Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản

Nhắm mắt nhưng không ngủ được, thao thức, trằn trọc suốt đêm gây ra thiếu ngủ là những dấu hiệu điển hình ở người mất ngủ. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe.

Bạn đang đọc: Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản

Nhiều người thường cho rằng mất ngủ chỉ gặp ở người cao tuổi nhưng thực tế tình trạng mất ngủ đang ngày càng trẻ hóa. Thậm chí tình trạng này có thể gặp ở những trẻ vị thành niên đang tuổi ăn tuổi lớn.

Mất ngủ là thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy sớm giữa chừng và không thể ngủ lại được. Tình trạng này có thể diễn ra vài ngày, vài tháng, thậm chí liên tục vài năm. Mất ngủ được chia làm 2 loại gồm mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.

Mất ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến tình trạng sức khỏe, tinh thần, lối sống. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi khi thức dậy, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống, mất ngủ còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy khôn lường

Dù chỉ mất ngủ một đêm hay dài ngày, tình trạng này cũng có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của bạn. Ảnh hưởng của tình trạng này nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào thời gian bị mất ngủ và tình trạng mất ngủ cụ thể. Theo đó, nếu bạn bị mất ngủ càng dài ngày thì ảnh hưởng đến sức khỏe càng lớn.

Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản

Mất ngủ rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại, gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe

Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung

Thiếu ngủ, giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn sẽ khiến não bộ của bạn không thể dành nhiều thời gian cho giai đoạn rất quan trọng là ngủ sâu. Do đó, người bị mất ngủ thường bị mất tập trung và khó để ghi nhớ, điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến học tập và hiệu quả công việc. Ngoài ra, giấc ngủ không đủ sẽ khiến cơ thể quá sức, không được nghỉ ngơi dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào sáng hôm sau.

Người mất ngủ dễ bị tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa mất ngủ và tăng huyết áp. Điều này có thể được lý giải là do khi thức vì mất ngủ tim sẽ phải đập nhanh hơn và làm việc liên tục để bơm máu đi khắp cơ thể. Tình trạng này kéo dài dễ gây ra các rối loạn hoạt động của hệ tim mạch, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tăng huyết áp.

Tăng nguy cơ bị trầm cảm

Đây là hệ lụy vô cùng nguy hiểm và thường gặp ở người trẻ tuổi. Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến tâm trạng khiến người bị mất ngủ thường xuyên căng thẳng, lo âu, suy nghĩ tiêu cực,… Nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ bị trầm cảm dù không có tiền sử bệnh.

Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản

Trầm cảm có xu hướng tăng lên cùng với tỷ lệ người bị mất ngủ

Dễ bị rối loạn tâm thần

Não bộ là cơ quan bị ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất do mất ngủ. Nếu như mất ngủ trong thời gian ngắn thường không gây hại gì thì tình trạng mất ngủ mạn tính sẽ khiến não bộ không được phục hồi. Từ đó làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, tăng nguy cơ rối loạn tâm thần.

Những sai lầm khiến tình trạng mất ngủ càng thêm trầm trọng

Theo các chuyên gia, một số sai lầm dưới đây có thể khiến tình trạng mất ngủ của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, cụ thể:

  • Đi ngủ sớm: Nhiều người nghĩ rằng đi ngủ sớm để nhanh vào giấc nhưng điều này lại không đúng. Việc thay đổi giờ giấc đi ngủ có thể khiến bạn càng mất ngủ hơn.
  • Sử dụng chất kích thích: Uống trà, cà phê, rượu, bia,… vào buổi tối có thể khiến tình trạng mất ngủ nặng hơn.
  • Dùng điện thoại trước khi ngủ: Xem điện thoại để buồn ngủ là cách một số người áp dụng nhưng điều này hoàn toàn sai lầm. Việc sử dụng thiết bị điện tử không giúp bạn dễ ngủ mà ngược lại ánh sáng xanh phát ra có thể làm giảm hormone melatonin, một hormone giúp cơ thể thư giãn, dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Ăn tối quá no và quá muộn: Việc ăn uống quá muộn và ăn no có thể khiến bạn gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng do thức ăn không kịp tiêu hóa. Tình trạng này sẽ khiến bạn khó chịu và cản trở giấc ngủ của bạn.

Tìm hiểu thêm: Viêm bàng quang ở nam giới là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh

Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản
Ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ làm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến bạn khó ngủ hơn

Làm thế nào để cải thiện tình trạng mất ngủ?

Có rất nhiều cách để cải thiện mất ngủ như thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ. Bên cạnh những biện pháp không dùng thuốc bằng cách điều chỉnh cuộc sống, tinh thần thì cách bổ sung thực phẩm và thuốc nhằm tăng lượng Serotonin và Melatonin trong cơ thể rất phổ biến hiện nay.

Người bị mất ngủ nên bổ sung Tryptophan. Đây là một axit amin thiết yếu của cơ thể với vai trò điều chỉnh giấc ngủ. Đồng thời nó cũng là tiền chất của Serotonin hay còn được gọi là hormone hạnh phúc và nhờ đó Melatonin (hormone giấc ngủ) cũng được sinh ra.

Các thực phẩm chứa nhiều Tryptophan bạn nên ăn bao gồm gạo lứt, chuối, socola, các loại thịt trắng, trứng gà, đậu nành, lạc, đậu Hà Lan, cá, hạt bí, hạt hướng dương, dừa, sữa, phô mai, sữa chua,…

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung trực tiếp Melatonin từ các sản phẩm hỗ trợ như Buona Circadiem. Đây là sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon, thích hợp với người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ.

Hệ lụy của mất ngủ kéo dài và cách giảm mất ngủ đơn giản

>>>>>Xem thêm: Đau 2 bên hông là bệnh gì? Nguyên nhân và các cách giảm đau nhanh chóng tại nhà

Buona Circadiem là siro hỗ trợ ngủ ngon được nhiều người tin dùng

Buona Circadiem với thành phần chính là Melatonin tinh khiết 99%, không chứa chất bảo quản và không chứa Gluten nên người bất dung nạp gluten cũng có thể dùng được. Sản phẩm được bào chế dưới dạng dung dịch, đóng trong lọ dung tích 20ml kèm đầu nhỏ giọt rất thuận tiện khi sử dụng. Chỉ cần dùng 4 giọt mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, tình trạng mất ngủ, khó ngủ của bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Tóm lại mất ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần chứ không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về tình trạng này và tìm ra giải pháp khắc phục mất ngủ an toàn, hiệu quả.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *