Thông liên thất là bệnh lý bẩm sinh thường gặp, gây ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ thắc mắc chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về bệnh lý thông liên thất nhé!
Bạn đang đọc: Chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu?
Thông liên thất là bệnh lý bẩm sinh thường gặp , gây ảnh hưởng rất nhiều tới trẻ nhỏ. Nhiều cha mẹ thắc mắc chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Hãy cùng KenShin tìm hiểu về bệnh lý thông liên thất nhé!
Thông liên thất là bệnh lý hình thành do lỗ thông xuất hiện giữa vách ngăn tâm thất trái và tâm thất phải. Nếu lỗ thông bé có thể đóng tự phát với trẻ từ 10 tuổi trở xuống. Ngược lại, với lỗ thông vừa tới lớn khó có khả năng tự đóng lại mà cần can thiệp điều trị, tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh giao động tùy vào từng cơ sở khám chữa bệnh.
Contents
Thông tin về bệnh thông liên thất
Trước khi đến với vấn đề về chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh hãy cùng điểm qua một số thông tin quan trọng của bệnh lý này nhé! Bệnh thông liên thất (VSD) làm tăng lưu lượng máu cũng như áp lực trong hệ tuần hoàn của tim, dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, gây suy giảm chất lượng cuộc sống của trẻ em.
Bệnh xảy ra khi có một lỗ thông mở trong vách liên thất là bức tường ngăn cách giữa hai tâm thất của tim. Trái tim là một bộ phận quan trọng của hệ tuần hoàn, làm nhiệm vụ bơm máu và cung cấp oxy đến các cơ quan và mô trong cơ thể.
Khi có lỗ thông ở vách liên thất, tim phải làm việc hết công suất để đảm bảo máu được cung cấp đúng cách, điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như suy tim nếu không được điều trị.
Lỗ thông trên vách liên thất cho phép máu giàu oxy từ tâm thất trái đổ vào tâm thất phải, dẫn đến tăng áp lực trong hệ tuần hoàn phổi. Điều này có thể dẫn đến tình trạng phù phổi, khó thở, ăn uống kém, tăng cân chậm ở trẻ. Bệnh thông liên thất thường có nguyên nhân di truyền hoặc là do phát triển bất thường của tim trong tử cung.
Trong nhiều trường hợp, điều trị bệnh thông liên thất đòi hỏi can thiệp để bít lỗ thông hoặc phẫu thuật để sửa lại vách liên thất. Quyết định về can thiệp hoặc phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm kích thước của lỗ thông, áp lực trong hệ tuần hoàn kết hợp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ.
Điều trị can thiệp sớm có thể được khuyến cáo nếu áp lực phổi tăng. Điều này giúp ngăn ngừa biến chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ để phục hồi và phát triển bình thường.
Cách điều trị thông liên thất
Thông liên thất là một tình trạng tim mạch thường gặp ở trẻ em, phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông và tình trạng sức khỏe tổng thể của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thông liên thất phổ biến như:
Theo dõi định kỳ
Trong trường hợp lỗ thông nhỏ có thể không cần điều trị đặc biệt vì lỗ thông thường sẽ tự đóng khi trẻ lớn lên. Khoảng 75% trẻ bị VSD tự đóng trong năm đầu tiên hoặc trước 10 tuổi. Đối với các lỗ thông kích thước vừa và lớn, tỷ lệ đóng tự phát thấp hơn, khoảng 5 – 10%. Tuy nhiên, nếu lỗ thông vẫn tồn tại sau tuổi 10, việc tự đóng rất hiếm khi xảy ra.
Thuốc điều trị
Trong một số trường hợp, thuốc có thể được sử dụng để giúp tim làm việc tốt hơn. Digoxin được sử dụng để tăng sức co bóp của tim. Nhóm thuốc lợi tiểu được kết hợp sử dụng để kiểm soát lưu lượng máu, áp lực trong hệ tuần hoàn.
Kháng sinh
Đôi khi, trẻ có VSD có nguy cơ cao mắc viêm nội tâm mạc nên có thể cần sử dụng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng.
Dinh dưỡng
Trẻ có VSD thường khó tăng cân, chậm phát triển. Dinh dưỡng đúng yếu tố quan trọng giúp trẻ khôn lớn. Trẻ có thể cần lượng calo cao hoặc sữa mẹ với các chất dinh dưỡng bổ sung để đảm bảo tăng trưởng khỏe mạnh.
Phương pháp điều trị mở lỗ thông
Trong trường hợp lỗ thông cần được bít lại, có hai phương pháp là thông tim hoặc phẫu thuật đóng lỗ thông. Với kỹ thuật thông tim, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ đưa vào vị trí lỗ thông qua một ống nhỏ, sau đó dụng cụ được mở ra để che phủ lỗ thông.
Thủ thuật này chỉ đòi hỏi một vết chích nhỏ mà không cần phẫu thuật tim hở. Với kỹ thuật phẫu thuật hở bác sĩ phẫu thuật sẽ khâu hoặc vá các lỗ thông trên vách ngăn. Đây là lựa chọn khi trẻ không thể đóng lỗ thông bằng cách thông tim với chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh cao hơn.
Quyết định về phương pháp điều trị cụ thể nên được đưa ra dựa trên sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thông qua đánh giá về kích thước của lỗ thông, tình trạng sức khỏe của trẻ, áp lực trong hệ tuần hoàn. Việc theo dõi và điều trị đúng cách có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cùng sức khỏe tổng thể của trẻ bị thông liên thất.
Đối tượng chỉ định phẫu thuật thông liên thất
Phẫu thuật thông liên thất là một phương pháp can thiệp cho các trường hợp thông liên thất lỗ vừa đến to mà không thể tự đóng. Ngược lại, trường hợp thông liên thất nhỏ, đặc biệt ở phần màng và cơ bè, có khả năng tự đóng mà không cần phẫu thuật. Khoảng 80% trường hợp này sẽ tự đóng trong quá trình phát triển của trẻ.
Dưới đây là một số trường hợp chỉ định phẫu thuật, bao gồm:
- Thông liên thất lỗ lớn: Phẫu thuật thường được chỉ định khi thông liên thất lớn ở bất kỳ vị trí nào trong tim. Các trường hợp này bao gồm thông liên thất lỗ lớn ở phần màng, cơ bè hoặc cả hai. Thông liên thất lỗ lớn tạo điều kiện cho máu từ tâm thất trái (máu giàu oxy) trôi qua lỗ thông và trộn lẫn với máu từ tâm thất phải (máu ít oxy). Điều này có thể dẫn đến suy tim, chậm phát triển thể chất và thường xuyên nhiễm trùng phổi.
- Luồng thông trái – phải: Nếu thông liên thất tạo điều kiện cho luồng thông máu trái – phải (từ tâm thất trái sang tâm thất phải), đây là một tình trạng nguy cơ cao và thường cần phẫu thuật sớm.
- Biểu hiện suy tim và chậm phát triển thể chất: Trẻ có thông liên thất lớn kèm biểu hiện suy tim hoặc chậm phát triển thể chất thường cần phẫu thuật để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Viêm phổi thường xuyên: Trẻ có thông liên thất lớn dễ mắc nhiễm trùng phổi do áp lực máu tăng trong hệ tuần hoàn phổi.
Tìm hiểu thêm: Nên xét nghiệm máu ở đâu? Tiêu chí lựa chọn nơi xét nghiệm uy tín
Phẫu thuật thông liên thất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe. Quyết định về liệu phải thực hiện phẫu thuật hay không nên dựa trên sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch cũng như đặc điểm của từng trường hợp cụ thể.
Chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh
Chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở y tế, vị trí địa lý, trang thiết bị y tế và chính sách tài trợ.
Hiện nay, chi phí phẫu thuật để bít lỗ thông liên thất dao động từ khoảng 80 triệu đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là một ước tính mà giá cụ thể có thể khác nhau tùy theo bệnh viện, cơ sở y tế.
Nếu người bệnh có Bảo hiểm y tế (BHYT) đúng tuyến sẽ có quyền nhận được sự hỗ trợ tài chính từ BHYT. Theo quy định của pháp luật, BHYT sẽ thanh toán tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật là 45 tháng lương cơ bản. Với mức lương cơ bản là 1.390.000 đồng/tháng, tổng số tiền thanh toán có thể lên đến 62.550.000 đồng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chi phí phẫu thuật chỉ là một phần của chi phí tổng cộng cho quá trình điều trị thông liên thất. Quá trình điều trị còn bao gồm thuốc men, xét nghiệm, thời gian nằm viện cùng các dịch vụ y tế khác liên quan.
>>>>>Xem thêm: Khối u là gì? Những dấu hiệu khi xuất hiện khối u
Thông qua bài viết trên, KenShin xin giải đáp thắc mắc về chi phí mổ thông liên thất ở trẻ sơ sinh. Mong cha mẹ đã có thông tin cần thiết về vấn đề này cũng như cái nhìn tổng quan về bệnh thông liên thiết bao gồm cơ chế bệnh sinh, các phương pháp điều trị hay đối tượng được chỉ định phẫu thuật bít lỗ thông.