy tim, béo phì (BMI > 30kg/m2), khoang liên sườn hẹp,…, việc đo bằng FibroScan có thể gặp khó khăn. Bên cạnh đó, siêu âm FibroScan cũng không thể thực hiện khi bệnh nhân bị cổ trướng. Ngoài ra, siêu âm FibroScan chỉ áp dụng được với gan phải chứ không đo được gan trái.
Tỷ lệ thất bại của siêu âm FibroScan trung bình vào khoảng 3,1% và nó còn phụ thuộc nhiều vào chỉ số khối cơ thể, trong đó bao gồm vấn đề thừa cân, béo phì.
>>>>>Xem thêm: Siêu âm ổ bụng phát hiện những bệnh gì và quy trình thực hiện như thế nào?
Mặc dù FibroScan có nhiều ưu điểm nhưng thiết bị này chỉ đánh giá được độ cứng lẫn độ nhiễm mỡ của gan chứ chưa thể dùng để đánh giá tính toàn vẹn cấu trúc của gan, độ giãn tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch bụng, lách to hoặc khối ung thư biểu mô tế bào gan (HCC). Do đó, FibroScan chưa thể thay thế hoàn toàn siêu âm thông thường.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, siêu âm FibroScan không nên sử dụng FibroScan trên phụ nữ có thai, bệnh nhân đang sử dụng máy tạo nhịp tim.
Tóm lại, FibroScan là phương pháp siêu âm mới, được bác sĩ chỉ định dùng trong đánh giá giai đoạn xơ hóa gan và gan nhiễm mỡ ở bệnh nhân gan mạn. Tuy nhiên, bạn cần nắm được nguyên lý hoạt động, ưu điểm lẫn hạn chế của phương pháp siêu âm FibroScan để từ đó có thể cùng bác sĩ điều trị tiến hành biện pháp phù hợp nhất với tình trạng cụ thể của mình.