Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight

Hiện nay, các phương tiện truyền thông đang nhắc đến thuật ngữ “Gaslight” rất nhiều. Hiểu đơn giản thì đây là một hành động làm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tâm lý. Cụ thể gaslight là gì thì bài viết sau sẽ thông tin chính xác đến bạn.

Bạn đang đọc: Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight

Ngày nay giới trẻ, đặc biệt là gen Z đang bắt đầu quan tâm hơn về vấn đề sức khỏe tâm lý của bản thân. Đây là dấu hiệu đáng mừng bởi tâm lý ổn định rất quan trọng. Gaslight được biết đến là một hay hàng loạt hành động cố thao túng tâm lý đối phương. Cụ thể gaslight là gì và chúng ảnh hưởng như thế nào đến tinh thần con người?

Gaslight là gì?

Gaslight là cách dùng những thông tin sai lệch, thiếu chính xác để thao túng, điều khiển và bạo hành đối phương. Sau cùng mục đích của hành động này là kiểm soát tâm lý và tinh thần của nạn nhân. Khuynh hướng ảnh hưởng của gaslight tương đồng với đe dọa, nạn nhân thường cảm thấy sợ hãi, cảm thấy không còn tin tưởng bởi chính mình do lời nói thao túng.

Điều nguy hiểm nhất là các hành vi thao túng gaslight sẽ đẩy nạn nhân vào sự nghi hoặc bản thân, cảm thấy tự ti, rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Đây là quá trình xảy ra chậm và rất khó để tự nhận biết, đôi khi nạn nhân còn cảm thấy tội lỗi và cảm thông cho người thao túng tâm lý mình.

Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight

Gaslight là gì là vấn đề được nhiều người quan tâm

Sau khi hiểu được khái quát về gaslight là gì, ta cùng tìm hiểu về những hình thức đa dạng mà chúng đã và đang “ẩn hiện” trong cuộc sống của chúng ta hằng ngày:

  • Gaslight trong gia đình: Hiện tượng gaslight trong gia đình Việt rất phổ biến mà chính người “trong cuộc” rất khó nhận ra. Đó có thể là người vợ hay người chồng đang thao túng đối phương, ba mẹ đang thao túng con trẻ. Ví dụ đơn giản như: Người chồng vì ghen tuông nên luôn nghĩ cách thuyết phục vợ từ bỏ công việc để tập trung ở nhà nội trợ. Anh ta liên tục đưa ra các dẫn chứng cho thấy đi làm là không cần thiết và vợ không chịu hy sinh cho gia đình, từ đó người phụ nữ sẽ dần cảm thấy lý lẽ này là đúng và bắt đầu cảm thấy tội lỗi vì không chịu bỏ việc.
  • Gaslight trong nơi làm việc: Đa số cấp quản lý sẽ là những đối tượng rất dễ thao túng tâm lý nhân viên để những người này hoàn toàn nghe lời họ. Những vị sếp sẽ dùng “lời hay ý đẹp” để cho bạn thấy việc tăng ca là chuyện bình thường, luôn cố xây dựng bản thân là người hết mình vì công việc và bạn phải noi gương từ đó làm khi đang ăn cơm, trả lời email vào lúc 1 giờ sáng và hàng loạt yêu cầu khác khiến bạn cảm thấy đó là “chuyện hiển nhiên” mặc cho bản thân rất mệt mỏi.

Vậy có thể thấy gaslight là thủ đoạn thao túng tâm lý đáng lo ngại. Nó chẳng khác gì việc “đổi đen thành trắng” và nạn nhân sẽ phải chịu đựng sự bào mòn về cả sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất nếu không kịp thời nhận ra.

Nhận biết và cách đối phó với gaslight

Gaslight là thủ thuật thao túng tâm lý để lạm dụng tinh thần, cảm xúc của đối phương một cách tinh vi nhất. Và hình thức thao túng này có thể thúc đẩy sự lo lắng, trầm cảm ở nạn nhân. Quá trình gaslight thường xảy ra ở các giai đoạn:

  • Giai đoạn hoài nghi: Bạn sẽ cảm thấy mọi chuyện diễn ra khá kỳ lạ nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ đó với sự nghi hoặc mà không dừng lại.
  • Giai đoạn phòng thủ: Bạn bắt đầu có những bức xúc, phản kháng ở nhiều mức độ khác nhau để chống lại sự thao túng từ đối phương một cách tự nhiên.
  • Giai đoạn trầm cảm: Bạn cảm thấy buồn chán, bắt đầu đổ lỗi cho bản thân, suy nghĩ tiêu cực và có thể thuận theo ý muốn của người gaslight.

Tìm hiểu thêm: Chứng sợ lửa (Pyrophobia) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight
Trầm cảm là trạng thái xấu mà người bị thao túng tâm lý dễ gặp phải

Vậy làm sao để thoát ra khỏi quá trình bị gaslight này, bạn cần phải nắm rõ các dấu hiệu sau đây ở đối phương để bắt đầu tránh xa và không để niềm tin của bản thân bị lệch lạc: Người muốn thao túng tâm lý rất giỏi nói dối, họ hay dựng ra các câu chuyện không có thật một cách liên tục để bạn nghi ngờ trí nhớ hay nhận thức của chính mình.

Đặc biệt những kẻ gaslight thường sử dụng ngôn ngữ rất ngọt ngào, thái độ ôn hoà để bạn tin họ là người tâm lý, là một người dẫn đường đáng tin cậy. Khi tiếp xúc với đối tượng này bạn thường xuyên cảm thấy bản thân có lỗi, bạn trở nên không có chính kiến và rất phụ thuộc vào lời đánh giá hay khuyên nhủ từ họ.

Vậy cách đối phó với những kẻ gaslight là gì? Nguyên tắc quyết định nhất là bạn phải giữ một cái “đầu lạnh”. Hãy tỉnh táo nhất có thể để nhận ra ai đang muốn bạn làm theo ý họ, khi bạn thực hiện hành vi này có thực sự “lợi mình lợi người” hay không.

Để bản thân luôn có những quyết định sáng suốt trong cuộc sống hằng ngày đôi khi là điều không dễ dàng, vậy nên bạn phải dành thời gian để thiền, để kiểm điểm quan điểm của chính mình và rút ra những góc nhìn đa dạng trong bất kỳ tình huống nào dựa trên trí tuệ và sự tử tế. Ngoài ra đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè để hiểu rõ hơn tình huống hiện tại của chính mình.

Mẹo chăm sóc sức khỏe tâm lý bạn nên biết

Như đã đề cập, gaslight thực sự là thủ đoạn rất khó nhận biết, đặc biệt là với những bạn trẻ vừa mới “ra đời”. Vậy làm thế nào để luôn giữ cho bản thân một góc nhìn sáng suốt nhất từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân? Luôn chăm sóc sức khỏe tâm lý là điều rất nên làm. Những mẹo sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân và giữ được trạng thái tinh thần ổn định nhất:

  • Nói về cảm xúc của chính mình: Gaslight dẫn dắt bạn đến cảm xúc tiêu cực, cảm thấy tội lỗi để dần hành động theo đối phương yêu cầu. Cách bảo vệ bản thân lúc này là liên tục nói về cảm xúc của bạn. Khi nói ra những cảm xúc của chính mình, nó sẽ không đeo bám và dằn vặt bạn quá lâu, bạn cảm thấy cởi mở hơn và tường tận hơn tình huống của bản thân. Sẻ chia, dám nói ra chính là cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực tốt nhất.
  • Tập thể dục: Việc vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp giải phóng các hormone hạnh phúc, làm cho não bộ cảm thấy dễ chịu. Nếu chưa quen với vận động, bạn không cần phải ép mình đến phòng gym, đơn giản chỉ là đi dạo, làm việc nhà, đạp xe đạp. Chắn chắn khi tiếp xúc nhiều với cảnh quan thiên nhiên, bạn trở nên vô cùng tỉnh táo.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Thay vì cuốn theo những cảm xúc, những tình huống đã xảy ra hay lo lắng cho sự kiện sắp tới, bạn nên để bản thân “nghỉ ngơi hoàn toàn” trong một thời gian nhất định trong ngày, trong tuần. Hãy tắt thông báo điện thoại, ăn những món ăn ngon, ngủ một giấc thật sâu cũng như tìm kiếm những sở thích lành mạnh để bản thân thực sự thoát khỏi mệt mỏi.

Gaslight là gì? Cách nhận biết và đối phó với Gaslight

>>>>>Xem thêm: Hội chứng sợ sinh con (Tokophobia) là bệnh gì?

Nói ra cảm xúc của chính mình, nghỉ ngơi là cách tốt để bảo vệ sức khoẻ tinh thần

Trên đây là những chia sẻ về gaslight là gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về hiện tượng thao túng tâm lý này cũng như chủ động phòng tránh thật hiệu quả để bảo vệ chính mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *