Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

Đau họng là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân như cảm cúm, viêm họng, nhiễm virus,… Tình trạng này thường tự phục hồi sau khoảng 3 – 7 ngày, nhưng trong thời gian đó, người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau, khô họng, khó nuốt nước bọt hay thức ăn, và gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Nhiều người lựa chọn uống Panadol điều trị đau họng vì thấy có hiệu quả, vậy đau họng uống panadol được không?

Bạn đang đọc: Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

Vậy rốt cuộc bị đau họng uống Panadol được không và có hiệu quả không? Qua bài viết sau đây, cùng KenShin tìm hiểu những thông tin bổ ích cho bạn và gia đình nhé.

Tìm hiểu về đau họng

Đau họng là bệnh gì?

Cùng tìm hiểu về bệnh đau họng trước khi trả lời thắc mắc bị đau họng uống Panadol được không nhé. Đau họng là khi cổ họng trở nên đau, rát và ngứa, có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khác như gặp khó khăn trong việc nuốt khi ăn hoặc uống. Triệu chứng đau họng có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân hoặc bệnh lý bạn đang gặp phải, bao gồm:

  • Cảm giác khó chịu và giọng nói trở nên khàn hơn.
  • Đau họng đi kèm với ho và sốt, làm cho cơ thể mệt mỏi.
  • Có thể xuất hiện buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo.

Khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào các mô ở phía trong và hai bên cổ họng, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại các kháng nguyên này. Quá trình diễn ra có thể làm cho các hạch bạch huyết ở cổ họng sưng và trở nên cứng hơn.

Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

Đau, rát và khô họng là triệu chứng phổ biến khi bị đau họng

Triệu chứng và nguyên nhân của đau họng

Tùy vào nguyên nhân gây ra, dấu hiệu của đau họng có thể khác nhau. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng gặp phải khi bị đau họng cũng có thể giúp bạn trả lời thắc mắc đau họng uống Panadol được không:

  • Cảm cúm: Đau họng thường đi kèm với ho, sốt, có đờm trong cổ họng, hôi miệng, sổ mũi, nghẹt mũi, sưng đỏ, chảy nước mắt và cảm thấy mệt mỏi. Phần lớn trường hợp đau họng là do virus gây ra, thường xuất hiện sau một cơn cảm lạnh hoặc nhiễm cúm.
  • Nhiễm trùng: Đau họng Strep là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Các triệu chứng thường bao gồm cảm giác đau trong vùng họng, sưng mủ trên niêm mạc miệng và mô niêm mạc ở phía sau cổ họng, sưng hạch bạch huyết ở khu vực cổ và sốt cao. Khi bị đau họng Strep, người bệnh thường không có triệu chứng hắt xì hơi và chảy nước mũi.
  • Lao phổi: Đau họng đi kèm với ho nhiều, trong đờm có thể có máu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch dạ dày trào lên cổ họng, gây kích ứng niêm mạc họng làm cho cảm giác nóng, rát và đau trong họng. Nhiều trường hợp còn có triệu chứng ho khan, khó nuốt, cảm giác nghẹn ở họng. Đau họng do trào ngược dạ dày thực quản có thể kèm theo những đặc trưng của bệnh dạ dày, như ợ hơi, ợ nóng, ho nhiều vào ban đêm do khi ngủ, tư thế nằm làm cho axit dạ dày dễ bị trào ngược hơn. Đây thường là một trong những nguyên nhân gây đau họng thường bị bỏ qua. Nếu người bệnh chỉ gặp duy nhất triệu chứng đau họng, cần nghĩ đến khả năng này.
  • Ung thư vòm họng: Đau họng thường đi kèm với sự phình to của hạch cổ, cảm thấy mệt mỏi, sụt cân, giọng nói có thể thay đổi, hoặc có máu trong nước bọt.
  • Bệnh tuyến giáp: Đau họng có thể đi kèm với sự phình to của cổ, cảm giác khó nuốt, khó nhai.
  • Dị ứng: Đây là một nguyên nhân gây đau họng mà nhiều người thường ít nghĩ đến. Nếu có nghi ngờ rằng đau họng có thể do các tác nhân dị ứng gây ra, thì có thể đi kèm triệu chứng hắt xì hơi và chảy nước mũi. Chất nhầy từ niêm mạc mũi có thể chảy xuống phía sau họng và gây kích ứng.
  • Không khí khô: Không khí khô có thể làm giảm độ ẩm từ miệng đến họng, gây ra cảm giác khô và ngứa ngáy. Trong những tháng mùa đông, khi sử dụng máy sưởi, người bệnh dễ bị đau họng do tác động của không khí khô.

Đau họng là một triệu chứng không đặc hiệu của nhiều loại bệnh lý, bao gồm cả bệnh lý không ác tính và ác tính. Việc sử dụng nội soi trong việc thăm khám vùng tai mũi họng giúp xác định nguyên nhân gây bệnh và sàng lọc các nguyên nhân nguy hiểm.

Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

Đau họng có thể là triệu chứng của cảm cúm hoặc cảm lạnh

Bị đau họng uống Panadol được không?

Vậy bị đau họng uống Panadol được không? Panadol chứa hoạt chất là paracetamol có tác dụng giảm đau hạ sốt. Thế nên, bị đau họng uống Panadol nhằm mục đích giảm đi triệu chứng đau họng gây khó chịu.

Lưu ý rằng khi bị đau họng uống Panadol chỉ giảm được triệu chứng như đau rát chứ không điều trị được nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng. Thông thường, tình trạng đau họng sẽ hết sau 5 – 7 ngày, nếu tình trạng đau họng kéo dài và uống Panadol vẫn không thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị triệt để nó bởi vì đôi khi đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm: Nhựa PA có an toàn không? Những loại nhựa PA phổ biến hiện nay

Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng
Bị đau họng uống Panadol giúp giảm đau, rát cổ họng

Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc bị đau họng uống Panadol được không? Bên cạnh đó trước khi sử dụng Panadol khi bị đau họng, có một số lưu ý quan trọng cần bạn nắm:

  • Hạn chế sử dụng quá liều: Không được vượt quá liều lượng được quy định. Việc sử dụng quá liều Panadol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ gây suy gan cấp và thậm chí có thể gây tử vong.
  • Bệnh nhân mắc bệnh gan cần thận trọng: Người mắc các vấn đề về gan cần thận trọng khi sử dụng Panadol. Việc dùng Panadol trong trường hợp này có thể ảnh hưởng đến chức năng gan và gây tác động tiêu cực.
  • Tránh sử dụng cùng với các loại thuốc khác chứa paracetamol: Để tránh nguy cơ sử dụng quá liều, không nên sử dụng Panadol cùng với các loại thuốc khác chứa paracetamol.
  • Thận trọng đối với người uống rượu: Những người thường xuyên uống rượu cũng cần thận trọng khi sử dụng Panadol. Rượu có thể tăng nguy cơ tổn thương gan do paracetamol, do đó cần hạn chế sử dụng Panadol trong trường hợp này.
  • Nếu bạn cần sử dụng Panadol trong một khoảng thời gian dài, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng phù hợp.
  • Không sử dụng Panadol nếu bạn không có triệu chứng sốt hoặc đau nhức.
  • Nếu bạn muốn kết hợp Panadol với các loại thuốc khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với người lớn, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ, không dùng Panadol liên tục quá 10 ngày. Đối với trẻ em, chỉ nên sử dụng Panadol tối đa trong 5 ngày, trừ khi có những trường hợp đặc biệt.

Bị đau họng uống Panadol được không? Những lưu ý khi uống Panadol trị đau họng

>>>>>Xem thêm: Sỏi cholesterol trong túi mật là gì? Phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Uống quá liều Panadol điều trị đau họng có thể dẫn đến suy gan

Hy vọng qua bài viết này đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về chủ đề “Bị đau họng uống Panadol được không?” cùng những lưu ý khi sử dụng Panadol điều trị đau họng. Hãy nhớ rằng Panadol hiệu quả trong điều đị đau họng tuy nhiên Panadol là thuốc chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân gây nên tình trạng đau họng. Thế nên, hãy thăm khám bác sĩ nếu tình trạng đau họng kéo dài dai dẳng để tìm được phương pháp điều trị tận gốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *